Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án (đề số 11)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong các kim loại sau: Na, Mg, K, Ca. Kim loại phản ứng với nước mạnh nhất là

A. K

B. Na

C. Mg

D. Ca

Câu 2:

Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong

A. dầu hoả

B. phenol lỏng

C. nước

D. ancol etylic

Câu 3:

Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, hiện tượng quan sát được là

A. Có kết tủa keo trắng, sau đó tan hết

B. Có kết tủa keo trắng, không tan trong kiềm dư

C. Có kết tủa lục xám, sau đó tan hết

D. Có kết tủa lục xám, không tan trong kiềm dư

Câu 4:

X là chất màu trắng, dễ nghiền thành bột mịn. Khi nhào bột đó với nước tạo thành một chất nhão có khả năng đông cứng nhanh. X được dùng để nặn tương, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương. Y là phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước …Công thức của X và Y theo thứ tự là:

A. CaSO4.2H2O và KAl(SO4)2.12H2O

B. CaSO4.2H2O và NaAl(SO4)2.12H2O

C. CaSO4.H2O và KAl(SO4)2.24H2O

D. CaSO4.2H2O và KAl(SO4)2.12H2O

Câu 5:

Để phát hiện rượu (ancol etylic) trong hơi thở của các tài xế một cách nhanh và chính xác, cảnh sát dùng một dụng cụ phân tích có chứa bột X là oxit của crom và có màu đỏ thẫm. Khi X gặp hơi rượu sẽ bị khử thành hợp chất Y có màu lục thẫm. Công thức hóa học của X và Y lần lượt là

A. CrO3 và CrO

B. CrO3 và Cr2O3

C. Cr2O3 và CrO

D. Cr2O3 và CrO3

Câu 6:

Trong cơ thể Lipit bị oxi hóa thành:

A. NH3, CO2, H2O

B. NH3 và H2O

C. H2O và CO2

D. amoniac và cacbonic

Câu 7:

Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và X làm mất màu dung dịch brom. Vậy X là

A. Glucozơ 

B. Fructozơ 

C. Saccarozơ 

D. Tinh bột 

Câu 8:

Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3CH(CH3)NH2?

A. Isopropanamin

B. Metyletylamin

C. Isopropylamin

D. Etylmetylamin

Câu 9:

Dãy nào sau đây gồm các polime dùng làm chất dẻo

A. polietilen; poli(vinyl clorua); poli(metyl metacrylat)

B. polibuta-1,3-đien; poli(vinyl clorua); poli(metyl metacrylat)

C. nilon-6; xenlulozơ triaxetat; poli(phenol-fomandehit)

D. polistiren; nilon-6,6; polietilen

Câu 10:

Ma túy dù ở dạng nào khi đưa vào cơ thể con người đều có thể làm rối loạn chức năng sinh lí. Nhóm chất nào sau đây là ma túy (cấm dùng)?

A. Penixilin, ampixilin, erythromixin

B. Seduxen, cần sa, ampixilin, cocain

C. Thuốc phiện, cần sa, heroin, cocain

D. Thuốc phiện, penixilin, moocphin

Câu 11:

Hòa tan hoàn toàn 6,12 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ vào nước thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 3,24 gam Ag. Khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu là

A. 3,42 gam 

B. 2,70 gam 

C. 3,24 gam 

D. 2,16 gam 

Câu 12:

Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn?

A. Tráng kẽm lên bề mặt sắt

B. Gắn đồng với kim loại sắt

C. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt

D. Tráng thiếc lên bề mặt sắt

Câu 13:

Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Trong hợp chất, tất cả các kim loại kiềm đều có số oxi hóa +1

B. Tất cả các kim loại nhóm IIA đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối

C. Tất cả các hiđroxit của kim loại nhóm IIA đều dễ tan trong nước

D. Trong nhóm IA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li đến Cs

Câu 14:

