Tổng hợp đề ôn thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm: Al2O3, ZnO, Fe2O3, CuO nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y gồm:

A. Al2O3, ZnO, Fe, Cu.

B. Al, Zn, Fe, Cu

C. Al2O3, ZnO, Fe2O3, Cu.

D. Al2O3, Zn, Fe, Cu

Câu 2:

Để phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC, người ta thường dùng phương pháp đơn giản là

A. Ngửi.

B. Đốt thử.

C. Thuỷ phân.

D. Cắt

Câu 3:

Cho các phát biểu sau:

(a) Để xử lý thủy ngân rơi vãi, ta có thể dùng bột lưu huỳnh.

(b) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon.

(c) Trong khí quyển, nồng độ CO2, CH4 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây hiệu ứng nhà kính.

(d) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 1.

C. 4.

D. 3.

Câu 4:

Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát bên trong, để trong không khí ẩm thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước.

B. Nối thành kẽm với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thuỷ được bảo vệ.

C. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó bị ăn mòn điện hoá.

D. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học.

Câu 5:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các hợp chất Al2O3, Al(OH)3, AlCl3 có tính lưỡng tính.

B. Khi sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2, lúc đầu xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan hết, thu được dung dịch trong suốt.

C. Nhôm là kim loại dẫn điện tốt hơn vàng.

D. Trong công nghiệp, người ta sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy AlCl3.

Câu 6:

Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z. Các khí X, Y và Z lần lượt là

A. SO2, O2 và Cl2.

B. H2, O2 và Cl2.

C. Cl2, O2 và H2S.

D. H2, NO2 và Cl2.

Câu 7:

Oxit nào sau đây là oxit axit?

A. CaO.

B. CrO3.

C. Na2O.

D. MgO

Câu 8:

Phản ứng 2CH3OH  CH3OCH3 + H2O thuộc loại phản ứng nào sau đây?

A. Phản ứng thế.

B. Không thuộc về ba loại phản ứng trên.

C. Phản ứng cộng.

D. Phản ứng tách.

Câu 9:

Axit cacboxylic X mạch hở, chứa hai liên kết π trong phân tử. X tác dụng với NaHCO3 (dư) sinh ra khí CO2 có số mol bằng số mol X phản ứng. Chất X có công thức ứng với công thức chung là

A. CnH2n-1COOH n2

B. CnH2nCOOH 2 n0

C. CnH2n+1COOH  n0

D. CnH2n-2COOH 2 n2

Câu 10:

Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T ở dạng dung dịch với dung môi nước:

                Chất/

thuốc thử

X

Y

Z

T

Dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ

Không có kết tủa

Ag↓

Không có kết tủa

Ag↓

Cu(OH)2lắc nhẹ

Cu(OH)2 không tan

Dung dịch xanh lam

Dung dịch xanh lam

Dung dịch xanh lam

Nước brom

Mất màu nước brom và có kết tủa trắng xuất hiện

Mất màu nước brom

Không mất màu nước brom

Không mất màu nước brom

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Phenol, axit fomic, saccarozơ, glucozơ

B. Anilin, glucozơ, etanol, axit acrylic

C. Phenol, glucozơ, glixerol, axit axetic.

D. Anilin, glucozơ, glixerol, frutozơ.

Câu 11:

Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình điều chế HNO3?

A. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối.

B. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.

C. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn.

D. HNO3 có nhiệt độ sôi thấp (83oC) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng.

Câu 12:

Chất nào sau đây không điều chế trực tiếp được axetilen?

A. Al4C3

B. Ag2C2

C. CaC2

D. CH4.

Câu 13:

Khi sản xuất C2H4 từ C2H5OHH2SO4 đặc, nóng trong sản phẩm khí tạo ra có lẫn 2 tạp chất là CO2 SO2. Hóa chất được chọn để loại bỏ hai tạp chất khí đó là

A. dung dịch KMnO4 dư.

B. dung dịch NaHCO3 dư.

C. nước brom dư.

D. nước vôi trong dư.

Câu 14:

Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và

A. CH3CHO

B. CH3COOH

C. C2H5OH.

D. HCOOH.

Câu 15:

Công thức tổng quát của este sinh bởi axit đơn chức no, mạch hở và ancol  thuộc dãy đồng đẳng của ancol benzylic là

A. CnH2n-4 O2

B. CnH2n-8On7

C. CnH2n-8O2 n8

D. CnH2n-6O2.

Câu 16:

Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các

A. FeNO32, AgNO3, FeNO33

B. FeNO32, AgNO3.

C.FeNO33, AgNO3.

