Tổng hợp đề ôn luyện THPTQG Hóa học có lời giải chi tiết (Đề số 16)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chất nào sau đây là aminoaxit?

A. H2NCH2COOH

B. C2H5OH

C. CH2COOH

D. C6H5NH2

Câu 2:

Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất là?

A. Ag

B. Au

C. Al

D. Cu

Câu 3:

Este nào sau đây không được điều chế từ axit cacboxylic và ancol tương ứng

A. CH2=CHCOOCH3

B. CH3COOCH=CH2

C. CH3OOC-COOCH3

D. HCOOCH2CH=CH2

Câu 4:

Loại tơ không phải tơ tổng hợp là

A. tơ capron

B. tơ clorin

C. tơ polieste

D. tơ axetat

Câu 5:

Đun nóng 18 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 7,20

B. 2,16

C. 10,8

D. 21,6

Câu 6:

Cho dung dịch chứa a mol Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch có chứa a mol chất tan X. Để thu được khối lượng kết tủa lớn nhất thì X là

A. Ba(OH)2

B. H2SO4

C. Ca(OH)2

D. NaOH.

Câu 7:

Điều nào sau đây là sai khi nói về glucozơ và fructozơ?

A. Đều làm mất màu nước Br2

B. Đều có công thức phân tử C6H12O6

C. Đều tác dụng với dung địch AgNO3/NH3, đun nóng

D. Đều tác dụng với H2 xúc tác Ni, t0

Câu 8:

Cho các muối rắn sau: NaHCO3, NaCl, Na2CO3, AgNO3, Ba(NO3)2. Số muối dễ bị nhiệt phân là:

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Câu 9:

Axit panmitic có công thức là

A. C17H33COOH

B. C15H31COOH

C. C17H35COOH

D. C17H31COOH

Câu 10:

Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 cần vừa đủ 3,36 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được sau phản ứng là

A. 8,4

B. 5,6

C. 2,8

D. 16,8

Câu 11:

Chất nào sau đây không dùng để làm mểm nước cứng tạm thời?

A. Na2CO3

B. Na3PO4

C. Ca(OH)2

D. HCl

Câu 12:

Số amin bậc ba có công thức phân tử C5H13N là.

A. 3

B. 2

C. 5

D. 4

Câu 13:

Dung dịch X chứa 0,06 mol H2SO4 và 0,04 mol Al2(SO4)3. Nhỏ rất từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào X thì lượng kết tủa cực đại có thể thu được là bao nhiêu gam?

A. 48,18

B. 32,62

C. 46,12

D. 42,92

Câu 14:

Hợp chất nào dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp

A. Axit e-aminocaproic

B. Metyl metacrylat

C. Buta-1,3-đien

D. Caprolactam

Câu 15:

Có 5 dung dịch NH3, HCl, NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH được đánh ngẫu nhiên là A, B, C, D, E. Giá trị pH và khả năng dẫn điện của dung dịch theo bảng sau

Các dung dịch A, B, C, D, E lần lượt là?

A. NH4Cl, NH3, CH3COOH, HCl, Na2CO3

B. NHp, Na2CO3, CH3COOH, HCl, NH3

C. CH3COOH, NH3, NH4Cl, HCl, Na2CO3

D. Na2CO3, HCl, NH3, NH4Cl, CH3COOH

Câu 16:

Lấy m gam metylfomat (dư) thủy phân trong dung dịch chứa NaOH thu được 0,32 gam ancol. Giá trị của m là:

A. 0,6

B. 0,7

C. 0,45

D. 0,3

Câu 17:

Dùng KOH rắn có thể làm khô các chất nào dưới đây?

A. NO2;SO2

B. SO3;Cl2

C. Khí H2S; khí HCl

D. (CH3)3N; NH3

Câu 18:

Phản ứng nào xảy ra ở catot trong quá trình điện phân MgCl2 nóng chảy ?