Ứng dụng nào sau đây không đúng của aminoaxit

A. Axit 6-aminohexanoic và 7-aminoheptanoic là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon

B. Các amino axit thiên nhiên là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống

C. Methionin (CH3SCH2CH2CH(NH2)COOH) dùng làm thuốc bổ gan

D. Axit glutamic dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt)

Câu 15:

Cho sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ

Hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm chứa dung dịch brom khi bóp nhẹ công tơ hút cho nước nhỏ xuống ống nghiệm đựng CaC2

A. màu tím của dung dịch nhạt dần

B. xuất hiện kết tủa nâu đen

C. màu đỏ nâu của dung dịch nhạt dần

D. xuất hiện kết tủa màu vàng

Câu 16:

Oxi hóa hoàn toàn 11,60 gam hỗn hợp bột các kim loại Mg, Al, Zn bằng oxi dư thu được 17,20 gam hỗn hợp oxit. Cho lượng oxit này tác dụng hết với dung dịch HCl thì lượng muối tạo ra có giá trị gần nhất với

A. 36,5 gam

B. 24,5 gam

C. 17,5 gam

D. 61,5 gam

Câu 17:

Phát biểu không đúng là

A. Nhôm là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất

B. Trong tự nhiên, sắt chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất

C. Crom là kim loại màu trắng ánh bạc, cứng nhất trong các kim loại, có thể rạch được thủy tinh

D. Dung dịch K2Cr2O7 có màu da cam, dung dịch K2CrO4 có màu vàng

Câu 18:

Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng

A. Kim cương là cacbon hoàn toàn tinh khiết, trong suốt, không màu, không dẫn điện

B. Than chì mềm do có cấu trúc lớp, các lớp lân cận liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu

C. Than gỗ, than xương có khả năng hấp phụ các chất khí và chất tan trong dung dịch

D. Khi đốt cháy cacbon, phản ứng tỏa nhiều nhiệt, sản phẩm thu được chỉ là khí cacbonic

Câu 19:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. Metylamin, anilin, saccarozơ, glucozơ

B. Lysin, anilin, fructozơ, glixerol

C. Alanin, anilin, glucozơ, etylen glicol

D. Axit glutamic, triolein, glucozơ, saccarozơ

Câu 20:

Trung hòa dung dịch chứa 5,9 gam amin X no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch HCl, thu được 9,55 gam muối. Số công thức cấu tạo của X là

A. 4

B. 3

C. 1

D. 2

Câu 21:

Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ion

A. Fe(NO3)2 + AgNO3 t°  Fe(NO3)3 + Ag 

B. CaCO3 t°CaO + CO2

C. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

D. Na2HPO4 + NaOH → Na3PO4 + H2O

Câu 22:

Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X có thể tan hoàn toàn trong dung dịch

A. NaOH dư

B. HCl dư

C. AgNO3

D. NH3

Câu 23:

Thực hiện sơ đồ phản ứng sau (đúng tỉ lệ mol các chất)

(1) X + 2NaOH t° X1 + 2X2;

(2) (2) X2 + X3 HCl, t° E(C3H8O2NCl);

(3) X1 + H2SO4 → X4 + Na2SO4;

(4) nX4 + nX5 xt, t° nilon-6,6 + 2nH2O

Biết X thành phần chỉ chứa C, H, O. Nhận xét luôn sai là

A. X5 là hexametylenđiamin

B. X3 là axit aminoaxetic

C. X có mạch cacbon không phân nhánh

D. X có công thức phân tử là C7H12O4

Câu 24:

Cho 10,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe phản ứng với 500 ml dung dịch AgNO3 0,8M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 46 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là

A. 25,93%.

B. 22,32%.

C. 51,85%.

D. 77,78%.

Câu 25:

Cho các phát biểu sau:

(a) Vinyl axetat không làm mất màu dung dịch brom.

(b) Anilin và phenol đều làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.

(c) Trùng ngưng caprolactam thu được tơ capron.

(d) Cao su lưu hoá, amilopectin của tinh bột là những polime có cấu trúc mạng không gian.

