Tổng hợp đề ôn thi THPTQG môn Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Cho phản ứng hóa học: NaOH + HCl NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?
A. NaOH + NaHCO3 Na2CO3 + H2O
B. 2KOH + FeCl2 Fe(OH)2 + 2KCl
C. KOH + HNO3 KNO3 + H2O
D. NaOH + NH4Cl NaCl + NH3 + H2O
Cho dãy các chất: SiO2, Cr(OH)3, CrO3, Zn(OH)2, NaHCO3, Al2O3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH (đặc, nóng) là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6
Dãy ion nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. Na+, Cl-, S2-, Cu2+.
B. K+, OH-, Ba2+, HCO3-.
C. NH4+, Ba2+, NO3-, OH-.
D. HSO4-, NH4+, Na+, NO3-.
Để tạo xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây?
A. (NH4)3PO4
B. NH4HCO3
C. CaCO3.
D. NaCl.
Khi đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là:
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
2,5-đimetylhexan có công thức cấu tạo là
A. CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-CH(CH3)-CH3
B. CH3-CH(CH3)-CH2-CH(CH3)-CH3.
C. CH3-CH2-CH2-CH2-CH(CH3)2
D. CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH3
Trong phân tử axetilen, liên kết ba giữa 2 cacbon gồm
A. 1 liên kết pi và 2 liên kết xich-ma
B. 2 liên kết pi và 1 liên kết xich-ma
C. 3 liên kết pi.
D. 3 liên kết xich-ma
Dung dịch phenol (C6H5OH) không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. NaOH.
B. NaCl
C. Br2
D. Na
Anđehit thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?
A. CH3CHO + H2 CH3CH2OH.
B. 2CH3CHO + 5O2 4CO2 + 4H2O
C. CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O CH3COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
D. CH3CHO + Br2 + H2O CH3COOH + 2HBr.
Este no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là
A. CnH2nO2
B. CnH2n-2O2
C. CnH2n+2O2
D. CnH2nO
Saccarozơ và glucozơ đều tham gia
A. với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
B. thủy phân trong môi trường axit
C. với dung dịch NaCl
D. với AgNO3 trong NH3 đun nóng
Ứng với CTPT C3H9N sẽ có số đồng phân là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5
Cho các chất: phenol, axit axetic, etyl axetat, ancol etylic, tripanmitin. Số chất phản ứng được với NaOH là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hợp chất nào không phải amino axit?
A. H2N-CH2-COOH.
B. NH2-CH2-CH2-COOH.
C. CH3-CH2-CO-NH2
D. HOOC-CH(NH2)-CH2-COOH
Dãy gồm các chất dùng để tổng hợp cao su buna-S là
A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2
B. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.
C. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2
D. CH2=CH-CH=CH2, CH3CH=CH2
Có bao nhiêu peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Có những vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại khác nhau dưới đây. Nếu các vật này đều bị xây xát sâu đến lớp sắt, thì vật nào bị gỉ sắt chậm nhất?
A. Sắt tráng kẽm
B. Sắt tráng thiếc
C. Sắt tráng niken
D. Sắt tráng đồng
Cho hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại: Fe, Cu, Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi X mà không làm thay đổi khối lượng của nó cần dùng hóa chất nào?
A. Dung dịch AgNO3
B. Dung dịch HCl đặc
C. Dung dịch FeCl3 dư
D. Dung dịch HNO3 đặc
Phương pháp điều chế NaOH trong công nghiệp là
A. Điện phân dung dịch NaCl bằng dòng điện một chiều có màng ngăn giữa hai điện cực
B. Cho Na vào H2O
C. Cho Na2O vào H2O
D. Cho dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2
Giải pháp nào dưới đây không thể làm mềm nước có tính cứng tạm thời?
A. Đun nóng
B. Thêm dung dịch NaOH
C. Thêm dung dịch Na3PO4
D. Thêm dung dịch HCl
Chất không có tính chất lưỡng tính là
A. NaHCO3.
B. AlCl3
C. Al(OH)3
D. Al2O3
Tìm phát biểu đúng?
