Tổng hợp đề ôn thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nhận xét nào sau đây sai?

A. Những tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại gây ra.

B. Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử.

C. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính oxi hóa.

D. Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng

Câu 2:

Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là

A. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-CH25-COOH

B. CH2=CH-COOCH3 và H2N-CH26-COOH

C. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-CH26-COOH

D. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-CH25-COOH

Câu 3:

Dung dịch NaOH không phản ứng với chất nào sau đây?

A. Zn(OH)2.

B. Al(OH)3.

C. KCl.

D. Al.

Câu 4:

Tách riêng Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Ni, Fe ở dạng bột mà vẫn giữ nguyên khối lượng của Ag ban đầu, dung dịch cần dùng là

A. Dung dịch HNO3 đặc nguội.

B. Dung dịch AgNO3 dư.

C. Dung dịch H2SO4 loãng.

D. Dung dịch FeCl3.

Câu 5:

Cho sơ đồ sau: NaOHX1X2X3NaOH. Với X1, X2. X3 là các hợp chất của natri. Vậy X1, X2. X3 có thể tương ứng với dãy chất nào sau đây?

A. Na2CO3, Na2SO4 và NaCl

B. NaNO3, Na2CO3 và NaCl.

C. Na2CO3, NaCl và NaNO3.

D. NaCl, NaNO3 và Na2CO3.

Câu 6:

Khí SO2 do các nhà máy sinh ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn quốc tế quy định nếu lượng SO2 vượt quá 30.10-6 mol/m3 không khí thì coi là không khí bị ô nhiễm. Nếu người ta lấy 50 lít không khí ở một thành phố và phân tích có 0,0012 mg SO2 thì

A. không khí ở đó đã bị ô nhiễm.

B. không khí ở đó có bị ô nhiễm quá 25% so với quy định.

C. không khí ở đó có bị ô nhiễm gấp 2 lần cho phép.

D. không khí ở đó chưa bị ô nhiễm.

Câu 7:

Thực hiện một số thí nghiệm với 4 oxit, thu được kết quả như sau:

X, Y, Z, T lần lượt là:

A. CrO3, Fe3O4, Na2O, Al2O3.

B. CrO3, Al2O3, Na2O, Fe3O4.

C. CrO3, Na2O, Fe3O4, Al2O3.

D. CrO3, Al2O3, Fe3O4, Na2O.

Câu 8:

Hợp chất chứa một liên kết p trong phân tử thuộc loại hợp chất

A. không no.

B. no hoặc không no.

C. thơm.

D. mạch hở.

Câu 9:

Điều nào sau đây là chưa chính xác?

A. Bất cứ một anđehit đơn chức nào khi tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 cũng tạo ra số mol Ag gấp đôi số mol anđehit đã dùng.

B. Công thức tổng quát của một anđehit no, mạch hở bất kỳ là CnH2n+22kOk (k: số nhóm –CHO).

C. Một anđehit đơn chức mạch hở bất kỳ, cháy cho số mol H2O nhỏ hơn số mol CO2 phải là một anđehit chưa no.

D. Một ankanal bất kỳ cháy cho số mol H2O luôn bằng số mol CO2.

Câu 10:

Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí khác nhau, chúng được úp ngược trong các chậu nước X, Y, Z, T. Kết quả các thí nghiệm được mô tả bằng hình vẽ sau:

Hãy cho biết khí ở chậu nào tan trong nước nhiều nhấ

A. T.

B. X.

C. Y.

D. Z.

Câu 11:

Bằng phương pháp hóa học, thuốc thử để phân biệt 3 dung dịch: metylamin, anilin, axit axetic là

A. Natri hiđroxit.

B. Quì tím

C. phenol phtalein.

D. natri clorua.

Câu 12:

Chất nào trong 4 chất dưới đây có thể tham gia cả 4 phản ứng: Phản ứng cháy trong oxi, phản ứng cộng brom, phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, to), phản ứng thế với dung dịch AgNO3 /NH3?

A. axetilen.

B. etan.

C. isobutan.

D. etilen.

Câu 13:

Cho dãy các chất sau: metanol, etanol, etylen glicol, glixerol, hexan-1,2-điol, pentan-1,3-điol. Số chất trong dãy hòa tan được Cu(OH)2 là

A. 4.

B. 5.

C. 3.

D. 2.

Câu 14:

So sánh tính chất của fructozơ, saccarozơ, glucozơ, xenlulozơ

(1) cả 4 chất đều dễ tan trong nước do có nhiều nhóm OH.

(2) Trừ xenlulozơ, còn lại fructozơ, glucozơ, saccarozơ đều có thể phản ứng tráng gương.

(3) Cả 4 chất đều có thể phản ứng với Na vì có nhiều nhóm OH.

(4) Khi đốt cháy cả 4 chất trên thì đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.

So sánh sai

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Câu 15:

Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O2, được tạo bởi một axit Y và một ancol Z. Vậy Y không thể là

A. C3H5COOH.

B. CH3COOH.

C. C2H5COOH.

D. HCOOH.

Câu 16:

Cho các phát biểu sau:

 (a) Thép là hợp kim Fe2O3 của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.

