Tổng hợp đề ôn thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 10)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Khi điện phân dung dịch nào sau đây tại catot xảy ra quá trình khử nước?

A. Dung dịch ZnCl2.

B. Dung dịch CuCl2

C. dung dịch AgNO3.

D. Dung dịch MgCl2.

Câu 2:

Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Poli(vinyl clorua).

B. Teflon.

C. Polistiren.

D. Poli(hexametylen-ađipamit).

Câu 3:

Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại?

A. Mg.

B. Na.

C. Cu.

D. Al.

Câu 4:

Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ vẽ dưới đây có thể dùng điều chế bao nhiêu khí trong số các khí sau: Cl2, NO2, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4?

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 1.

Câu 5:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các kim loại: Natri, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

B. Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.

C. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.

D. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) ở có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

Câu 6:

Ở các khu chợ, khu thương mại người kinh doanh thường bày bán các loại hàng hóa, vật liệu đa dạng như vải vóc, thiết bị điện tử, đồ dùng gia đình… và đa phần các loại hàng hóa vật liệu này chứa kim loại hoạt động như Mg, Al …Nếu chẳng may xảy ra cháy thì việc đầu tiên phải ngắt nguồn dẫn điện và chọn phương án dập tắt đám cháy. Trong thực thế đó thì biện pháp nào sau là có thể sử dụng tốt nhất để dập các đám cháy?

A. Dùng bình cứu hỏa chứa CO2 để dập đám cháy.

B. Dùng vòi phun nước, phun vào đám cháy.

C. Dùng cát phun vào khu chợ, khu thương mại.

D. Huy động quạt để tạo gió dập đám cháy.

Câu 7:

Cho các phát biểu sau:

(1) Al là kim loại lưỡng tính.

(2) Trong phản ứng hoá học ion kim loại chỉ thể hiện tính oxi hóa.

(3) Nguyên tắc để làm mềm nước cứng là khử ion Ca2+, Mg2+ .

(4) Dung dịch hỗn hợp NaHSO4 NaNO3 có thể hoà tan được Cu.

Phát biểu không đúng là:

A. (1), (2), (3), (4).

B. (1), (3), (4).

C. (1), (2), (3).

D. (2), (3), (4).

Câu 8:

Số liên kết  và liên kết π trong phân tử vinylaxetilen: CHC-CH=CH2 lần lượt là?

A. 7 và 2.

B. 3 và 2.

C. 3 và 3.

D. 7 và 3.

Câu 9:

Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOH, C6H5COOH (axit benzoic), C2H5COOH, HCOOH và giá trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau:

Thứ tự tăng dần tính axit của các chất lần lượt là:

A. Z, T, Y, X.

B. X, Y, Z, T.

C. X, T, Z, Y.

D. Z, T, X, Y

Câu 10:

Cho các nhận xét sau :

(1) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân cấu tạo của nhau.

(2) Hai đồng phân amino axit của C3H7NO2 tạo ra tối đa 3 đipeptit.

(3) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.

(4) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ mỗi chất chỉ cho 1 loại monosaccarit duy nhất.

(5) Nồng độ glucozơ trong máu người bình thường khoảng 5%.

(6) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure.

Số nhận xét đúng là

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 6.

Câu 11:

Cho các phát biểu sau:

(a) Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ.

(b) Thành phần chính của supephotphat kép gồm CaH2PO42CaSO4.

(c) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh.

(d) Amoniac được sử dụng để sản xuất axit nitric, phân đạm.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 2.

C. 3.

D. 1.

Câu 12:

Hiđrocacbon X ở điều kiện thường là chất khí. Khi oxi hoá hoàn toàn X thì thu được thể tích khí CO2 và hơi H2O là 2 : 1 ở cùng điều kiện. X phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa. Số cấu tạo của X thoả mãn tính chất trên là

A. 2.

B. 4.

C. 1.

D. 3.

Câu 13:

Hợp chất X là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H10O2. X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1. Mặt khác, cho X tác dụng với Na thì số mol H2 thu được đúng bằng số mol của X đã phản ứng. Nếu tách một phân tử H2O từ X thì tạo ra sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 9.

B. 6.

C. 7.

D. 3.

Câu 14:

Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng

A. Cng H2 Ni, t0.

B. vi CuOH2

C. thủy phân.

D. tráng bạc.

Câu 15:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Thủy phân hoàn toàn 1 mol chất béo được 3 mol glixerol.

B. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động,thực vật.

C. Trong phân tử Trilinolein có 9 liên kết π.

D. Nhiệt độ nóng chảy của tristearin cao hơn của triolein.

Câu 16:

Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của Al và Cr?

A. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ số mol.

B. Nhôm và crom đều bền trong không khí và nước.

C. Nhôm và crom đều bị thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.

D. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom.

Câu 17:

Trộn các cặp dung dịch các chất sau với nhau:

Số phản ứng xảy ra là

A. 6.

B. 5.

C. 7.

D. 8.

Câu 18:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Cho CuOH2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.

B. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.

C. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.

D. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.

Câu 19:

Đun sôi 4 dung dịch, mỗi dung dịch chứa 1 mol chất sau: MgHCO32, CaHCO32, NaHCO3, NH4HCO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, trường hợp nào khối lượng dung dịch giảm nhiều nhất? (Giả sử nước bay hơi không đáng kể)

A. NaHCO3.

B. MgHCO32.

C. CaHCO32

D. NH4HCO3.

Câu 20:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Khi cho giấm ăn (hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành thì có kết tủa xuất hiện.

B. Tinh bột là lương thực của con người.

C. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.

D. Thanh phần chính của sợi bông, gỗ, nứa là xenlulozơ.

Câu 21:

Cho m gam hỗn hợp Al, Al2O3, AlOH3 tác dụng với dung dịch H2SO4 19,6% vừa đủ, thu được dung dịch X có nồng độ là 21,302% và 3,36 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được 80,37 gam muối khan m có giá trị là

A. 28,98.

B. 18,78.

C. 25,09

D. 24,18.

Câu 22:

Cho các phát biểu sau:

(a) Khi đốt cháy hoàn toàn 1 hiđrocacbon X bất kì, nếu thu được số mol CO2 bằng số mol nước thì X là anken.

(b) Trong phản ứng este hóa giữa CH3COOHCH3OH, H2O được tạo nên từ OH trong nhóm - COOH của axit và H của nhóm - OH của ancol.

(c) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.

(d) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau.

(e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng).

(f) Hợp chất C9H15Cl có vòng benzen trong phân tử.

(g) Trong dạ dày của động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê,…. Xenlulozo bị thủy phân thành glucozo nhờ xenlulaza.

Số phát biểu đúng là

A. 3.

B. 5.

C. 2.

D. 4.

Câu 23:

Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau

X1 + H2OX2 + X3­ + H2 ­

X2 + X4BaCO3¯ + K2CO3 + H2O

Hai chất X2, X4 lần lượt là:

A. NaOH, BaHCO32.

B. KOH, BaHCO32.

C. NaHCO3, BaOH2.

D. KHCO3, BaOH2.

Câu 24:

Hỗn hợp bột (chứa 2 chất có cùng số mol) nào sau đây không tan hết khi cho vào lượng dư dung dịch H2SO4 (loãng nóng, không có oxi)?

A. Fe3O4 và Cu.

B. KNO3 và Cu.

C. Fe và Zn.

D. FeCl2 và Cu.

Câu 25:

Cho 21,6 gam hỗn hợp gồm ancol etylic, axit fomic và etylen glicol tác dụng với kim loại Na (dư), thu được 0,3 mol khí H2. Khối lượng của etylen glicol trong hỗn hợp là

A. 6,2 gam.

B. 9,2 gam.

C. 15,4 gam.

D. 12,4 gam.

Câu 26:

Cho V1 ml dung dịch NaOH 0,4M vào V2 ml dung dịch H2SO4 0,6M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Tỉ lệ V1:V2 

A. 2 : 3.

B. 1 : 3.

C. 3 : 2.

D. 3 : 1.

Câu 27:

X và Y là 2 amin đơn chức, mạch hở lần lượt có phần trăm khối lượng của nitơ là 31,11% và 23,73%. Cho m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3 tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thấy tạo ra thu được 44,16 gam muối. Giá trị m là

A. 30,15.

B. 10,18.

C. 25,5.

D. 26,64.

Câu 28:

Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào bình đựng 200 ml dung dịch NaOH 1M và Na2CO3 0,5M, thu được dung dịch chứa 19,9 gam chất tan. Giá trị của V là

A. 4,48.

B. 1,12.

C. 2,24.

D. 3,36.

Câu 29:

Xà phòng hóa hoàn toàn 0,3 mol một este X (chứa C, H, O) bằng dung dịch chứa 20 gam NaOH, thu được một ancol và 28,4 gam chất rắn khan sau khi cô cạn dung dịch. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X rồi cho sản phẩm cháy vào dung dịch CaOH2 thì thu 10 gam kết tủa, thêm tiếp NaOH tới dư vào bình thì thu thêm 10 gam kết tủa. Tên gọi của este X là

A. metyl axetat.

B. vinyl fomat.

C. etyl fomat.

D. metyl fomat.

Câu 30:

Cho hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H8O2 tác dụng với NaOH, sau phản ứng thu được một muối của axit hữu cơ B và một hợp chất hữu cơ D không tác dụng với Na. Số công thức cấu tạo của X thoả mãn điều kiện trên là

A. 10.

B. 6.

C. 8.

D. 7.

Câu 31:

X, Y là hai chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của ancol anlylic; Z là axit no, hai chức; T là este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 17,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 10,864 lít (đktc) khí O2, thu được 7,56 gam H2O. Mặt khác, 17,12 gam E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,09 mol Br2. Nếu đun nóng 0,3 mol hỗn hợp E với 450 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn Cho hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H8O2 tác dụng với dung dịch sau phản ứng lấy phần lỏng chứa các chất hữu cơ đi qua bình đựng Na (dư) thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 8,4.

