Tổng hợp đề ôn thi THPTQG môn Hóa Học cực hay có lời giải (Đề số 7)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đặc điểm phân li Zn(OH)2 trong nước là 

A. theo kiểu bazơ

B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ

C. theo kiểu axit.

D. không phân li.

Câu 2:

Nitơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với dãy chất nào sau đây?

A. Ca, O2.

B. Mg, O2.

C. H2, O2

D. Mg, H2.

Câu 3:

Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, FeO, Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Oxit kim loại trong X là

A. MgO.

B. CuO.

C. FeO.

D. Fe2O3

Câu 4:

Cho các chất: Ba; BaO; Ba(OH)2; NaHCO3; BaCO3; Ba(HCO3)2; BaCl2. Số chất tác dụng được với dung dịch NaHSO4 tạo ra kết tủa là: 

A. 4.  

B. 5.

C. 6.

D. 7

Câu 5:

Khi đốt cháy anken ta luôn thu được  

A. số mol CO2 ≤ số mol nước

B. số mol CO2< số mol nước

C. số mol CO2 > số mol nước

D. số mol CO2 = số mol nước

Câu 6:

Khi cho isopentan tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1 : 1, sản phẩm chính thu được là 

A. 2-brompentan

B. 1-brompentan

C. 2-brom-2-metylbutan

D. 3-brom-2-metylbutan

Câu 7:

Số ancol đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C5H12O, tác dụng với CuO đun nóng sinh ra xeton là:

A. 4.

B. 2

C. 5

D. 3.

Câu 8:

Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 là: 

A. anđehit fomic, axetilen, etilen

B. axit fomic, vinylaxetilen, propin

C. anđehit axetic, but-1-in, etilen.

D. anđehit axetic, axetilen, but-2-in.

Câu 9:

Chất nào dưới đây tác dụng được với cả 3 chất: Na, NaOH và NaHCO3

A. H-COO-C6H5

B. C6H5OH.

C. HO-C6H4-OH

D. C6H5-COOH

Câu 10:

Trong các dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng đẳng của nhau?

A. C2H6, CH4, C3H8

B. CH3OCH3, CH3CHO

C. C2H5OH, CH3COOH

D. CH3COOH, HCOOH, C2H3COOH

Câu 11:

Pha loãng dung dịch HCl có pH = 2 bao nhiêu lần để được dung dịch có pH = 3

A. 5

B. 100.

C. 20.

D. 10.

Câu 12:

Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

A. 4,05.

B. 2,70.

C. 8,10

D. 5,40

Câu 13:

Cho 50 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 50 ml dung dịch H3PO4 0,5M, muối thu được có khối lượng là

A. 3,55g

B. 3,95g.

C. 4,1g

D. 2,975g

Câu 14:

Đốt cháy 2 ankin X, Y kế tiếp thu được thể tích hơi H2O gấp 0,6 lần thể tích CO2 ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của X, Y lần lượt là

A. C2H2 và C3H4

B. C3H4 và C4H6.

C. C4H6 và C5H8

D. C5H8 và C6H10

Câu 15:

Cho 2,9 gam một anđehit phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 21,6 gam Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của anđehit là 

A. CH3CHO

B. HCHO

C. CH2=CH-CHO

D. OHC-CHO.

Câu 16:

Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hòa 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75M. Khối lượng của CH2=CH-COOH trong X là: 

A. 0,56 gam

B. 1,44 gam

C. 0,72 gam

D. 2,88 gam

Câu 17:

Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối được điều chế từ axit axetic và ancol isoamylic có công thức cấu tạo

A. CH3COOCH2CH3.

B. CH3COOCH2CH2CH3

C. CH3COOCH2CH(CH3)2

D. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2.

Câu 18:

Cho c phát biểu sau:

(1) Thuỷ phân hoàn toàn este no, đơn chc mạch hở trong dung dịch kiềm thu đưc muối và ancol.

(2) Phn ng este hgiữa axit cacboxylic vi ancol (xúc tác H2SO4 đặc) là phản ứng thun nghịch.