 (b) Bột nhôm trộn với bột sắt(III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.

 (c) Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu.

(d) Hỗn hợp Cu và  (tỉ lệ 1 : 1) tan hết trong dung dịch HCl dư.

Số phát biểu đúng là

A. 3.

B. 4.

C..

D. 2.

Câu 17:

Cho các phản ứng sau:

(1) NaHCO3 + NaOH;  (2) NaOH + Ba(HCO3)2;   3 KOH + NaHCO3;  (4) KHCO3 + NaOH;  (5) NaHCO3 + Ba(OH)2;  (6) Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2;  (7) Ca(OH)2 + Ba(HCO3)2.

Hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng có phương trình ion thu gọn là:

OH-+HCO3-CO32-+H2O

A. 2.

B. 4. 

C. 3. 

D. 5.

Câu 18:

Để rửa sạch lọ đã đựng anilin người ta dùng

A. dung dịch NaOH và nước

B. dung dịch NaCl và nước.

C. dung dịch amoniac và nước.

D. dung dịch HCl và nước.

Câu 19:

Cho các phát biểu sau:

(1) Cacbon monooxit là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, rất ít tan trong nước, rất bền với nhiệt.

(2) Khí CO rất độc. Khi thở phải khí CO, nó kết hợp với chất hêmôglôbin (hồng cầu) trong máu thành một hợp chất bền, làm cho hêmôglôbin mất tác dụng vận chuyển oxi từ phổi đến các tế bào.

(3) Cacbon monooxit là oxit trung tính và có tính khử mạnh.

(4) Khí than ướt chứa trung bình khoảng 44% CO, khí than khô chứa trung bình khoảng 30% CO.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 4.

C. 1.

D. 3.

Câu 20:

Cho các loại hợp chất: amino axit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của amino axit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và đều tác dụng được với dung dịch HCl là:

A. Y, Z, T.

B. X, Y, Z, T.

C. X, Y, T.

D. X, Y, Z.

Câu 21:

Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3 và ZnO, Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) thu được kết tủa gồm:

A. Fe(OH)3 và Zn(OH)2.

B. Fe(OH)2 và Cu(OH)2.

C. Fe(OH)3.

D. Fe(OH)2; Cu(OH)2 và Zn(OH)2.

Câu 22:

Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit A thu được 431 gam các α-amino axit no (phân tử chỉ chứa 1 gốc –COOH và một gốc NH2). Khi thuỷ phân không hoàn toàn A thu được: Gly-Ala,Gly-Gly; Gly-Ala-Val,Val-Gly-Gly; không thu được Gly-Gly-Val vàVal-Ala-Gly. Trong phân tử A chứa số gốc của Gly là

A. 3.

 B. 1.

C. 2.

D. 4.

Câu 23:

Hòa tan hoàn toàn 30 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, MgNO32 trong dung dịch H2SO4. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa một muối sunfat và 4,48 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Số mol H2SO4 đã phản ứng là

A. 0,5 mol.

B. 0,3 mol.

C. 0,6 mol.

D. 0,4 mol.

Câu 24:

Cho 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 500 ml KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,12M kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 2,55.

B. 3,94.

C. 1,97.

D. 4,925.

Câu 25:

Đốt cháy hoàn toàn 29,064 gam hỗn hợp X gồm anđehit oxalic, axit acrylic, vinyl axetat và metyl metacrylat rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 13,608 gam, bình 2 xuất hiện a gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 220,64.

B. 232,46.

C. 318,549.

D. 231,672.

Câu 26:

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol đơn chức trong 1,4 mol O2 (dư), thu được tổng số mol các khí và hơi bằng 2 mol. Khối lượng ancol ban đầu đem đốt cháy là

A. 14,8 gam.

B. 17,2 gam.

C. 18,0 gam.

D. 12,0 gam.

Câu 27:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch FeNO32.

(b) Cho FeS vào dung dịch HCl.

(c) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc.

(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF.

(e) Cho Si vào bình chứa khí F2.

(f) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 3.

B. 4.

C. 6.

D. 5.

Câu 28:

Với xúc tác men thích hợp chất hữư cơ A bị thuỷ phân hoàn toàn cho hai amino axit thiên nhiên X và Y với tỷ lệ số mol của các chất trong phản ứng như sau: 1 mol A + 2 mol H2O2 mol X + 1 mol Y. Thuỷ phân hoàn toàn 20,3 gam A, thu được m1 gam X và m2 gam Y. Đốt cháy hoàn toàn m2 gam Y cần 8,4 lít O2 (đktc), thu được 13,2 gam CO2, 6,3 gam H2O và 1,23 lít N227oC, 1 atm. Y có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Xác định X, Y và giá trị m1,m2?

