Tổng hợp đề ôn thi THPTQG môn Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 19)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dung dịch axit photphoric có chứa các ion (không kể H+ và OH- của nước):

A. H+, PO43-.

B. H+, H2PO4-, PO43-.

C. H+, HPO42-, PO43-.

D. H+, H2PO4-, HPO42-, PO43-.

Câu 2:

Khi có sấm chớp, khí quyển sinh ra khí

A. CO.        

B. NO.

C. SO2.

D. CO2

Câu 3:

Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là:

A. CO2

B. O2

C. H2

D. N2.

Câu 4:

Theo IUPAC: CH3-CC-CH(CH3)-CH(CH3)-CH3 có tên gọi là:

A. 4-đimetylhex-1-in

B. 4,5-đimetylhex-1-in

C. 4,5-đimetylhex-2-in

D. 2,3-đimetylhex-4-in.

Câu 5:

Dung dịch phenol (C6H5OH) không phản ứng được với chất nào sau đây?

A. NaOH

B. NaCl

C. Br2

D. Na

Câu 6:

Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là:

A. CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3COOH

B. CH3COOH, C2H6, CH3CHO, C2H5OH

C. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH

D. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH

Câu 7:

Trong phân tử axit cacboxylic X có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Tên gọi của X là:

A. axit axetic

B. axit malonic

C. axit oxalic

D. axit fomic

Câu 8:

Pha loãng dung dịch HCl có pH = 2 bao nhiêu lần để được dung dịch có pH = 3?

A. 5

B. 100

C. 20.

D. 10

Câu 9:

Cho 50 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 50 ml dung dịch H3PO4 0,5M, muối thu được có khối lượng là

A. 3,55g.

B. 3,95g.

C. 4,1g.

D. 2,975g

Câu 10:

Hòa tan hoàn toàn 27,2 gam hỗn hợp gồm Cu; CuO vào  dung dịch HNO3 loãng vừa đủ  thì thu được 4,48 lít (đktc) khí NO (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Khối lượng của CuO trong hỗn hợp là 

A. 6,4.

B. 8,8

C. 19,2

D. 8

Câu 11:

Một hỗn hợp khí A gồm 1 ankan, 1 anken có cùng số cacbon và đẳng mol (số mol bằng nhau). Cho a gam hỗn hợp A phản ứng vừa đủ với 120g dung dịch Br­2 20% trong CCl4 . Đốt a gam hỗn hợp trên thu được 20,16 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của ankan, anken lần lượt là

A. C3H8 và C3H6

B. C5H12 và C5H10.

C. C2H6 và C2H4

D. C4H10 và C4H8

Câu 12:

Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là 

A. C3H5OH và C4H7OH

B. C3H7OH và C4H9OH

C. CH3OH và C2H5OH.

D. C2H5OH và C3H7OH

Câu 13:

Cho 0,25 mol một anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, to) thì 0,125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức ứng với công thức chung là

A. CnH2n-3CHO(n ≥ 2).

B. CnH2n-1CHO (n ≥ 2).

C. CnH2n+1CHO (n ≥ 0).

D. CnH2n(CHO)2 (n ≥ 0).

Câu 14:

Phản ứng của cặp chất nào sau đây tạo sản phẩm muối và ancol?

A. CH3COOCH=CH2 + NaOH 

B. C6H5COOCH3 + NaOH

C. CH3COOC6H5 + NaOH 

D. HCOOCH=CH2 + NaOH 

Câu 15:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tinh bột là polime có cấu trúc dạng mạch phân nhánh và không phân nhánh

B. Tinh bột không tan trong nước lạnh. Trong nước nóng từ 650C trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo nhớt

C. Tinh bột không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng.

D. Etanol có thể được sản xuất bằng phương pháp lên men các nông sản chứa nhiều tinh bột

Câu 16:

Nhiệt độ sôi của C4H10 (1); C2H5NH2 (2); C2H5OH (3) tăng dần theo thứ tự

A. (1) < (2) < (3).

B. (1) < (3) < (2).

C. (2) < (3) < (1).

D. (2) < (1) < (3)

Câu 17:

Hợp chất A có công thức phân tử CH6N2O3. A tác dụng với KOH tạo ra một bazơ và các chất vô cơ. Công thức cấu tạo của A là

A. H2N-COO-NH3OH

B. CH3NH3+NO3-.

C. HONHCOONH4

D. H2N-COOH-NO2

Câu 18:

Cho các polime sau: PE, PVC, cao su buna, PS, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, nhựa novolac, cao su lưu hóa, tơ nilon-7. Số chất có cấu tạo mạch thẳng là

A. 6.  

B. 7

C. 8

D. 9.

Câu 19:

Đipeptit X có công thức H2NCH2CONHCH(CH3)COOH. Tên gọi của X là:

A. alanylglixyl

B. alanylglixin

C. glyxylalanin

D. glyxylalanyl.

Câu 20:

Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là: 

A. 2. 

B.

C. 1

D. 3

Câu 21:

Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối nitrat nào thì không thấy kết tủa?

A. Cu(NO3)2.

B. Fe(NO3)3

C. AgNO3

D. Be(NO3)2

Câu 22:

X, Y, Z là các hợp chất vô cơ của một kim loại, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng:

X + Y  Z + H2O; Y  Z + H2O + E

E + X  Y hoặc Z (E là hợp chất của cacbon). X, Y, Z, E lần lượt là những chất nào sau đây?

A. NaOH, Na2CO3, NaHCO3, CO2

B. NaOH, NaHCO3, Na2CO3, CO2.

C. NaOH, NaHCO3, CO2, Na2CO3

D. NaOH, Na2CO3 , CO2, NaHCO3

Câu 23:

Nhôm hiđroxit thu được từ cách làm nào sau đây?

