Tổng hợp đề ôn luyện THPTQG Hóa học có lời giải (Đề số 16)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phân ure có công thức là (NH4)2CO3

B. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO

C. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.

D. Phân lân cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat(NO3-) và ion amoni(NH4+)

Câu 2:

Trong tự nhiên Clo có hai đồng vị bền 17Cl37 chiếm 24,23% tổng số nguyên tử ,còn lại là 17Cl35. Thành phần % theo khối lượng của 17Cl37 trong HClO4 là :

A. 8,92%

B. 8,43%

C. 8,56%

D. 8,79%

Câu 3:

Xét phân hủy N2O5 trong dung môi CCl4 ở 45oC: N2O5→N2O4 + 1/2O2. Ban đầu nồng độ của N2O5 là 2,33M, sau 184 giây nồng độ của N2O5 là 2,08M. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo N2O5 là:

A. 6,8.10-3mol/l.s

B. 2,72.10-3mol/l.s

C. 1,36.10-3mol/l.s

D. 6,8.10-4mol/l.s

Câu 4:

Để phân biệt hai dung dịch riêng biệt: axit α-amino axetic, axit axetic người ta dùng một thuốc thử duy nhất:

A. Phenolphtalein

B. AgNO3/NH3

C. NaOH

D. Quỳ tím

Câu 5:

Cho bột Cu vào 200ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm: H2SO4 0,5M và HNO3 1M cho tới dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và sản phẩm khử duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch X, khối lượng muối khan thu được là :

A. 25,4g

B. 24g

C. 52,2g

D. 28,2g

Câu 6:

Trong phân tử ankin X, hidro chiếm 11,76% khối lượng. Công thức phân tử của X là

A. C2H2

B. C5H8

C. C4H6

D.  C3H4

Câu 7:

Cho các chất sau:CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2,

CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3 , CH3-C(CH3)=CH-CH3, CH2=CH-CH2-CH=CH2. Số chất có đồng phân hình học là :

A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 8:

Cho đồ thị biểu diễn nhiệt độ sôi của một số chất sau:

Chất A, B ,C lần lượt là

A. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH

B. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH

C. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO

D. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH

Câu 9:

khi thủy phân đến cùng xenlulozo thì thu được sản phẩm là:

A. Saccarozo

B. Glucozo

C. Fructozo

D. Tinh bột

Câu 10:

Có 4 dung dịch riêng biệt: HCl, CuCl2, FeCl3, HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là:

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 11:

Poli(vinyl clorua)có công thức là :

A. (-CHCl-CHCl-)n

B. (-CH2-CHCl-)n

C.  (-CH2-CH2-CHCl-)n

D.  (-CH2-CH2-)n

Câu 12:

Cho các phản ứng sau: (1) Cu(NO3)2 (to)→, (2)NH4NO2 (to)→,(3) NH3 + O2 (to, Pt)→, (4)NH3 + Cl2 (to)→, (5) NH4Cl (to)→, (6) NH3 + CuO(to)→.

Các phản ứng đều tạo khí N2 là:

A. 2, 4, 6

B. 3, 5, 6

C. 1, 2, 5

D. 1, 3, 4

Câu 13:

Dãy các kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:

A. Ba, Ag, Au

B.  Al, Fe, Cr

C. Fe, Cu, Ag

D. Mg, Zn, Cu

Câu 14:

X là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H10O2. Có bao nhiêu đồng phân X vừa phản ứng với NaOH, vừa thỏa mãn chuyển hóa sau: X +H2O→Y(to, xt,P)→ polime?

A. 6

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 15:

chất nào sau đây có thể làm mất màu dung dịch Brom?

A. axit axetic

B. etilen glicol

C. axit acrylic

D. axit oxalic

Câu 16:

Số đồng phân ancol tối đa ứng với công thức C2H6Ox là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 17:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A.  Các peptit đều có phản ứng màu biure

B. Trong phân tử tetrapeptit có 4 liên kết peptit

C. Liên kết của nhóm CO và nhóm NH giữa các đơn vị amino axit gọi là liên kết peptit

D. Các amino axit ở điều kiện thường là chất rắn dạng tinh thể.

Câu 18:

Chất nào sau đây không có phản ứng tráng bạc:

A. CH3COOH

B. CH3CHO

C. HCOOH

D. HCHO

Câu 19:

Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có khí nào sau đây?