A. X: NH2CH2CH2COOH (15 gam); Y: CH3CH(NH2)COOH (8,9 gam)

B. X: NH2CH2COOH (15 gam); Y:  CH2(NH2)-CH2-COOH (8,95 gam).

C. X: NH2CH2COOH (15 gam); Y: CH3CH(NH2)COOH (8,9 gam).

D. X: NH2CH2COOH (15,5 gam); Y: CH3CH(NH2)COOH (8,9 gam).

Câu 29:

Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và a mol khí H2. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị m là

A. 22,4.

B. 21,4.

C. 24,2.

D. 24,1.

Câu 30:

Cho kim loại M tan vừa hết trong dung dịch H2SO4 nồng độ 9,8%, thu được dung dịch chứa muối MSO4 với nồng độ là 15,146% và có khí H2 thoát ra. Vậy kim loại M là

A. Mg. 

B. Ni.

C. Zn.

D. Fe.

Câu 31:

Cho 20,15 gam hỗn hợp X gồm glyxin và alanin phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M. Thành phần phần trăm về khối lượng của glyxin trong hỗn hợp X là

A. 44,17%.

B. 47,41%.

C. 53,58%. 

D. 55,83%.

Câu 32:

Cho các phương trình hóa học sau (với hệ số tỉ lệ đã cho)

1) X + 2NaOH Y + Z + T  (2) Y + 2AgNO3 + 3NH3 + H2OC2H4NO4Na + 2Ag  + 2NH4NO3  (3) Z + HClC3H6O3 + NaCl  (4) T + Br2 + H2O  C2H4O2 + 2W

Phân tử khối của X là

A. 190.

 B. 172.

C. 220.

D. 156

Câu 33:

Cho hỗn hợp X gồm muối A C5H16O3N2 và B C4H12O4N2 tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối D và E (MD < ME) và 2,24 lít hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là

A. 6,14 gam.

B. 2,12 gam.

 C. 2,68 gam.

D. 4,02 gam.

Câu 34:

Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe trong 2,912 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2, thu được (m + 6,11) gam hỗn hợp Y gồm các muối và oxit (không thấy khí thoát ra). Hòa tan hết Y trong dung dịch HCl, đun nóng, thu được dung dịch Z chứa 2 muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 73,23 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hết m gam hỗn hợp X trên trong dung dịch HNO3 31,5%, thu được dung dịch T và 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất; đktc). Nồng độ phần trăm của FeNO32 trong dung dịch T gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 5%.

B. 7%.

C. 8%.  

D. 9%.

Câu 35:

Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit có dạng H2NCmHnCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy CO2, H2O, N2 vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 30,0.

B. 28.

C. 35,0.

D. 32

Câu 36:

Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Fe2O3 vào ống sứ nung nóng và dẫn từ từ 0,2 mol hỗn hợp khí Y gồm CO và H2 (tỉ khối so với H2 bằng 4,25) qua ống sứ, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X1 và khí Y1. Cho khí Y1 hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 7 gam kết tủa và 0,06 mol khí Y2 (tỉ khối so với H2 bằng 7,5). Hoà tan X1 bằng dung dịch HNO3 (đặc, nóng, dư), thu được dung dịch Z và 0,62 mol hỗn hợp 2 khí, trong đó có một khí màu nâu đỏ là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Nếu cho X tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) thì thu được 0,225 mol hỗn hợp 2 khí. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong X là

A. 48%. 

B. 40%.

C. 16%.

D. 32%.

Câu 37:

X là một axit cacboxylic, Y là một este hai chức, mạch hở (được tạo ra khi cho X phản ứng với ancol đơn chức Z). Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch KHCO3 lấy dư, thu được 0,11 mol CO2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp trên, thu được 0,69 mol CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là

A. 8,82.

B. 10,68. 

C. 14,35.

D. 6,21.

Câu 38:

Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4, FeO, Cu2O trong đó oxi chiếm 17,827% khối lượng hỗn hợp. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 8,736 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48 lít NO (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 145,08 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 46,15.

B. 43,08.

C. 42,79 

D. 45,14

Câu 39:

Dung dịch E chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3-, Cl- trong đó số mol của Cl- gấp đôi số mol của ion Na+. Cho một nửa dung dịch E phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được 4 gam kết tủa. Cho một nửa dung dịch E còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 5 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch E thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 11,84.

B. 6,84.

C. 5,92.  

D. 14,94.

Câu 40:

X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng MX < MY < MZ, T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với

A. 38,04.

B. 24,74.

C. 16,74.

D. 25,10.

Câu 41:

Một tripeptit no, mạch hở A có công thức phân tử CxHyO6N4. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol A thu được 40,32 lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Giá trị của m gần nhất với

A. 29,68.

B. 30,70.

C. 28,80.

D. 18,91.

Câu 42:

Cho 18 gam hỗn hợp X gồm R2CO3NaHCO3 (số mol bằng nhau) vào dung dịch chứa HCl dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít CO2 (ở đktc). Mặt khác, nung 9 gam X đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 2,65.

B. 7,45.

C. 6,25.

D. 3,45.

Câu 43:

Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức Y và Z hơn kém nhau một nhóm -CH2-. Cho 6,6 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 7,4 gam hỗn hợp 2 muối. Công thức cấu tạo chính xác của Y và Z là

A. CH3COOC2H5 và CH3COOCH3.

B. HCOOCH3 và CH3COOCH3.

C. CH3COOC2H5 và HCOOC2H5.

D. CH3COOCH=CH2 và HCOOCH=CH2.