Tổng hợp đề ôn thi THPTQG môn Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 16)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Dãy gồm các chất đều là chất điện li mạnh?
A. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, NH3.
B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH
C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH
D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.
Các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là:
A. Na+, NH4+, SO42-, Cl-.
B. Mg2+, Al3+, NO3-, CO32-.
C. Ag+, Mg2+, NO3-, Br-.
D. Fe3+, Ag+, NO3-, Cl-.
Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hòa. Khí X là:
A. NO.
B. NO2.
C. N2O
D. N2.
Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3, CrCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5
Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai?
A. Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon thì sản phẩm thu được chỉ là CO2 và H2O
B. Nếu sản phẩm của phản ứng đốt cháy hoàn toàn một chất chỉ là CO2 và H2O thì chất đem đốt là hiđrocacbon
C. Khi đốt cháy hoàn toàn một ankan, thì trong sản phẩm thu được, số mol H2O lớn hơn số mol CO2.
D. Nếu trong sản phẩm đốt cháy một hiđrocacbon, số mol H2O lớn hơn số mol CO2 thì hiđrocacbon đem đốt phải là ankan
Các ankin có đồng phân vị trí khi số cacbon trong phân tử lớn hơn hoặc bằng
A. 2
B. 3.
C. 4
D. 5.
Cho các chất sau: phenol, etanol và etyl clorua. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Có 1 chất tác dụng được với Na
B. Có 2 chất tác dụng được với dung dịch NaOH.
C. Cả 3 chất đều tác dụng được với dung dịch Na2CO3
D. Cả 3 chất đều tan tốt trong nước
Quá trình nào sau đây không tạo ra anđehit axetic?
A. CH2=CH2 + H2O (to, xúc tác H2SO4).
B. CH2=CH2 + O2 (to, xúc tác).
C. CH3-COOCH=CH2 + dung dịch NaOH (to).
D. CH3-CH2OH + CuO (to).
Dung dịch axit acrylic (CH2=CH-COOH) không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Na2CO3
B. NaOH
C. Mg(NO3)2.
D. Br2
Thủy phân este có CTPT C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X, Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy X là
A. axit fomic
B. etyl axetat
C. ancol etylic
D. ancol metylic
Khi xà phòng hóa tripanmitin trong dung dịch KOH ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COOK và etanol
B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOK và glixerol
D. C17H35COOK và glixerol
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Glucozơ tác dụng được với dung dịch brom tạo thành muối amoni gluconat
B. Glucozơ có rất nhiều trong mật ong (khoảng 40%).
C. Xenlulozơ tan được trong dung dịch Cu(OH)2/NaOH tạo thành dung dịch xanh lam
D. Đốt cháy saccarozơ thu được nCO2 > nH2O
Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Thủy phân tinh bột thu được fructozơ và glucozơ
B. Cả xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng bạc
C. Thủy phân xenlulozơ thu được glucozơ
D. Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ trong phân tử fructozơ có nhóm chức –CHO.
Cho các chất C6H5OH (X); C6H5NH2 (Y); CH3NH2 (Z) và HCOOCH3 (T). Các chất không làm đổi màu quì tím là
A. X, Y.
B. X, Y, Z.
C. X, Y, T
D. Y, T
Trạng thái và tính tan của các amino axit là
A. chất rắn, không tan trong nước
B. chất lỏng, không tan trong nước
C. chất rắn, dễ tan trong nước
D. chất lỏng, dễ tan trong nước
Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các α-amino axit còn thu được các đipeptit
A. Val-Phe-Gly-Ala
B. Ala-Val-Phe-Gly
C. Gly-Ala-Val-Phe
D. Gly-Ala-Phe-Val.
Cho các sản phẩm: (a) tơ visco, (b) tơ xenlulozơ axetat, (c) nilon-6,6, (d) tơ nitron, (e) tơ tằm, (g) cao su buna, (h) len, (i) thuốc súng không khói. Số tơ tổng hợp và bán tổng hợp lần lượt là:
A. 3 và 4
B. 2 và 1.
C. 3 và 5.
D. 2 và 2
Cho hỗn hợp Al2O3, ZnO, MgO, FeO tác dụng với luồng khí CO nóng, dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp B gồm các chất
A. Al2O3, FeO, Zn, MgO
B. Al2O3, Fe, Zn, MgO.
C. Al, Fe, Zn, MgO
D. Al, Fe, Zn, Mg.
Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là
A. 3
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Muối nào trong các muối sau được dùng để điều chế thuốc đau dạ dày do thừa axit trong dịch dạ dày?