A. sự oxi hoá ion Mg2+.

B. sự khử ion Mg2+.

C. sự oxi hoá ion Cl-.

D. sự khử ion Cl-.

Câu 19:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 1,106 mol O2, sinh ra 0,798 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Cho 24,64 gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là:

A. 0,10

B. 0,12

C. 0,14

D. 0,16

Câu 20:

Một hỗn hợp X gồm 1 ankan A và 1 ankin B có cùng số nguyên tử cacbon. Trộn X với H2 (vừa đủ) để được hỗn hợp Y. Khi cho Y qua Pt, xúc tác thì thu được khí Z có tỉ khối đối với CO2 bằng 1 (phản ứng cộng H2 hoàn toàn). Biết rằng VX = 6,72 lít và VH2 = 4,48 lít. Xác định CTPT và số mol của A, B trong hỗn hợp X. Các thể tích khí được đo ở đktc.

A. C3H8, C3H4, 0,2 mol C3H8, 0,1 mol C3H4

B. C3H8, C3H4, 0,1 mol C3H8 0,2 mol C3H4

C. C2H6, C2H2, 0,2 mol C2H6, 0,2 mol C2H2

D. C2H6, C2H2, 0,1 mol C2H6 0,2 mol C2H2

Câu 21:

Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?

A. Glucozơ

B. Chất béo

C. Saccarozơ

D. Xenlulozơ

Câu 22:

Tính chất vật lí của kim loại không do các electron tự do quyết định là

A. Tính dẫn điện

B. Ánh kim

C. Khối lượng riêng

D. Tính dẫn nhiệt

Câu 23:

Cho m gam hỗn hợp X gồm K, Ca tan hết vào dung dịch Y chứa 0,12 mol NaHCO3 và 0,04 mol CaCl2, sau phản ứng thu được 7 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,896 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 1,72.

B. 1,56.

C. 1,98.

D. 1,66.

Câu 24:

Cho dãy các chất: CH4; C2H2; C2H4; C2H5OH; CH2=CH-COOH; C6H5NH2 (anilin); C6H5OH (phenol); C6H6 (benzen); CH3CHO. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 25:

Sục 0,02 mol Cl2 vào dung dịch chứa 0,06 mol FeBr2 thu được dung dịch A. cho AgNO3 dư vào A thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 30,46

B. 12,22

C. 28,86

D. 24,02

Câu 26:

Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm chứng minh:

A. Khả năng bốc cháy của P trắng dễ hơn P đỏ

B. Khả năng bay hơi của P trắng dễ hơn P đỏ

C. Khả năng bốc cháy của P đỏ dễ hơn P trắng

D. Khả năng bay hơi của P đỏ dễ hơn P trắng

Câu 27:

Điện phân dung dịch X chứa 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol CuSO4 trong 4632 giây với dòng điện một chiều có cường độ I = 2,5A. Biết hiệu suất điện phân là 100%. Khối lượng dung dịch giảm sau điện phân là:

A. 1,96 gam

B. 1,42 gam

C. 2,80 gam

D. 2,26 gam

Câu 28:

Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Hòa tan hoàn toàn Z vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được khí không màu hóa nâu trong không khí. X và Y lần lượt là

A. AgNO3 và FeCl2

B. AgNO3 và FeCl3

C. Na2CO3 và BaCl2D. AgNO3 và Fe(NO3)2

D. AgNO3 và Fe(NO3)2

Câu 29:

Hòa tan hoàn toàn 15,74 gam hỗn hợp X chứa Na, K, Ca và Al trong nước dư thu được dung dịch chứa 26,04 gam chất tan và 9,632 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là:

A. 17,15%

B. 20,58%

C. 42,88%

D. 15,44%

Câu 30:

Câu nào sau đây không đúng ?

A. Thuỷ phân protein bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng chỉ thu được một hỗn hợp các amino axit

B. Phân tử khối của một amino axit (gổm 1 chức -NH2 và 1 chức -COOH) luôn là số lẻ

C. Các amino axit đều tan trong nước

D. Một số loại protein tan trong nước tạo dung dịch keo

Câu 31:

Hòa tan hết 37,86 gam hỗn hợp gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và 0,12 mol khí H2. Cho dung dịch HCl dư vào X, phản ứng được biểu diễn theo đổ thị sau:

Giá trị của a là

A. 0,15

B. 0,18

C. 0,12

D. 0,16

Câu 32:

Hiện tượng nào dưới đây không đúng thực tế ?

