Tổng hợp đề ôn luyện THPTQG Hóa học có lời giải chi tiết (Đề số 12)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Monome nào dưới đây đã dùng để tạo ra polime sau:

A. metyl acrylat

B. metyl axetat

C. etyl acrylat

D. etyl axetat

Câu 2:

Cho dãy các chất: NaHSO4, Al2O3, CrO3, (NH4)2CO3. Số chất lưỡng tính là

A. 5

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 3:

Phương án nào sau đây không đúng?

A. Na2CO3 là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt

B. Cs được dùng làm tế bào quang điện

C. Ca(OH)2 được dùng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp: sản xuất amoniac, clorua vôi, vật liệu xây dựng

D. Thạch cao sống được dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bột bó khi gãy xương

Câu 4:

Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng, dư vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ:

A. không màu sang màu da cam

B. không màu sang màu vàng

C. màu vàng sang màu da cam

D. màu da cam sang màu vàng

Câu 5:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các kim loại kiềm và kiềm thổ đều khử được nước ở nhiệt độ thường

B. Nhôm và sắt đều là kim loại nhẹ, có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất

C. Ở điều kiện thường, nhôm và đông đều là kim loại có tính dẻo cao

D. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn mangan

Câu 6:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho lá Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2.

(b) Cho lá Ni nguyên chất vào dung dịch HCl.

(c) Cho lá Zn nguyên chất vào dung dịch FeCl3.

(d) Cho lá Ni nguyên chất vào dung dịch FeCl2.

Số thí nghiệm có thể xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2.

Câu 7:

Cho 2,88 gam bột Al vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dùng dư), sau khi kết thúc phản ứng thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, đo đktc). Giá trị của V là

A. 1,792 lít

B. 7,168 lít

C. 5,376 lít

D. 3,584 lít

Câu 8:

Cho một oxit của kim loại M vào bình chứa dung dịch H2SO4 loãng dư, sau khi kết thúc phản ứng, thêm tiếp dung dịch NaOH dư vào bình, thu được dung dịch có màu vàng. Oxit của kim loại M là

A. Cr2O3

B. CuO

C. CrO3

D. Al2O3

Câu 9:

Cho sơ đồ phản ứng: Na X Y Na. Mỗi mũi tên là một phản ứng trực tiếp. X, Y là cặp chất nào sau đây?

A. Na2O, Na2CO3

B. NaOH, NaCl

C. NaCl, NaNO3

D. Na2CO3, NaHCO3

Câu 10:

Cho các phát biểu sau:

(a) Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hóa - khử.

(b) Nhúng thanh Ni nguyên chất vào dung dịch chứa HCl và FeCl3 sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa.

(c) Các kim loại khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

(d) Các hợp kim có tính bền hóa học và cơ học cao được dùng trong công nghiệp dầu mỏ.

Các phát biểu đúng là:

A. (a), (c), (d).

B. (b), (c), (d).

C. (a), (c).

D. (a), (b), (c).

Câu 11:

Cho các phát biểu sau:

(a) Glyxin tác dụng được với C2H5OH/HCl, đun nóng.

(b) Thành phần chính của tinh bột là amilopectin.

(c) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng.

(d) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

A. 3.

B. 2.

C. 1.

D. 4.

Câu 12:

Etyl fomat là một este có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Công thức cấu tạo của etyl fomat là

A. HCOOCH

B. HCOOC2H5

C. HCOOCH=CH2

D. CH3COOCH3

Câu 13:

Cho các phát biểu sau:

(1) Tơ nilon-6,6 được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng.

(2) Poli (vinyl clorua) có cấu trúc phân nhánh.

(3) Tơ axetat có nguổn gốc từ xenlulozơ và thuộc loại tơ hóa học.

(4) Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.

(5) Poli (metyl metacrylat) là vật liệu polime có tính dẻo.

(6) Poliacrilonnitrin là loại tơ dai, bền với nhiệt. Số phát biểu đúng là

A. 6.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 14:

Có ba dung dịch riêng biệt: H2N-CH2-COOH, HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH và CH3CH2NH2. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt ba dung dịch trên?

A. Dung dịch HCl

B. Quỳ tím

C. Dung dịch Cu(OH)2

D. Dung dịch NaOH

Câu 15:

Thủy phân hoàn toàn 1 mol cacbohiđrat (X) trong môi trường axit, lấy sản phẩm hữu cơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 4 mol Ag. Cacbohiđrat (X) là.

A. Glucozơ

B. Tinh bột

C. Saccarozơ

D. Xenlulozơ

Câu 16:

Tính chất nào của phenol mô tả không đúng ?

A. Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa hồng.