A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat

B. Thổi dư CO2 vào dung dịch natri aluminat.

C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3

D. Cho Al2O3 tác dụng với nước

Câu 24:

Cho một mẫu Ba kim loại dư vào dung dịch Al2(SO4)3. Hiện tượng nào sau đây đúng nhất?

A. Al bị đẩy ra khỏi muối.

B. Có khí thoát ra vì Ba tan trong nước

C. Có khí thoát ra đồng thời có kết tủa màu trắng xuất hiện, kết tủa bị tan một phần

D. Có khí thoát ra đồng thời có kết tủa và hiện tượng tan dần kết tủa cho đến hết

Câu 25:

Để làm tinh khiết một loại bột đồng có lẫn tạp chất bột nhôm, sắt, người ta ngâm hỗn hợp này trong lượng dư dung dịch muối X. X là dung dịch

A. Al(NO3)3.

B. Cu(NO3)2

C. AgNO3

D. Fe(NO3)3

Câu 26:

Nhúng thanh sắt đã đánh sạch vào các dung dịch ở 3 thí nghiệm sau:
TN1: nhúng vào dung dịch CuSO4; TN2: nhúng vào dung dịch NaOH; TN3: nhúng vào dung dịch Fe2(SO4)3. Giả sử rằng các kim loại sinh ra đều bám hết vào thanh sắt thì nhận xét nào sau đây đúng?

A. ở TN1, khối lượng thanh sắt giảm

B. ở TN2, khối lượng thanh sắt không đổi

C. ở TN3, khối lượng thanh sắt không đổi

D. A, B, C đều đúng

Câu 27:

Kim loại nào thụ động với HNO3, H­2SO4 đặc nguội?

A. Al, Zn, Ni

B. Al, Fe, Cr.

C. Fe, Zn, Ni

D. Au, Fe, Zn.

Câu 28:

Đun nóng 18 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 2,16.

B. 10,8.

C. 21,6

D. 7,2

Câu 29:

Cho 0,01 mol amino axit X phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc 0,01 mol NaOH. Công thức của X có dạng nào trong các dạng sau?

A. H2NR(COOH)2.

B. (H2N)2R(COOH)2

C. H2NRCOOH

D. (H2N)2RCOOH

Câu 30:

Este X có công thức phân tử C4H8O2. Cho 2,2 gam X vào 20 gam dung dịch NaOH 8%, đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 3 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3COOCH2CH3

B. HCOOCH(CH3)2.

C. HCOOCH2CH2CH3

D. CH3CH2COOCH3

Câu 31:

Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có công thức H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được N2 và 36,3 gam hỗn hợp gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 29,55.

B. 23,64

C. 17,73

D. 11,82

Câu 32:

Nung nóng một hỗn hợp gồm CaCO3 và MgO tới khối lượng không đổi, thì số gam chất rắn còn lại chỉ bằng 2/3 số gam hỗn hợp trước khi nung. Vậy trong hỗn hợp ban đầu thì CaCO3 chiếm phần trăm theo khối lượng là

A. 75,76%.

B. 24,24%.

C. 66,67%.

D. 33,33%.

Câu 33:

Chia 20 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư thu được 5,6 lít khí (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng Cu có trong hỗn hợp là

A. 8,5%.

B. 13,5%.

C. 17%.

D. 28%.

Câu 34:

Cho một lượng hỗn hợp CuO và Fe2O3 tan hết trong dung dịch HCl thu được hai muối có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1. Phần trăm khối lượng CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là

A. 45,38% và 54,62%.

B. 50% và 50%.

C. 54,62% và 45,38%

D. không có giá trị cụ thể

Câu 35:

Hòa tan hoàn toàn 8,8 gam hợp kim Mg – Cu bằng axit HNO3, sau phản ứng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí B gồm NO và NO2 (ở đktc, ngoài ra không còn sản phẩm khử nào khác). Biết tỉ khối của B so với H2 bằng 19. Thành phần của Mg trong hợp kim là

A. 22,77%.

B. 72,72%.

C. 27,27%.

D. 50,00%

Câu 36:

Hỗn hợp X gồm 1 mol amino axit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là

A. 8 và 1,5

B. 7 và 1,5

C. 7 và 1,0.

D. 8 và 1,0.

Câu 37:

Dung dịch X chứa các ion sau: Al3+, Cu2+, SO42- và NO3-. Để kết tủa hết ion SO42- có trong 250 ml dung dịch X cần 50 ml dung dịch BaCl2 1M. Cho 500 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch NH3 dư thì thu được 7,8 gam kết tủa Làm bay hơi hết nước có trong 500 ml dung dịch X được 37,3 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ mol của NO3- trong dung dịch X là

A. 0,3M.

B. 0,6M

C. 0,2M

D. 0,4M

Câu 38:

Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có công thức H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được N2 và 36,3 gam hỗn hợp gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 29,55

B. 23,64

C. 17,73.

D. 11,82

Câu 39:

Trộn 100 ml dung dịch A gồm KHCO3 1M và K2CO3 1M vào 100 ml dung dịch B gồm NaHCO3 1M và Na2CO3 1M thu được dung dịch c. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch D gồm H2SO4 1M và HCl 1M vào dung dịch C thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch E thu được m gam kết tủa. Giá trị của m và V là

A. 82,4 và 5,6

B. 59,1 và 2,24.

C. 82,4 và 2,24

D. 59,1 và 5,6

Câu 40:

Hòa tan hết 51,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 bằng dung dịch chứa 0,5 mol H2SO4 và 2,5 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,5 mol NO và a mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau:
- Phần một tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 2M, thu được 26,75 gam một chất kết tủa

- Phần hai tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 20,21.

B. 159,3

C. 206,2

D. 101,05