(3) Trong phản ứng este hoá giữa axit axetic và etanol (xúc tác H2SO4 đặc), nguyên tử O của phân tH2O có nguồn gốc t axit. 

(4) Đt cháy hoàn toàn este no mạch hở luôn thu đưc CO2 và H2O có smol bng nhau.

(5) Các axit béo đu là các axit cacboxylic đơn chc và có số nguyên t cacbon chn.

Số phát biu đúng :

A. 4.

B. 5.  

C. 3.

D. 2

Câu 19:

Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác:

A. Monosaccarit là cacbohiđrat không thể thủy phân được

B. Đisaccarit là cacbohiđrat thủy phân sinh ra hai phân tử monosaccarit.

C. Polisaccarit là cacbohiđrat thủy phân sinh ra nhiều phân tử monosaccarit

D. Tinh bột, mantozơ và glucozơ lần lượt là poli-, đi- và monosaccarit

Câu 20:

Tìm phát biểu sai trong các chất sau: 

A. Etylamin dễ tan trong nước do có tạo liên kết hiđro với nước

B. Nhiệt độ sôi của ancol cao hơn so với hiđrocacbon có phân tử khối tương đương do có liên kết hiđro giữa các phân tử ancol.

C. Anilin không tan trong nước

D. Ở điều kiện thường, metylamin là chất lỏng có mùi khai, tương tự như amoniac

Câu 21:

Tên gọi của hợp chất C6H5-CH2-CH(NH2)-COOH là 

A. axit amino phenylpropionic

B. axit 2-amino-3-phenylpropionic

C. phenyl alanin

D. axit 2-amino-3-phenylpropanoic

Câu 22:

Trong số các polime nào cho dưới đây polime nào không phải là polime tổng hợp

A. Tơ capron

B. Tơ xenlulozơ axetat

C. Polistiren.

D. Poli(vinyl clorua).

Câu 23:

Phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Trong mỗi phân tử protein, các amino axit được sắp xếp theo một thứ tự nhất định

B. Phân tử có hai nhóm –CO–NH– được gọi là đipeptit, ba nhóm thì được gọi là tripeptit

C. Các peptit có từ 11 đến 50 đơn vị amino axit cấu thành được gọi là polipeptit

D. Những hợp chất hình thành bằng cách ngưng tụ hai hay nhiều α-amino axit được gọi là peptit.

Câu 24:

Kết luận nào sau đây không đúng? 

A. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn món hóa học

B. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện hóa

C. Nối thanh Zn với vỏ tàu thủy bằng thép thì vỏ tàu thủy sẽ được bảo vệ

D. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát tận bên trong, để trong không khí ẩm thì Sn sẽ bị ăn mòn trước

Câu 25:

Cách nào sau đây điều chế được Na kim loại? 

A. Điện phân dung dịch NaCl

B. Điện phân NaOH nóng chảy

C. Điện phân dung dịch NaOH

D. Điện phân dung dịch NaNO3

Câu 26:

Cho các nhận xét sau:

1. Na2CO3 có thể làm mềm mọi nước cứng.

2. Dung dịch Ca(OH)2 có thể làm mềm nước cứng tạm thời nhưng không thể làm mềm nước cứng vĩnh cửu.

3. Nước cứng làm giảm tác dụng của xà phòng do tạo kết tủA.

4. Phản ứng CaCO3 + CO2 + H2O ® Ca(HCO3)2 là phản ứng giải thích sự xâm thực của nước tự nhiên vào núi đá vôi.

Số nhận xét đúng là:

A. 3.

B. 4   

C. 2.

D. 1.

Câu 27:

Chọn mệnh đề đúng: 

A. Có thể dùng đồ vật bằng nhôm để đựng nước vôi trong

B. Cho từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 thấy có kết tủa rồi kết tủa lại tan hết

C. Phèn chua có công thức Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

D. Al(OH)3 và Al2O3 là những chất có tính lưỡng tính

Câu 28:

Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian quan sát thấy: 