B. Phenol tan tốt trong etanol.

C. Trong công nghiệp hiện nay, phenol được sản xuất bằng cách oxi hóa cumen.

D. Nitrophenol được dùng để làm chất chống nấm mốc.

Câu 17:

Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Thành phần polime đều chứa các nguyên tố C, H, O, N

B. Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR (R gốc hiđrocacbon) thu được este

C. Hai hợp chất hữu cơ có cùng khối lượng phân tử là đông phân của nhau

D. Các polipeptit là chất rắn ở điều kiện thường, rất ít tan trong nước

Câu 18:

Điều khẳng định nào sau đây là sai?

A. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm có bán kính nguyên tử tăng dầnB. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc, có tính ánh kim

B. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc, có tính ánh kim

C. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy tăng dần

D. Kim loại kiềm là kim loại nhẹ, có tính khử mạnh

Câu 19:

Nguyên tắc sản xuất gang là

A. khử quặng sắt oxit bằng dòng điện

B. dùng khí hiđro để khử sắt oxit ở nhiệt độ cao

C. khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao

D. dùng nhôm khử sắt oxit ở nhiệt độ cao

 

Câu 20:

Cho các phát biểu sau:

(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.

(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.

(c) Amilozơ và amilopectin trong tinh bột đều không tan được trong nước nóng.

(d) Trong dung dịch, saccarozö chỉ tồn tại dưới dạng mạch vòng. Các phát biểu sai là:

A. (a), (d).

B. (b), (c), (d).

C. (b), (c).

D. (a), (c), (d).

Câu 21:

Dẫn 8,96 lít khí CO (đktc) qua 13,44 gam hỗn hợp rắn gồm Fe3O4, Fe2O3 và CuO nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam rắn X và hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 9. Giá trị của m là

A. 9,68 gam

B. 10,24 gam

C. 9,86 gam

D. 10,42 gam

Câu 22:

Hòa tan hết hỗn hợp gồm 0,06 mol Al và 0,08 mol Fe trong dung dịch chứa 0,48 mol HNO3, kết thúc phản ứng, thu được 0,12 mol khí NO duy nhất và dung dịch X. Các chất tan có trong dung dịch X là:

A. Al(NO3)3, Fe(NO3)3, NH4NO3, HNO3

B. Al(NO3)3, Fe(NO3)3

C. Al(NO3)3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2

D. Al(NO3)3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, NH4NO3

Câu 23:

Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2, thu được kết tủa keo trắng

B. Hỗn hợp gồm Na và Al2O3 có tỉ lệ mol 1:1 tan hết trong nước dư

C. Thạch cao nung có công thức là CaSO4.H2O

D. Các kim loại kiếm từ Li đến Cs có nhiệt độ nóng chảy tăng dần

Câu 24:

Este X mạch hở được tạo bởi từ axit cacboxylic và ancol etylic. Hiđro hóa hoàn toàn X với H2 dư (xúc tác Ni, t°), thu được este Y (C5H10O2). Số đồng phân thỏa mãn X là

A. 2.

B. 3.

C. 1.

D. 4.

Câu 25:

Cho hai phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất):

A. 886

B. 890

C. 888

D. 884

Câu 26:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glyxin và etylamin thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Phần trăm về khối lượng của etylamin trong hỗn hợp là:

A. 62,5%.

B. 37,5%.

C. 65,2%.

D. 35,7%.

Câu 27:

Cho 25,8 gam hỗn hợp X gồm HCOOC2H5 và H2NC3H5(COOH)2 tác dụng vừa đủ với 350 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng. Đốt cháy hoàn toàn 25,8 gam hỗn hợp X trên rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vồi trong dư thì thấy xuất hiện ra gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 47,5 gam

B. 87,5gam

C. 105,5 gam

D. 95,0gam

Câu 28:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

K2Cr2O7+FeSO4+H2SO4X+NaOHY+Br2+NaOHZ+H2SO4T.

Biết X, Y, Z, T là các hợp chất của crom. Các chất X và T lần lượt là.

A. Cr2(SO4)3 và Na2CrO4

B. Na2CrO4 và Na2Cr2O7

C. NaCrO2 và Na2CrO4

D. Cr2(SO4)3 và Na2Cr2O7

Câu 29:

Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch chứa chất X thấy tạo kết tủa T màu vàng. Cho kết tủa T tác dụng với dung dịch HNO3 dư thấy kết tủa tan. Chất X là

A. KI

B. KBr

C. KCl

D. K3PO4

Câu 30:

Hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức, mạch hở. Cho l,98g X (có số mol 0,04) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được 10,8 gam Ag. Lấy m gam X tác dụng vừa đủ với 0,35 gam H2. Giá trị của m là?