A. Nhỏ vài giọt axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng

B. Trộn lẫn lòng trắng trứng, dung dịch NaOH và có một ít CuSO4 thấy xuất hiện màu xanh đặc trưng

C. Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện hiện tượng đông tụ

D. Đốt cháy da hay tóc thấy có mùi khét

Câu 33:

Hoà tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được đung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH, NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là

A. 7

B. 6

C. 5

D. 7,96

Câu 34:

Hỗn hợp E chứa 2 amin no mạch hở, một amin no, hai chức, mạch hờ và hai anken mạch hở. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E trên cần vừa đủ 0,67 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,08 mol N2. Biết trong m gam E số mol amin hai chức là 0,04 mol. Giá trị của m là:

A. 8,32

B. 7,68

C. 10,06

D. 7,96

Câu 35:

Cho sơ đồ sau (các phản ứng đều có điều kiện và xúc tác thích hợp):

2X2+CuOH2 Phức chất có màu xanh + 2H2O.

Phát biểu nào sau đây sai:

A. X là este đa chức, có khả năng làm mất màu nước brom

B. X1 có phân tử khối là 68

C. X2 là ancol 2 chức, có mạch C không phân nhánh

D. X3 là hợp chất hữu cơ đa chức

Câu 36:

Hỗn hợp E chứa ba este mạch hở (không chứa chức khác). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần dùng vừa đủ 1,165 mol O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng E trên bằng NaOH thu được hỗn hợp các muối và ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng muối thu được 11,66 gam Na2CO3 thu được 0,31 mol CO2, còn nếu đốt cháy hoàn toàn lượng ancol thu được thì cần vừa đủ 0,785 mol O2 thu được 0,71 mol H2O. Giá trị m là?

A. 18,16

B. 20,26

C. 24,32

D. 22,84

Câu 37:

Cho hỗn hợp X chứa 18,6 gam gồm Fe, Al, Mg, FeO, Fe3O4 và CuO. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 dư thấy có 0,98 mol HNO3 tham gia phản ứng thu được 68,88 gam muối và 2,24 lít (đkc) khí NO duy nhất. Mặt khác, từ hỗn hợp X ta có thể điều chế được tối đa m gam kim loại. Giá trị của m là :

A. 13,8

B. 16,2

C. 15,40

D. 14,76

Câu 38:

Hỗn hợp E chứa hai este đồng phân, đơn chức và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn a mol E thu được 8a mol CO2 và 4a mol H2O. Mặt khác, thủy phân hết 3,4 gam E cần vừa đủ dung dịch chứa 0,04 mol KOH, thu được dung dịch X chứa 3 chất hữu cơ. Cho các phát biểu liên quan tới bài toán như sau:

(a). Công thức phân tử của E là C8H8O2.

(b). Khối lượng muối có trong X là 5,37 gam.

(c). Tổn tại 6 (cặp este trong E) thỏa mãn bài toán.

(d). Khối lượng muối của axit cacboxilic (RCOOK) trong X là 2,24 gam.

Tổng số phát biểu chính xác là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 39:

Hỗn E chứa Gly, Ala và Val. Thực hiện phản ứng trùng ngưng hóa m gam hỗn E thu được hỗn hợp T chứa nước và 39,54 gam hỗn hợp 3 peptit. Đốt cháy hoàn toàn lượng peptit trên thu được 0,24 mol N2, x mol CO2 và (x - 0,17) mol H2O. Giá trị của (m + 44x) gần nhất với:

A. 115,4

B. 135,4

C. 123,5

D. 120,5

Câu 40:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Cu, Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,61 mol HCl thu được dung dịch Y chứa (m + 16,195) gam hỗn hợp muối không chứa ion Fe3+ và 1,904 lít hỗn hợp khí Z (dktc) gồm H2 và NO với tổng khối lượng là 1,57 gam. Cho NaOH dư vào Y thấy xuất hiện 24,44 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Cu có trong X là:

A. 15,92%

B. 26,32%

C. 22,18%

D. 25,75%