Tổng hợp đề ôn thi THPTQG môn Hóa Học cực hay có lời giải ( Đề số 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phương trình điện li viết sai là:

A. NaCl → Na+ + Cl-.

B. Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-.

C. C2H5OH → C2H5+ + OH-.

D. CH3COOH ⇆ CH3COO+H+

Câu 2:

HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 ở điều kiện thường khi có ánh sáng thường chuyển thành màu

A. xanh

B. đỏ.

C. vàng

D. tím

Câu 3:

Cặp chất nào sau đây không bị nhiệt phân? 

A. CaCO3, BaCO3

B. Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2.

C. Na2CO3, K2CO3.

D. NaHCO3, KHCO3

Câu 4:

Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp đồng thời tạo ra kết tủa và có khí bay ra là:

A. 5.  

B. 2.

C. 6.

D. 3

Câu 5:

Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau? 

A. C2H5OH, CH3OCH3

B. CH3OCH3, CH3CHO

C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH

D. C4H10­, C­4H8.

Câu 6:

Anken là hiđrocacbon có 

A. công thức chung CnH2n

B. một liên kết π

C. một liên kết đôi, mạch hở

D. một liên kết ba, mạch hở.

Câu 7:

Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào trong những cách sau đây?

A. Nung natri axetat với vôi tôi xút

B. Crackinh butan

C. Thủy phân nhôm cacbua trong môi trường axit.

D. Từ cacbon và hiđro

Câu 8:

Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành ba anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

A. CH3CH(CH3)CH2OH

B. CH3CH(OH)CH2CH3

C. (CH3)3COH

D. CH3OCH2CH2CH3

Câu 9:

Anđehit thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?

A. CH3CHO + H2 t°NiCH3CH2OH.

B. 2CH3CHO + 5O2 t°4CO2 + 4H2O

C. CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2 CH3COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3.

D. CH3CHO + Br2 + H2O  CH3COOH + 2HBr

Câu 10:

Cho các chất: ancol etylic, glixerol, axit axetic, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là:  

A. 4.

B. 3.

C. 1

D. 2.

Câu 11:

Trộn 200 ml Ba(OH)2 0,01M với 200 ml KOH 0,03M thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là:

A. 9.

B. 10.

C. 12,4

D. 13,2.

Câu 12:

Nhiệt phân hoàn toàn 17 gam NaNO3, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24

B. 1,12.

C. 3,36.

D. 4,48

Câu 13:

Cho 2g ankin X phản ứng vừa đủ với 160g dung dịch Br2 10% tạo hợp chất no. CTPT của X là:

A. C2H2.

B. C3H4

C. C4H6

D. C5H8

Câu 14:

Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lÝt khí CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là:

Câu 15:

Khối lượng Ag thu được khi cho 0,1 mol CH3CHO phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng là: 

A. 21,6 gam.

B. 43,2 gam

C. 16,2 gam

D. 10,8 gamD. 10,8 gam

Câu 16:

Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là

A. C2H5COOH

B. CH3COOH

C. C3H7COOH

D. HCOOH

Câu 17:

Hợp chất X có công thức cấu tạo C2H5COOCH3. Tên của X là  

A. etyl axetat.

B. metyl propionat

C. metyl axetat

D. propyl axetat

Câu 18:

Phát biểu nào sau đây không chính xác:

A. Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường axit sẽ thu được các axit và ancol.

B. Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường axit sẽ thu được glixerol và các axit béo.

C. Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm sẽ thu được glixerol và xà phòng

D. Khi hiđro hoá chất béo lỏng sẽ thu được chất béo rắn

Câu 19:

Cho biết chất nào thuộc polisaccarit: 

A. Glucozơ

B. Saccarozơ. 

C. Mantozơ.

D. Xenlulozơ

Câu 20:

Ứng với công thức C5H13N có số đồng phân amin bậc 3 là:  

A. HCl, NaOH

B. Na2CO3, HCl

C. HNO3, CH3COOH

D. NaOH, NH3

Câu 21:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Vật liệu compozit gồm chất nền (là polime), chất độn, ngoài ra còn có các chất phụ gia khác

B. Stiren, vinyl clorua, etilen, butađien, metyl metacrylat đều có thể tham gia phản ứng trùng hợp để tạo ra polime

C. Tơ tằm và tơ nilon-6,6 đều thuộc loại tơ poliamit

D. Etylen glicol, phenol, axit ađipic, acrilonitrin đều có thể tham gia phản ứng trùng ngưng để tạo ra polime

Câu 22:

Để chứng minh tính lưỡng tính của NH2-CH2-COOH (X), ta cho X tác dụng với:

A. HCl, NaOH.

B. Na2CO3, HCl

C. HNO3, CH3COOH

D. NaOH, NH3.

Câu 23:

Điểm khác nhau giữa protein với cacbohiđrat và chất béo là

A. protein có khối lượng phân tử lớn.

B. protein luôn có chứa nguyên tử N.

C. protein luôn có nhóm chức OH

D. protein luôn là chất hữu cơ no.

Câu 24:

Ngâm 1 lá niken trong các dung dịch loãng chứa các muối sau: MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2. Niken sẽ khử được các muối

A. AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2

B. AlCl3, MgCl2, Pb(NO3)2

C. MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2.

D. Cu(NO3)2, Pb(NO3)2.

Câu 25:

Cho dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với Cu được FeSO4 và CuSO4. Cho dung dịch CuSO4 tác dụng với Fe được FeSO4 và Cu. Qua các phản ứng xảy ra ta thấy tính oxi hóa của ion kim loại giảm dần theo dãy sau

A. Cu2+; Fe3+; Fe2+.

B. Fe3+; Cu2+; Fe2+.     

C. Cu2+; Fe2+; Fe3+.

D. Fe2+; Cu2+; Fe3+.

Câu 26:

Cho các thí nghiệm sau:

(1) Đốt thanh thép–cacbon trong bình khí clo.

(2) Nhúng thanh kẽm nguyên chất vào dung dịch FeSO4.

(3) Hợp kim đồng thau (Cu–Zn) để trong không khí ẩm.

(4) Sắt tây bị xây xước sâu đến lớp bên trong để ngoài không khí ẩm.

Thí nghiệm nào xảy ra ăn mòn điện hóa học?

A. 2, 3, 4.  

B. 3, 4.  

C. 4

D. 1, 3, 4.

Câu 27:

Cho các phát biểu sau:

(a) Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+.

(b) Để làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước có thể dùng dung dịch Ca(OH)2 hoặc dung dịch Na3PO4.

(c) Không thể dùng nước vôi để làm mềm nước cứng tạm thời.

(d) Từ quặng đolomit có thể điều chế được kim loại Mg và Ca riêng biệt.

(e) Các kim loại K, Ca, Mg, Al được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua của tương ứng.

Số phát biểu đúng là:

A. 5.

B. 3.

C. 2

D. 4

Câu 28:

Trong nhóm kim loại kiềm thổ, các kim loại dễ phản ứng với nước ở điều kiện thường là

A. Be, Ca và Ba

B. Mg, Ca, Sr và Ba

C. Ca, Sr và Ba

D. Mg, Ca và Ba

Câu 29:

Nhôm bền trong môi trường nước và không khí là do

A. nhôm là kim loại kém hoạt động

B. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ

C. có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ.

D. nhôm có tính thụ động với không khí và nước

Câu 30:

Cho hỗn hợp Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn người ta thu được dung dịch X và chất rắn Y. Như vậy trong dung dịch X có chứa:

A. HCl, FeCl2, FeCl3.

B. HCl, FeCl3, CuCl2

C. HCl, CuCl2.

D. HCl, CuCl2, FeCl2

Câu 31:

Trong công nghiệp crom được điều chế bằng phương pháp

A. nhiệt luyện.   

B. thủy luyện

C. điện phân dung dịch

D. điện phân nóng chảy.

Câu 32:

Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là: 

A. 0,15

B. 0,05

C. 0,25

D. 0,10

Câu 33:

Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3-; 0,15 mol CO32- và 0,05 mol SO42-. Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là: 

A. 33,8 gam.

B. 28,5 gam

C. 29,5 gam

D. 31,3 gam

Câu 34:

Cho 1,42 gam P2O5 tác dụng hoàn toàn với 50 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được chất rắn khan gồm:

A. K3PO4 và KOH

B. K2HPO4 và K3PO4

C. KH2PO4 và K2HPO4

D. H3PO4 và KH2PO4.

Câu 35:

Hỗn hợp X gồm Cu và CuO (trong đó tỉ lệ % khối lượng CuO là 29,41%). Cho m gam X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng được sản phẩm khử duy nhất là 0,2 mol NO. Vậy m gam X phản ứng với nhiều nhất là bao nhiêu lít dung dịch HCl 1M? 

A. 0,3.        

B. 0,2

C. 0,23

D. 0,18

Câu 36:

Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

A. 2,58

B. 2,22

C. 2,31

D. 2,44

Câu 37:

Cho m gam Fe vào bình đựng dung dịch H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp H2SO4 dư vào bình được 0,448 lít NO và dung dịch Y. Trong cả 2 trường hợp đều có NO là sản phẩm khử duy nhất ở đktC. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu không tạo sản phẩm khử N+5. Các phản ứng đều hoàn toàn. Giá trị của m là: 

A. 4,2

B. 2,4.

C. 3,92.

D. 4,06

Câu 38:

Chia hỗn hợp X gồm K, Al, Fe thành hai phần bằng nhau.

Cho phần 1 vào dung dịch KOH dư thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).

Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl dư, thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là

A. 0,39; 0,54; 0,56

B. 0,39; 0,54; 1,40

C. 0,78; 1,08; 0,56.

D. 0,78; 0,54; 1,12

Câu 39:

Hòa tan hết 2,52 gam bột Fe vào 130 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, sau khi kết thúc các phản ứng thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và m gam chất rắn. Giá trị của m là: 

A. 18,655.

B. 4,86

C. 23,415

D. 20,275.

Câu 40:

Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 131,4 gam X vào nước, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 123,12 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 40,32 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa.Giá trị của m là: 

A. 141,84

B. 94,56.

C. 131,52

D. 236,40.