A. SO2

B. H2S

C. NH3

D. CO2

Câu 20:

Quá trình xảy ra tại các điện cực khi điện phân dung dịch AgNO3

A.  Cực âm : Khử ion Ag+

B. Cực dương : Khử H2O

C. Cực dương: Khử ion NO3-

D. Cực âm: oxi hóa ion NO3-

Câu 21:

Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) là do hỗn hợp một số amin(nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất gây nên. Để khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu, người ta dùng:

A. axit HCl

B. NaOH

C. NaCl

D. giấm

Câu 22:

Hỗn hợp X gồm các chất : CH2O2, C2H4O2, C4H8O2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được 0,8mol H2O và m (g) CO2. Giá trị của m là:

A. 35,20

B. 17,92

C. 17,60

D. 70,4

Câu 23:

Thủy phân hoàn toàn một lượng tristearin trong dung dịch NaOH(vừa đủ), thu được 1 mol glixerol và :

A. 1 mol Natri stearat

B. 1 mol axit stearic

C. 3 mol Natri stearat

D. 3 mol axit stearic

Câu 24:

Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol/l: NaHCO3 (1), Na2CO3(2), NaCl (3), NaOH (4). pH của các dung dịch tăng theo thứ tự:

A. 3, 2, 4, 1

B.  3, 1, 2, 4

C. 1, 2, 3, 4

D.  2, 3, 4, 1

Câu 25:

Cho cân bằng(trong bình kín) sau :

CO(K) + H2O(K)   CO2(K) + H2(K) ΔH < 0. Trong các yếu tố:

(1) Tăng nhiệt độ, (2) Thêm một lượng hơi nước, (3) Thêm một lượng H2 ,(4) Tăng áp suất chung của hệ, (5) Dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là:

A. 2, 3, 4

B.  1, 2, 3

C. 1, 2, 4

D. 1, 4, 5

Câu 26:

Để chứng minh amino axit có tính chất lưỡng tính, có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với:

A. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch HCl

B. Dung dịch KOH và CuO

C. Dung dịch KOH và dung dịch HCl

D. Dung dịch NaOH và dung dịch NH3

Câu 27:

Cho dung dịch X chứa KMnO4 và H2SO4 (loãng) lần lượt vào các dung dịch FeCl2, FeSO4, CuSO4, MgSO4, H2S, HCl(đặc). Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa khử là :

A. 6

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 28:

Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế Clo bằng cách:

A. Điện phân nóng chảy NaCl

B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn

C. Cho dung dịch HCl đặc tác dụng mới MnO2

D. Cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl

Câu 29:

Muối Fe2+ làm mất màu dung dịch KMnO4 trong môi trường axit tạo ra ion Fe3+ , còn Fe3+ tác dụng với I- tạo ra I2 và Fe2+. Sắp xếp các chất và ion Fe3+, I2 và MnO4- theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa:

A. I2<MnO4-<Fe3+

B. MnO4-< Fe3+<I2

C. Fe3+<I2< MnO4-

D. I2< Fe3+< MnO4-

Câu 30:

Mức độ phân cực của liên kết hóa học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là:

A. HI, HBr, HCl

B. HI, HCl, HBr

C. HCl, HI, HBr

D. HCl, HBr, HI

Câu 31:

Cho luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nung nóng sau một thời gian thu được chất rắn X và khí Y. Cho Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55g kết tủa. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí NO(sản phẩm duy nhất ở đktc).Giá trị của V là:

A.  2,24

B. 6,72

C. 3,36

D.  4,48

Câu 32:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,2mol Fe và 0,1mol Fe2O3 vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa, rửa sạch, sấy khô và nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m(g) chất rắn. m có giá trị là:

A. 32g

B. 42g

C. 23g

D. 24g

Câu 33:

Thủy phân hoàn toàn m (g) hỗn hợp M gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y(đều mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, rồi cô cạn cẩn thận thì thu được (m+11,42)gam hỗn hợp muối của Val và Ala. Đốt cháy hoàn toàn muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được K2CO3; 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96g hỗn hợp CO2  và H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M có thể là:

A.  64,59%

B. 45,98% 

C. 54,54%

D. 55,24%

Câu 34:

Một anđehit X trong đó oxi chiếm 37,21% về khối lượng. 1mol X tham gia phản ứng tráng bạc tạo tối đa 4mol Ag. Khối lượng muối hữu cơ sinh ra khi cho  0,25mol X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 là:

A. 38g

B. 34,5g

C. 41g

D. 30,25g

Câu 35:

Chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn m (g) X cần vừa đủ 6,72 lít O2 (đktc), thu được 0,55mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch giảm bớt 2 gam. Cho m(g) X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH, thu được H2O và một chất hữu cơ Y. Phát biểu nào sau đây sai?

A.  X phản ứng được với NH3trong dung dịch AgNO3

B. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1 : 1

C. Có 4 công thức cấu tạo phù hợp với X

D. Tách nước Y thu được chất hữu cơ không có đồng phân hình học.

Câu 36:

Hoà tan hết m(g) chất rắn X gồm Fe, FeS, FeS2 bằng dung dịch HNO3 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48lit (đktc)hỗn hợp sản phẩm khử chỉ gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 17,4 và dung dịch Y chỉ chứa 2 chất tan. Giá trị của m là:

A. 4,16

B. 11,52

C. 4,64

D.  2,08

Câu 37:

Thực hiện các thí nghiệm sau:                                                                   

I. Cho dung dịch NaCl và dung dịch NaOH.

II. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2

III. Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ , có màng ngăn.