DFeNO32, FeNO33

Câu 17:

Cho dung dịch các chất sau:

NaHCO3 (X1); CuSO4 (X2); (NH4)2CO3 (X3); NaNO3 (X4); MgCl2 (X5); KCl (X6)

 Những dung dịch không tạo kết tủa khi cho Ba vào là:

A. X1, X4, X6.

B. X4, X6.

C. X1, X3, X6

D. X1, X4, X5.

Câu 18:

Cho các chất: đimetylamin (1), metylamin (2), amoniac (3), anilin (4), p-metylanilin (5), p-nitroanilin (6). Tính bazơ tăng dần theo thứ tự là

A. (1), (2), (3), (4), (5), (6).

B. (6), (5), (4), (3), (2), (1)

C. (6), (4), (5), (3), (2), (1).

D. (3), (2), (1), (4), (5), (6).

Câu 19:

Cho các phát biểu sau:

(1) Cacbon nằm ở ô thứ 6, nhóm IVA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn.

(2) Cấu hình electron của nguyên tử cacbon là 1s22s22p2.

(3) Cacbon là nguyên tử kim loại.

(4) Nguyên tử cacbon có thể tạo được tối đa 4 liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử khác.

(5) Số oxi hoá cao nhất và thấp nhất của cacbon lần lượt là +4 và -4.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 20:

Cho dãy các chất:

m-CH3COOC6H4CH3;m-HCOOC6H4OH;ClH3NCH2COONH4;p-C6H4(OH)2;p-HOC6H4CH2OH;H2NCH2COOCH3;CH3NH3NO3.

Số chất trong dãy mà 1 mol chất đó phản ứng tối đa được với 2 mol NaOH là

A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 5.

Câu 21:

Cho các phản ứng sau:

(1) (A) +  HCl -> MnCl2 + (B) + H2O  (2) (B) + (C) -> nưc gia-ven  (3) (C) + HCl -> (D) + H2O (4) (D) + H2O -> (C) + (B)+ (E)

Khí E là chất nào sau đây?

A. O2.

B. Cl2.

C. Cl2O.

D. H2

Câu 22:

Hợp chất hữu cơ X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch  AgNO3/NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. X là

A. HCOOCH=CH2.

B. HCOOCH3.

C. CH3COOCH=CH-CH3.

D. CH3COOCH=CH2.

Câu 23:

Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dung dịch Y), thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol HNO3 có trong Y là

A. 0,50 mol.

B. 0,78 mol.

C. 0,54 mol.

D. 0,44 mol.

Câu 24:

Hấp thụ hết V lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch T gồm NaOH 0,2M và Na2CO3 0,1M, thu được dung dịch X. Chia X thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1 cho tác dụng với CaCl2 dư, thu được b mol kết tủa.

- Phần 2 cho tác dụng với nước vôi trong dư, thu được c mol kết tủa. Biết 3b = c. Giá trị của V là

A. 4,48 lít

B. 2,24 lít

C. 11,2 lít

D. Đáp án khác

Câu 25:

Thủy phân hoàn toàn 10,75 gam este X (có công thức phân tử dạng CnH2n-2O2 trong dung dịch NaOH. Cho toàn bộ sản phẩm phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng thì thu được 54 gam Ag. Số đồng phân của X thỏa mãn điều kiện trên là

A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 1.

Câu 26:

Cho 23,05 gam X gồm ancol etylic, o-crezol và ancol benzylic tác dụng hết với natri dư. Sau khi kết thúc phản ứng thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị V l

A. 2,24.

B. 8,96.

C. 4,48.

D. 6,72.

Câu 27:

Trong các phản ứng sau:

Các phản ứng có đồng thời cả kết tủa và khí là

A. (2), (5), 6.

B. (1), (3), (6).

C. (2),  (3), (5).

D. (2),  (5).

Câu 28:

Tripeptit mạch hở X và tetrapeptit mạch hở Y đều được tạo từ các amino axit no, mạch hở có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm –COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X thu được sản phẩm gồm N2, CO2, H2O trong đó tổng khối lượng H2OCO2 là 109,8 gam. Để đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol Y cần số mol O2 

A. 9.

B. 3,375.

C. 6,75.

D. 4,5

Câu 29:

Một dung dịch X có chứa các ion: x mol H+, y mol Al3+, 0,1 mol Cl-  SO42-. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,9M tác dụng với dung dịch X, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Khối lượng kết tủa Y là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn)