A. NaF
B. Na2CO3
C. NaHCO3
D. NH4HCO3
Cho kim loại Ba vào các dung dịch sau: NaHCO3, CuSO4, (NH4)2CO3, NaNO3, MgCl2. Số dung dịch tạo ra kết tủa là
A. 1
B. 2.
C. 3
D. 4
Hiện tượng quan sát được khi cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch Al(NO3)3 cho tới dư là
A. xuất hiện kết tủa màu trắng, lượng kết tủa tan ngay
B. xuất hiện kết tủa màu trắng, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại và sau đó kết tủa tan ra cho đến hết, dung dịch trở nên trong suốt
C. xuất hiện kết tủa màu trắng, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại
D. xuất hiện kết tủa keo màu trắng, kết tủa tan ra cho đến hết sau đó lại xuất hiện kết tủa
Chọn phương trình điều chế FeCl2 đúng?
A. Fe + Cl2FeCl2
B. Fe + 2NaClFeCl2 + 2Na
C. Fe + CuCl2FeCl2 + Cu
D. FeSO4 + 2KClFeCl2 + K2SO4
Phát biểu không đúng là:
A. Hợp chất Cr (II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr (VI) có tính oxi hóa mạnh.
B. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính
C. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH.
D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat.
Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH aM thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là
A. 0,15
B. 0,3
C. 0,03.
D. 0,12
Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là
A. 3,84.
B. 3,20
C. 1,92
D. 0,64
Hòa tan hoàn toàn 4g hỗn hợp ACO3 và BCO3 vào dung dịch HCl thu được dung dịch chứa 5,1g muối và V lít khí ở đktC. Giá trị của V là:
A. 1,68.
B. 2,24
C. 3,36
D. 11,2
Đốt cháy hoàn toàn 1 lít khí hiđrocacbon X cần 4,5 lít oxi, sinh ra 3 lít CO2 (cùng điều kiện). X có thể làm mất màu dung dịch KMnO4. Vậy X là
A. propan.
B. propen
C. propin
D. propađien
Đốt cháy hoàn toàn 20 ml hơi hợp chất hữu cơ X (chỉ gồm C, H, O) cần vừa đủ 110 ml khí O2, thu được 160 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y qua dung dịch H2SO4 đặc (dư), còn lại 80 ml khí Z. Biết các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của X là:
A. C4H10O
B. C4H8O
C. C3H8O
D. C4H8O2
Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hòa 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75M. Khối lượng của CH2=CH-COOH trong X là:
A. 0,56 gam
B. 1,44 gam
C. 0,72 gam
D. 2,88 gam
Cho 0,1 mol tristearin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 9,2.
B. 14,4.
C. 4,6.
D. 27,6.
Để điều chế 53,46 kg xenlulozơ trinitrat (H = 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5% (D = 1,5g/ml) phản ứng với xenlulozơ. Giá trị của V là
A. 36.
B. 60.
C. 24
D. 40
Để 8,4g bột sắt trong không khí sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm 4 chất. Hòa tan hết hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,12 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc). Giá trị của m là
A. 9,8.
B. 10,8
C. 15,6.
D. 10,08
Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol Mg và 0,5 mol Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 19,4
B. 27,2
C. 11,6
D. 50,6
Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M. Sau phản ứng thu được số mol CO2 là
A. 0,015
B. 0,02
C. 0,01
D. 0,03.
Đun nóng 14,64g este X (C7H6O2) cần dùng 120g dung dịch NaOH 8%. Cô cạn dung dịch thu được lượng muối khan là
A. 22,08g
B. 28,08g.
C. 24,24g
D. 25,82g
Một hỗn hợp X gồm axetilen, anđehit fomic, axit fomic và H2. Lấy 0,25 mol X cho qua Ni, đốt nóng thu được hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ và H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 15g kết tủa và dung dịch Z. Khối lượng dung dịch Z thay đổi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là
A. tăng 4,5g.
B. giảm 10,5g.
C. giảm 3,9g
D. tăng 11,1g
Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol HCl và y mol ZnCl2, kết tủa của thí nghiệm được biểu diễn theo đồ thị sau:
Tổng (x + y + z) là
A. 2.
B. 1,1
C. 0,8.
D. 0,9
Hòa tan hết 3,264g hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 600 ml dung dịch HNO3 1M đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 1,8816 lít (đktc) một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 5,592g kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Fe. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m là
A. 9,76.
B. 9,12.
C. 11,712.
D. 11,256
Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin; 0,4 mol muối của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác, đốt cháy m gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp O2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 78,28g. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào?
A. 40
B. 50
C. 35
D. 45.