IV. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3

V. Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3

VI. Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2

Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là:

A. II, V, VI

B. II, III, VI

C.  I, II, III

D. I, IV, V

Câu 38:

Điện phân 200ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M với điện cực trơ, I = 5A. Sau 19 phút 18 giây dừng điện phân, lấy catot sấy khô thấy tăng m (g). Giá trị của m là:

A. 3,44

B. 1,08

C. 2,81

D. 2,16

Câu 39:

Cho 11,6g hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít khí Y gồm NO và NO2, có tỉ khối so với H2 bằng 19. Mặt khác, nếu cho cùng lượng hỗn hợp X trên tác dụng với khí CO đun nóng dư thì sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 9,52g Fe. Giá trị của V là:

A. 1,4

B. 2,8

C. 5,6

D.  4,2

Câu 40:

Cho 29g hỗn hợp gồm Al, Cu, Ag tác dụng vừa đủ với 950ml dung dịch HNO3 1,5M thu được dung dịch chứa m(g) muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là:

A. 91

B. 98,2

C. 97,2

D.  98,75

Câu 41:

Nhỏ từ từ đến dư KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và x mol ZnSO4 ta quan sát được hiện tượng theo đồ thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol). Giá trị của x (mol) là:

A.  0,2

B. 0,6

C.  0,65

D.  0,4

Câu 42:

Trong một bình kín chứa hỗn hợp X gồm hidrocacbon A mạch hở (là chất khí ở điều kiện thường) và 0,06mol O2, bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp X. Toàn bộ sản phẩm cháy cho qua 3,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M thì thu được 3g kết tủa và có 0,224 lít khí duy nhất thoát ra ở đktc. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, nước bị ngưng tụ khi cho qua dung dịch. Chất A có số công thức phân tử thỏa mãn là:

A. 6

B. 5

C. 7

D. 4

Câu 43:

Thủy phân hoàn toàn 34,2g saccarozo trong 200ml dung dịch HCl 0,1M thì thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m(g) kết tủa. Giá trị của m là:

A. 46,07

B. 43,2

C. 24,47

D. 21,6

Câu 44:

Hỗn hợp X gồm hidro, propen, propanal và ancol anlylic. Đốt cháy 1 mol hỗn hợp X thu được 40,32 lít khí  CO2(đktc). Đun nóng hỗn hợp X với bột Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với X bằng 1,25. Nếu lấy 0,1mol hỗn hợp Y thì phản ứng vừa đủ với 0,25 lít dung dịch Br2 x mol/l. Giá trị của x là :

A.  0,2

B.  0,16

C. 0,3

D. 0,25

Câu 45:

Cho hỗn hợp bột gồm 2,7g Al và 5,6g Fe vào 550ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m(g) chất rắn. Giá trị của m là (Cho biết thứ tự trong dãy điện hóa: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag).

A. 54

B. 32,4

C. 64,8

D. 59,4

Câu 46:

Cho 0,1 mol axit cacboxylic đơn chức  X tác dụng với 0,15mol ancol đơn chức Y thu được 4,5g este với hiệu suất 75%. Tên của este là:

A. etyl axetat

B. etyl propionat

C. metyl fomiat

D. metyl axetat

Câu 47:

Thực hiện phản ứng este hóa giữa 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH. Sau mỗi lần hai giờ xác định số mol axit còn lại, kết quả như sau: Hiệu suất của phản ứng este hóa đạt giá trị cực đại bằng:

A. 43,0%

B. 66,9%

C. 57,05%

D. 33,3

Câu 48:

Đốt cháy hoàn toàn 10,33g hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit ađipic, axit propanoic và ancol etylic(trong đó số mol axit acrylic bằng số mol axit propanoic) bằng O2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,35mol Ca(OH)2, thu được 27g kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 10,33g hỗn hợp X tác dụng với 100ml dung dịch KOH 1,2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m (g) chất rắn khan. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 12,21g

B.  12,78g

C. 10,12g

D.  15,85g

Câu 49:

Đun nóng m (g) hỗn hợp X gồm các chất có cùng một loại nhóm chức với 345ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y chứa muối của một axit cacboxylic đơn chức và 7,7g hơi Z gồm hỗn hợp các ancol. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư thu được 2,52 lit khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y, nung nóng chất rắn thu được với CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , thu được 3,6g một chất khí. Giá trị của m là:

A.  17,15

B.  11,3

C. 17,255

D. 20,3

Câu 50:

Cho 2,16g Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là :

A. 8,88g

B. 13,32g

C. 13,92g

D.  6,52g