A. thanh sắt có màu trắng hơi xám và dung dịch màu xanh nhạt.

B. thanh sắt có màu đỏ và dung dịch màu xanh nhạt dần

C. thanh sắt có màu vàng và dung dịch có màu xanh nhạt

D. thanh sắt có màu đỏ và dung dịch có màu xanh đậm

Câu 29:

Trong ba oxit CrO, Cr2O3, CrO3. Thứ tự các oxit chỉ tác dụng với dung dịch bazơ, dung dịch axit, cả dung dịch axit và dung dịch bazơ lần lượt là:

A. Cr2O3, CrO, CrO3

B. CrO3, CrO, Cr2O3

C. CrO, Cr2O3, CrO3

D. CrO3, Cr2O3, CrO

Câu 30:

Cho 11,7 gam glucozơ phản ứng với lượng dư AgNO3/NH3. Kết thúc phản ứng thu được bao nhiêu gam Ag?

A. 15,12.

B. 14,04.

C. 16,416.

D. 17,28

Câu 31:

Xà phòng hóa hoàn toàn 8,88 gam hỗn hợp 2 este C3H6O2 (có số mol bằng nhau) bằng dung dịch NaOH được bao nhiêu gam muối

A. 9.

B. 4,08

C. 4,92.

D. 8,32

Câu 32:

Hòa tan 3,6 gam Mg bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V ml khí N2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là 

A. 560.       

B. 840.

C. 784.

D. 672.

Câu 33:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức trong oxi được 0,09 mol CO2; 0,125 mol H2O và 0,015 mol N2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng được số gam muối là 

A. 3,22

B. 2,488.

C. 3,64.

D. 4,25

Câu 34:

Dẫn V lít khí CO (đktc) qua ống sứ nung nóng đựng lượng dư CuO. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 3,2 gam. Giá trị của V là 

A. 2,24.

B. 3,36.

C. 4,48

D. 5,60

Câu 35:

Dung dịch X gồm 0,3 mol K+; 0,6 mol Mg2+; 0,3 mol Na+; 0,6 mol Cl- và a mol Y2-. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối khan. Ion Y2- và giá trị của m là 

A. SO42- và 169,5

B. CO32- và 126,3.

C. SO42- và 111,9.

D. CO32- và 90,3.

Câu 36:

Hòa tan 8,4 gam Fe trong dung dịch chứa 0,4 mol H2SO4 đặc, nóng, đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và V lít khí SO2 (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của V và m lần lượt là 

A. 5,04 và 30,0.

B. 4,48 và 27,6.

C. 5,60 và 27,6

D. 4,48 và 22,8

Câu 37:

Dung dịch X chứa 0,02 mol Al3+; 0,04 mol Mg2+; 0,04 mol NO3-; x mol Cl- và y mol Cu2+. Cho X tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư, thu được 17,22 gam kết tủa.Mặt khác, cho 170 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 4,86

B. 5,06.

C. 4,08

D. 3,30

Câu 38:

Dung dịch X chứa đồng thời 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4 loãng, Khối lượng Fe tối đa có khả năng tác dụng với dung dịch X là (biết sản phẩm khử của NO3- là khí NO duy nhất)

A. 5,6 gam

B. 4,48 gam

C. 2,24 gam

D. 3,36 gam.

Câu 39:

Hòa tan hoàn toàn 28,11 gam hỗn hợp gồm 2 muối R2CO3 và RHCO3 vào nước, thu được dung dịch X. Chia X thành 3 phần bằng nhau. Phần một tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 11 gam kết tủa. Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch CaCl2 dư, thu được 4 gam kết tủa. Phần ba phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là

A. 110.       

B. 220

C. 70.

D. 140

Câu 40:

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (X được tạo thành từ các amino axit chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) cần 58,8 lít O2 thu được 49,28 lít CO2 và 33,3 gam H2O (các thể tích khí đo ở đktc). Nếu cho 0,1 mol X trên thủy phân hoàn toàn trong 500 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch Y, cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là

A. 9 và 92,9 gam

B. 8 và 96,9 gam.

C. 10 và 96,9 gam

D. 10 và 92,9 gam