B. 8,5

C. 8,6.

D. 8,7.

Câu 32:

Cho m gam hỗn hợp M gồm Al (6x mol), Zn (7x mol), Fe3O4, FeNO32 tác dụng hết với 250 gam dung dịch H2SO4 31,36%, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và 0,16 mol hỗn hợp Y chứa hai khí NO, H2 có đối với He bằng 6,625. Cô cạn dung dịch X thu được (m + 60,84) gam muối. Nếu nhỏ từ từ dung dịch KOH 2M vào dung dịch X đến khi không còn phản ứng nào xảy ra thì vừa hết 1 lít dung dịch KOH. Nồng độ phần trăm của FeSO4 có trong dung dịch X là

A. 10,28%.

B. 10,43%.

C. 19,39%.

D. 18,82%.

Câu 33:

Ba chất hữu cơ bền X, Y, Z chứa C, H, O có phân tử khối lập thành một cấp số cộng. Khi đốt cháy một lượng với tỉ lệ bất kỳ của X, Y,  Z đều thu được khối lượng CO2 gấp 44/9 lần khối lượng H2O. X và Y tác dụng với Na với tỉ lệ mol tương ứng là 1:1 và 1:2. Cho 0,12 mol hỗn hợp cùng số mol của X, Y, Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau các phản ứng hoàn toàn đều tạo ra một sản phẩm hữu cơ duy nhất T trong dung dịch. Khối lượng của T có thể là

A. 16,66 gam.

B. 8,76 gam.

C. 14,88 gam.

D. 18,44 gam.

Câu 34:

Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,05 mol AgNO3 và 0,125 mol CuNO32, sau một thời gian thu được 9,72 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 4,2 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được 4,68 gam kết tủa. Giá trị của m là   

A. 2,40.

B. 2,64.

C. 2,16.

D.  2,32.

Câu 35:

Hỗn hợp X có khối lượng 15,44 gam gồm bột Cu và oxit sắt FexOy được chia thành hai phần bằng nhau: 

- Phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất rắn không tan. 

- Phần 2 cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư), thu được dung dịch Y và 1,904 lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn Y được 23,79 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 0,64

B. 0,32.

C. 1,60.

D. 1,92.

Câu 36:

Hỗn hợp X gồm Cu2O, FeO, M (kim loại M có hóa trị không đổi), trong X số mol của ion O2- gấp 2 lần số mol M. Hòa tan 38,55 gam X trong dung dịch  loãng HNO3 dư thấy có 1,5 mol HNO3 phản ứng, sau phản ứng thu được 118,35 gam hỗn hợp muối và 2,24 lít NO (đktc). Tính phần trăm khối lượng của M trong X?

A. 25,29%.

B. 50,58%.

C. 16,86%.

D. 24,5%.

Câu 37:

Hỗn hợp A gồm một axit đơn chức, một ancol đơn chức và 1 este đơn chức (các chất trong A đều có nhiều hơn 1C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn m gam A rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch CaOH2 dư thấy có 135 gam kết tủa xuất hiện, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 58,5 gam. Biết số mol ancol trong m gam A là 0,15. Cho Na dư vào m gam A thấy có 2,8 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác m gam A tác dụng vừa đủ dung dịch chứa 12 gam NaOH. Cho m gam A vào dung dịch nước brom dư. Phần trăm khối lượng của axit trong A là

A. 47,84%.

B. 24,58%.

C. 28,9%.

D. 23,25%.

Câu 38:

Cho m gam Al tác dụng với O2, sau một thời gian thu được (m + 2,88) gam hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được a mol H2 và dung dịch Y. Rót từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Y ta có đồ thị sau:

Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được V lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 16,75 và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu, được (m + 249a) gam chất rắn khan. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào dưới đây?

A. 1,9.

B. 2,1.

C. 2,3.

D. 1,7.

Câu 39:

Hỗn hợp E gồm X, Y và Z là 3 peptit đều mạch hở MX > MY > MZ. Đốt cháy 0,16 mol X hoặc Y hoặc Z đều thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 0,16 mol. Nếu đun nóng 69,8 gam hỗn hợp chứa X, Y và 0,16 mol Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa 101,04 gam hai muối Z của alanin và valin. Biết nX < nY. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với

A. 10%.

 B. 12%.

C. 95%.

D. 54%.

Câu 40:

Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X gồm propilen và 2 amin no mạch hở đồng đẳng kế tiếp trong oxi dư thu được 16,8 lít CO2, 2,016 lít N2 (đktc) và 16,74 gam H2O. Khối lượng của amin có khối lượng mol phân tử nhỏ hơn là.

A. 1,35 gam.

B. 2,16 gam.

C. 1,8 gam.

D. 2,76 gam.