A. 4,85

B. 6,93

C. 5,94

D. 8,66

Câu 31:

Ancol X (MX = 76) tác dụng với axit cacboxylic Y thu được hợp chất Z mạch hở (X và Y đều chỉ có một loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 17,2 gam Z cần vừa đủ 14,56 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol tương ứng là 7 : 4. Mặt khác, 17,2 gam Z lại phản ứng vừa đủ với 8 gam NaOH trong dung dịch. Biết Z có công thức phần tử trùng với công thức đơn giản nhất. Số công thức cấu tạo của Z thỏa mãn là

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 32:

Cho các nhận xét sau:

1. Từ caprolactam bằng phản ứng trùng ngưng trong điều kiện thích hợp người ta thu được tơ capron.

2. Tính bazơ của các amin giảm dần: đimetylamin > metylamin > anilin > điphenylamin.

3. Muối mononatri của axit 2 - aminopentanđioic dùng làm gia vị thức ăn, còn được gọi là bột ngọt hay mì chính. 

4. Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thu được 2 đipeptit là đồng phân của nhau.

5. Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm.

6. Peptit mà trong phân tử chứa 2,3,4 nhóm -NH-CO- lần lượt gọi là đipeptit, tripeptit và tetrapeptit.

7. Glucozơ, axit glutamic, axit lactic, sobitol, fructozơ đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức.

8. Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo.

9. Etylbutirat có mùi dứa chín và là đồng phân của isoamyl axetat.

Số nhận xét đúng là:

A. 5

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 33:

Đốt cháy một lượng hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong khí O2. Sau một thời gian, thu được m gam hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa đồng thời NaNO3 và H2SO4 (loãng), thu được dung dịch Z chỉ chứa 39,26 gam muối trung hoà của các kim loại và 896 ml (đktc) hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 8 (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí). Dung dịch Z tác dụng vừa đủ với 540 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là

A. 15,44

B. 18,96

C. 11,92

D. 13,20

Câu 34:

Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KC1 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi, sau thời gian t giây, ở anot thoát ra 2,688 lít hỗn hợp khí (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây; thể tích khí thoát ra ở anot gấp 3 lần thể tích khí thoát ra ở catot (đo cùng điều kiện); đồng thời khối lượng catot tăng 18,56 gam. Gia trị của m là:

A. 55,34 gam

B. 50,87 gam

C. 53,42 gam

D. 53,85 gam

Câu 35:

Cho hỗn hợp gồm Mg và Zn có tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1 vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M và CuSO4 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam rắn Z. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 15,2 gam hỗn hợp chứa 2 oxit. Giá trị của m là:

A. 13,32 gam

B. 9,60gam

C. 17,44 gam

D. 12,88 gam

Câu 36:

Hỗn hợp T gồm X, Y, Z (58 < MX < MY < MZ < 78), là các hợp chất tạp chức, phân tử chỉ chứa C, H và O có các tính chất sau:

- X, Y, Z đều tác dụng được với Na.

- Y, Z tác dụng được với NaHCO3.

- X, Y đều có phản ứng tráng bạc

Nếu đốt cháy hết 0,25 mol hỗn hợp T thì thu được m gam chất CO2, m gần nhất với giá trị:

A. 44,4

B. 22,2

C. 11,1

D. 33,3

Câu 37:

Hòa tan hết 20,0 gam hỗn hợp X gồm Cu và các oxit sắt (trong hỗn hợp X oxi chiếm 16,8% về khối lượng) bằng dung dịch A chứa hỗn hợp b mol HCl và 0,2 mol HNO3 (vừa đủ) thu được 1,344 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 thu được m gam kết tủa và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 22,4 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 83,29

B. 76,81

C. 70,33

D. 78,97

Câu 38:

Hòa tan hết hỗn hợp gồm Na2O và Al (tỉ lệ mol 1:1) trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được 6a mol khí H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào X, Phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

Với trị số của x = 0,64 và y = 0,72. Đem cô cạn X, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là.

A. 77,44 gam

B. 72,80 gam

C. 38,72 gam

D. 50,08 gam

Câu 39:

X, Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở; Z là este tạo từ X và Y với etilenglicol. Đốt cháy hoàn toàn 35,4g hỗn hợp E gồm X, Y, Z bằng khí O2 thu được 31,36 lít khí CO2 (đktc) và 23,4g nước. Mặt khác, cho 35,4g E tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 0,5M, đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m(g) chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 51,0

B. 46,4

C. 50,8

D. 48,2

Câu 40:

Cho 0,3 mol hỗn hợp E gồm amin X, axit Y, peptit Z, tất cả đều mạch hở. Hỗn hợp trên có khả năng phản ứng cộng với tối đa 0,16 mol Br2. Hỗn hợp trên phản ứng vừa đủ với 0,7 mol HCl hoặc 0,6 mol NaOH. Mặt khác đốt cháy hỗn hợp trên trong oxi vừa đủ, dẫn toàn bộ hỗn hợp khí và hơi thu được cho đi qua Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 81,78 gam. Giá trị của m gần nhất với ?

A. 212

B. 206

C. 217

D. 225