Tổng hợp đề ôn thi THPTQG môn Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 12)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,1M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng? 

A. [H+] = 0,1M.

B. [H+] < [CH3COO-].

C. [H+] > [CH3COO-].

D. [H+] < 0,1M.

Câu 2:

Cho dung dịch chứa các ion sau: Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-. Muốn loại được nhiều cation ra khỏi dung dịch, có thể cho tác dụng với dung dịch 

A. K2CO3.

B. Na2SO4.

C. NaOH

D. Na2CO3

Câu 3:

Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(2) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2.
(3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
(4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.
(5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).

Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

A. 3

B. 4.

C. 5.

D. 2.

Câu 4:

Khi nhiệt phân, dãy muối nào sau đây đều cho sản phẩm là kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi? 

A. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2.

B. Ca(NO3)2, LiNO3, KNO3

C. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3.

D. Hg(NO3)2, AgNO3

Câu 5:

Kim cương và than chì là hai dạng thù hình của cacbon vì 

A. có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau

B. đều là các dạng đơn chất của nguyên tố cacbon và có tính chất vật lí khác nhau

C. có tính chất vật lí tương tự nhau

D. có tính chất hóa học không giống nhau

Câu 6:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các ankan là những chất tan tốt trong nước

B. Các ankan đều có khối lượng riêng lớn hơn 1g/ml.

C. Ankan có đồng phân mạch cacbon

D. Có 4 ankan đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H10

Câu 7:

Công thức tổng quát của mọi hiđrocacbon là CnH2n+2-2k. Giá trị của hằng số k cho biết: 

A. Số liên kết pi

B. Số vòng no

C. Số liên kết đôi.

D. Số liên kết π + vòng no

Câu 8:

Tên gọi của anken (sản phẩm chính) thu được khi đun nóng ancol có công thức (CH3)2CHCH(OH)CH3 với dung dịch H2SO4 đặc là: 

A. 2–metylbut–2–en.

B. 3–metylbut–1–en.

C. 2–metylbut–1–en

D. 3–metylbut–2–en  

Câu 9:

Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C2H4O2. Chất X phản ứng được với kim loại Na và tham gia phản ứng tráng bạc. Chất Y phản ứng được với kim loại Na và hòa tan được CaCO3. Công thức của X, Y lần lượt là: 

A. HOCH2CHO, CH3COOH

B. HCOOCH3, CH3COOH

C. CH3COOH, HOCH2CHO

D. HCOOCH3, HOCH2CHO

Câu 10:

Đun nóng este: CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là 

A. CH3COONa và CH3CHO

B. C2H5COONa và CH3OH

C. CH3COONa và CH2=CH-OH.

D. CH2=CHCOONa và CH3OH

Câu 11:

Để biến một số dầu thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình: 

A. hiđro hóa (có xúc tác Ni).  

B. làm lạnh

C. cô cạn ở nhiệt độ cao

D. xà phòng hóa

Câu 12:

Cho các chất: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, metyl fomat, xenlulozơ, fructozơ. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit tạo sản phẩm tác dụng với Cu(OH)2 và tráng bạc là 

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5

Câu 13:

Tính bazơ của anilin yếu hơn NH3 thể hiện ở phản ứng nào? 

A. Anilin tác dụng được với axit

B. Anilin dễ tạo kết tủa với dung dịch FeCl3.

C. Anilin tác dụng dễ dàng với nước brom.

D. Anilin không làm đổi màu quì tím

Câu 14:

Amino axit nào sau đây có hai nhóm amino: 

A. Axit glutamic

B. Lysin

C. Alanin

D. Valin

Câu 15:

Có 5 ống nghiệm, mỗi ống chứa một trong các dung dịch sau: glixerol, glucozơ, lòng trắng trứng, natri hiđroxit, axit axetic. Để phân biệt 5 dung dịch này có thể dùng một loại thuốc thử là:

A. Br2.

B. AgNO3/NH3

C. Quì tím

D. CuSO4

Câu 16:

Câu nào sau đây không đúng?

A. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.

B. Phân tử protein gồm các mạch dài polipeptit tạo nên.

C. Protein rắn ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng.

D. Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện phức chất màu tím

Câu 17:

Trong các loại tơ sau: tơ visco, tơ xenlulozơ axetat, tơ nitron, tơ lapsan, tơ nilon-6,6. Số tơ được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng là: 

A. 3.  

B. 2.  

C. 4.

D. 1

Câu 18:

Khi cho kim loại R vào dung dịch CuSO4 dư thu được chất rắn X. X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl. X là:

A. K

B. Fe

C. Mg.        

D. Ag

Câu 19:

Hiđroxit nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Al(OH)3.

B. Zn(OH)2

C. Be(OH)2.

D. Be(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3

Câu 20:

Trong công nghiệp, Al được sản xuất từ quặng boxit 

A. bằng phương pháp điện phân nóng chảy

B. bằng phương pháp nhiệt luyện

C. bằng phương pháp thủy luyện

D. Trong lò cao

Câu 21:

Trường hợp nào sau đây khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được kết tủa? 

A. Cho 1 lượng dư NaOH vào dung dịch AlCl3

B. Cho lượng dư AlCl3 vào dung dịch NaOH.

C. Cho từ từ HCl vào dung dịch NaAlO2 cho đến dư

D. Cho 1 lượng NaAlO2 vào lượng dư H2SO4

Câu 22:

Nguyên liệu dùng trong luyện gang bao gồm 

A. quặng sắt, chất chảy, khí CO

B. quặng sắt, chất chảy, than cốc

C. quặng sắt, chất chảy, bột nhôm

D. quặng sắt, chất chảy, khí H2.

Câu 23:

Có hiện tượng gì xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch KMnO4 vào ống nghiệm có chứa dung dịch hỗn hợp  

(FeSO4 + H2SO4 loãng) và lắc nhẹ?