A. Fe chỉ có tính khử, hợp chất sắt (III) có tính oxi hóa, hợp chất sắt (II) chỉ có tính khử
B. Fe chỉ có tính oxi hóa, hợp chất sắt (III) có tính oxi hóa, hợp chất sắt (II) chỉ có tính khử
C. Fe chỉ có tính khử, hợp chất sắt (III) có tính oxi hóa, hợp chất sắt (II) chỉ có tính oxi hóa
D. Fe chỉ có tính khử, hợp chất sắt (III) có tính oxi hóa, hợp chất sắt (II) có tính khử và tính oxi hóa
Khi cho sắt vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư, sắt sẽ bị tác dụng theo phương trình
A. Fe + 2HNO3 Fe(NO3)2 + H2.
B. 2Fe + 6HNO3 2Fe(NO3)3 + 3H2
C. Fe + 4HNO3 Fe(NO3)2 + 4NO2 + 4H2O
D. Fe + 6HNO3 Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
Cho phản ứng: NaCrO2 + Br2 + NaOH Na2CrO4 + NaBr + H2O. Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của NaCrO2 là
A. 1.
B. 2
C. 3
D. 4
Trộn 200 ml Ba(OH)2 0,01M với 200 ml KOH 0,03M thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 9.
B. 10.
C. 12,4.
D. 13,2.
Hòa tan hỗn hợp gồm 0,1 mol Ag và 0,04 mol Cu vào dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 3. Thể tích hỗn hợp khí X (đktc) thu được là
A. 1,12 lít.
B. 2,24 lít
C. 3,36 lít.
D. 6,72 lít
Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 9,85.
B. 11,82.
C. 17,73.
D. 19,7.
Đốt cháy 16,2g một chất hữu cơ X thu được 1,2 mol CO2; 0,9 mol H2O. 150 < MX< 170. Công thức phân tử của X là
A. C8H10
B. C9H12
C. C10H14
D. C12H18.
Đốt cháy hoàn toàn một ancol đa chức, mạch hở X, thu được H2O và CO2 với tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 2. Công thức phân tử của X là:
A. C2H6O2
B. C2H6O
C. C4H10O2.
D. C3H8O2
Oxi hóa 1,2 gam CH3OH bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp sản phẩm X (gồm HCHO, H2O và CH3OH dư). Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, được 12,96 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hóa CH3OH là
A. 76,6%
B. 80,0%
C. 70,4%
D. 65,5%
Khi đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là
A. metyl fomat
B.propyl axetat
C. metyl axetat
D. etyl axetat.
Thủy phân hoàn toàn 0,01 mol saccarozơ trong môi trường axit, với hiệu suất 60%, thu được dungdịch X. Trung hòa dung dịch X thu được dung dịch Y, đem toàn bộ dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 6,48
B. 2,592.
C. 0,648
D. 1,296
Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon–6,6 là 55.370 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon–6,6 là:
A. 285
B. 245
C. 205
D. 165
Cho 0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M. Trong một thí nghiệm khác, cho 26,7 gam X vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 37,65 gam muối khan. Vậy X là:
A. Glyxin
B. Valin
C. Axit glutamic
D. Alanin.
Cho khí CO đi qua m gam Fe2O3 nung nóng thì thu được 10,68 gam chất rắn A và khí B. Cho toàn bộ khí B hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy tạo ra 3 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 11,16
B. 11,58.
C. 12.
D. 12,2
Dung dịch X có chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ mol. Thêm 1 hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe vào 100 ml dung dịch X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại. Cho m gam Y vào HCl dư giải phóng 0,07g khí. Nồng độ của 2 muối ban đầu là
A. 0,3M.
B. 0,4M.
C. 0,42M
D. 0,45M
Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,7.
B. 2,1.
C. 2,4
D. 2,5.
Thủy phân hết một lượng pentapeptit T thu được 32,88 gam Ala-Gly-Ala-Gly; 10,85 gam Ala-Gly-Ala; 16,24 gam Ala-Gly-Gly; 26,28 gam Ala-Gly; 8,9 gam Alanin; còn lại là Glyxin và Gly-Gly với tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 10. Tổng khối lượng Gly-Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là:
A. 25,11 gam
B. 27,90 gam.
C. 34,875 gam.
D. 28,80 gam.
Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/l, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 16,8 gam bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4 gam kim loại. Giá trị của x là
A. 1,50.
B. 3,25.
C. 2,25.
D. 1,25
Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol Al và amol Fe vào dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn Y và dung dịch Z chứa 3 cation kim loại. Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH dư trong điều kiện không có không khí, thu được 1,97 gam kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,6 gam chất rắn chỉ chứa một chất duy nhất. Giá trị của m là:
A. 6,48
B. 3,24.
C. 8,64
D. 9,72