A. 51,28 gam.

B. 62,91 gam.

C. 46,60 gam.

D. 49,72 gam.

Câu 30:

Cho hỗn hợp gồm a (mol) Mg và b (mol) Fe vào dung dịch chứa c (mol) AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X gồm 2 muối và chất rắn Y (gồm 2 kim loại). Mối quan hệ giữa a, b, c là

A. 2a  c 2a+b

B. 2a < c < 2a+b

C. c 2a+b

D. 2 a-b < c < 2a+b

Câu 31:

Từ m gam tinh bột điều chế được 575 ml rượu etylic 10o (khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 gam/ml) với hiệu suất cả quá trình là 75%, giá trị của m là

A. 75,9375.

B. 135.

C. 108.

D. 60,75.

Câu 32:

Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) trong đó oxi chiếm 50% về khối lượng. Từ chất X thực hiện chuyển hoá sau:

Xxt,toCOYxt,toHOCH2CH2OHZxt,toYTVi T=C6H10O4

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Chất T tác dụng với NaOH (dư) trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 2.

B. Chất X và Y đều tan vô hạn trong nước.

C. Chất Y và Z hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

D. Chất Z tác dụng được với kim loại Na và dung dịch NaOH đun nóng.

Câu 33:

Cho 9 gam chất hữu cơ A có công thức CH4ON2 phản ứng hoàn toàn với 450 ml dung dịch NaOH 1M, giải phóng khí NH3. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 19,9.

B. 15,9.

C. 21,9.

D. 26,3.

Câu 34:

Hỗn hợp X gồm Al và Fe. Cho X tan vừa hết trong 352 ml dung dịch HNO3 2,5M, thu được dung dịch Y chứa 53,4 gam hỗn hợp muối và 2,24 lít hỗn hợp khí Z gồm NO, N2O (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 17,1. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng dung dịch NH3 dư, lọc thu được m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 5,95.

B. 20,00.

C. 20,45.

D. 17,35.

Câu 35:

Hỗn hợp E gồm tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol E trong dung dịch NaOH dư, thu được 76,25 gam hỗn hợp muối của alanin và glyxin. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,2 mol E trong dung dịch HCl dư, thu được 87,125 gam muối. Thành phần % theo khối lượng của X trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào?

A. 31%.

B. 22%.

 C. 27%.

D. 35%.

Câu 36:

Cho V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 0,14 mol AlCl3, thu được m gam kết tủa. Mặt khác, cho 1,5V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 0,14 mol AlCl3, thu được 0,75m gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 0,28.

B. 0,40.

C. 0,36.

D. 0,32.

Câu 37:

X là este đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH 11,666%. Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thì phần hơi chỉ có H2O với khối lượng 86,6 gam, còn lại chất rắn Z có khối lượng là 23 gam. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của X thoả mãn tính chất trên?

A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 1.

Câu 38:

Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe3O4, CuO, Fe và Cu, trong đó oxi chiếm 20,4255% khối lượng hỗn hợp. Cho 6,72 lít khí CO (đktc) đi qua 35,25 gam X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hết toàn bộ Y trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối (không có muối NH4NO3 sinh ra) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm NO và N2O. Tỉ khối của T so với H2 là 16,75. Giá trị của m là

A. 96,25.

B. 117,95.

C. 80,75.

D. 139,50.

Câu 39:

Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 5,6 gam Fe; 27 gam FeNO32 và m gam Al trong dung dịch chứa 0,61 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 47,455 gam muối trung hòa và 2,352 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16. Giá trị của m là

A. 1,080.

B. 4,185.

C. 5,400.

D. 2,160.

Câu 40:

Cho hỗn hợp X gồm một axit no, đơn chức A và một este E tạo bởi một axit no, đơn chức B và một ancol no đơn chức C (A và B là đồng đẳng kế tiếp của nhau). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 thu được 1,92 gam muối. Nếu cho a gam hỗn hợp X tác dụng với lượng vừa đủ NaOH rồi đun nóng thì thu được 4,38 gam hỗn hợp D gồm muối của hai axit hữu cơ A, B và 0,03 mol ancol C, biết tỉ khối hơi của C so với hiđro nhỏ hơn 25 và C không điều chế trực tiếp được từ chất vô cơ. Đốt cháy hai muối trên bằng một lượng oxi vừa đủ thu được một muối vô cơ, hơi nước và 2,128 lít CO2 (đktc). Các phản ứng coi như xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 1,81.

B. 3,7.

C. 3,98.

D. 4,12.