A. Dung dịch từ không màu chuyển sang màu tím hồng

B. Màu tím hồng của dung dịch KMnO4 mất dần và có kết tủa màu nâu đỏ xuất hiện

C. Màu tím hồng của dung dịch KMnO4 mất dần, thu được dung dịch màu vàng

D. Màu tím của dung dịch KMnO4 nhạt dần, có kết tủa màu trắng xanh xuất hiện

Câu 24:

Ion Cr2O72- không tồn tại trong môi trường nào sau đây? 

A. Môi trường axit

B. Môi trường kiềm

C. Môi trường trung tính

D. Môi trường axit hoặc trung tính

Câu 25:

Trộn 150 ml dung dịch HCl 1M với 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,4M và NaOH 0,6M. Nhúng giấy quì tím vào dung dịch sau phản ứng có hiện tượng: 

A. quì tím chuyển sang màu đỏ

B. quì tím chuyển sang màu xanh

C. quì tím không đổi màu.

D. không xác định được màu quì tím

Câu 26:

Cho V lít CO2 (đktc) hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong thu được 30 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng dung dịch X giảm 8 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Giá trị của V là 

A. 6,72.

B. 10,08.

C. 11,2

D. 14.

Câu 27:

Cho 3 kim loại Al, Fe và Cu vào 2 lít dung dịch HNO3 phản ứng vừa đủ thu được 1,792 lít khí X (đktc) gồm N2 và NO2 có tỉ khối hơi so với He bằng 9,25. Nồng độ mol/lít của HNO3 trong dung dịch ban đầu là 

A. 0,28M.

B. 1,2M

C. 1,4M.

D. 1,7M

Câu 28:

Đốt cháy hết 2,295g 2 đồng đẳng của benzen X, Y thu được H2O và 7,59g CO2. Công thức phân tử của X và Y lần lượt là: 

A. C6H6; C7H8

B. C8H10; C9H12

C. C7H8; C8H10.

D. C9H12; C10H14

Câu 29:

Cho hỗn hợp hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với nước (có H2SO4 làm xúc tác) thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,06 gam hỗn hợp Z sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch T trong đó nồng độ của NaOH bằng 0,05M. Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là (cho thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). 

A. C2H5OH và C3H7OH

B. C4H9OH và C5H11OH

C. C2H5OH và C4H9OH

D. C3H7OH và C4H9OH.

Câu 30:

Hỗn hợp G gồm hai anđehit X và Y, trong đó MX < MY < 1,6MX. Đốt cháy hỗn hợp G thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Cho 0,10 mol hỗn hợp G vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 0,25 mol Ag. Tổng số các nguyên tử trong một phân tử Y là: 

A. 10.

B. 7.

C. 6

D. 9

Câu 31:

Xà phòng hóa hoàn toàn một lượng chất béo bằng 400ml dung dịch NaOH thu được 18,4g glixerol. Nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng là: 

A. 0,5

B. 1

C. 1,5.

D. 2.

Câu 32:

Cho 2,5g hỗn hợp X gồm anilin, metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 4,725.

B. 3,475.

C. 2,55

D. 4,325

Câu 33:

Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất toàn bộ quá trình là 75%. Hấp thụ toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra trong quá trình trên vào dung dịch nước vôi trong, thu được 30g kết tủa và dung dịch X. Biết dungdịch X có khối lượng giảm 12,4g so với dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là 

A. 48.     

B. 24,3

C. 43,2.

D. 27.

Câu 34:

Cho m gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và 2g kim loại không tan. Giá trị của m là 

A. 8,5.

B. 18.

C. 15.

D. 16

Câu 35:

Cho hỗn hợp X (gồm Na và Mg) lấy dư vào 100 gam dung dịch H2SO4 20% thì thể tích khí H2 (đktc) thoát ra là

A. 4,57 lít.

B. 49,78 lít

C. 54,35 lít.

D. 104,12 lít.

Câu 36:

Hỗn hợp X gồm 7,5g H2NCH2COOH và 4,4g CH3COOC2H5. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 13,8.

B. 15,8.

C. 19,9.

D. 18,1

Câu 37:

Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 100 ml dung dịch X có chứa các ion: NH4+, SO42-, NO3- thì có 23,3 gam một kết tủa được tạo thành và đun nóng thì có 6,72 lít (đktc) một chất khí bay ra.Nồng độ mol/lít của (NH4)2SO4 và NH4NO3 trong dung dịch X là bao nhiêu? 

A. 2M và 2M

B. 2M và 1M.

C. 1M và 2M

D. 1M và 1M.

Câu 38:

Đốt cháy hoàn toàn 3,6g Mg trong hỗn hợp khí clo và oxi thu được 11,5g hỗn hợp chất rắn X gồm muối clorua và oxit. Cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam chất rắn Y. Giá trị của m là 

A. 14,35

B. 34,5

C. 30,7.

D. 28,7.

Câu 39:

Hỗn hợp X gồm valin và Gly-Ala. Cho a mol X vào 100 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 275 ml dung dịch gồm NaOH 1M đun nóng, thuđược dung dịch chứa 26,675g muối. Giá trị của a là

A. 0,175.

B. 0,275.

C. 0,125.

D. 0,225 

Câu 40:

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng Mg vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol muối Cu(NO3)2 và b mol HCl khi nhúng thanh Mg có khối lượng m gam vào dung dịch hỗn hợp X được biểu diễn như hình vẽ dưới đây:

Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn lấy thanh Mg ra, thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Tỉ lệ a : b là

A. 1 : 8.

B. 8 : 1.

C. 1 : 10

D. 10 : 1