(e) Peptit, tinh bột, xenlulozơ và tơ lapsan đều bị thủy phân trong môi trường axit hoặc bazơ, đun nóng.

(g) Glucozơ, axit glutamic, sobitol đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức.

Số nhận định đúng là

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Câu 26:

Cho các phát biểu sau:

(1) Nhôm là kim loại nhẹ, cứng và bền có nhiều ứng dụng quan trọng.

(2) Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang.

(3) Criolit được dùng để hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 trong quá trình sản xuất nhôm.

(4) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4 thu được kết tủa.

(5) Fe bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

(6) Na2CO3 là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, xà phòng.

(7) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là Cr.

(8) Khả năng dẫn điện của các kim loại tăng dần theo thứ tự: Fe, Al, Au, Cu, Ag.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 6

C. 3

D. 5

Câu 27:

Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe và Zn vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 0,18M và Cu(NO3)2 0,12M, sau một thời gian thu được 4,21 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 1,92 gam bột Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,826 gam chất rắn Z và dung dịch T. Giá trị của m là

A. 2,700

B. 3,124

C. 2,648

D. 3,280

Câu 28:

Cracking butan thu được hỗn hợp T gồm 7 chất: CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2, C4H6. Đốt cháy T được 0,4 mol CO2. Mặt khác T làm mất màu vừa đủ với dung dịch chứa 0,12 mol Br2. Phần trăm khối lượng C4H6 trong hỗn hợp T là

A. 18,62%

B. 37,24%

C. 55,86%

D. 27,93%

Câu 29:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(2) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

(3) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3.

(4) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.

(5) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.

(6) Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch chứa CaCl2 và MgSO4.

Số thí nghiệm tạo ra kết tủa là:

A. 6

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 30:

Cho các chất sau:

(1) ClH3N-CH2-COOH

(2) H2NCH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH

(3) CH3-NH3-NO3

(4) (HOOC-CH2-NH3)2SO4

(5) ClH3N-CH2-CO-NH-CH2-COOH

(6) CH3-COO-C6H5

(7) HCOOCH2OOC-COOCH3

(8) O3NH3N-CH2-NH3HCO3

Số chất trong dãy khi tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được dung dịch chứa hai muối là

A. 4

B. 7

C. 5

D. 6

Câu 31:

Thủy phân hoàn toàn một trieste X cần vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa hai muối có tổng khối lượng là 25,2 gam và 9,2 gam ancol Z. Mặt khác, 67,2 gam X làm mất màu tối đa dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là

A. 1,2

B. 1,5

C. 0,9

D. 1,8

Câu 32:

Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào 250ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,4M và KOH aM thì thu được dung dịch X. Cho từ từ 250 ml dung dịch H2SO4 0,5M vào X thu được dung dịch Y và 1,68 lít khí. Cho Y tác dụng với Ba(OH)2 dư thấy xuất hiện 34,05 gam kết tủa trắng. Biết các khí đo ở đktc, giá trị của a là

A. 0,7M

B. 0,6M

C. 0,9M

D. 0,5M

Câu 33:

Tiến hành thí nghiệm thuỷ phân etyl axetat theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat.

Bước 2: Thêm vào ống thứ nhất 1 ml dung dịch H2SO4 20%, vào ống thứ hai 1 ml dung dịch NaOH 30%.

Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn đồng thời đun nhẹ trong khoảng 5 phút.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Sau bước 3, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều trở thành đồng nhất

B. Mục đích chính của việc lắp ống sinh hàn là để làm lạnh và ngưng hơi, tránh chất hữu cơ bay mất

C. Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều tách thành hai lớp

D. Ở bước 3, có thể tiến hành đun cách thuỷ

Câu 34:

Một chén sứ có khối lượng m1 gam. Cho vào chén một chất X, cân lại thấy có khối lượng m2 gam. Nung chén đó trong không khí đến khối lượng không đổi, rồi để nguội chén, cân lại thấy nặng m3 gam, biết m1 < m3 < m2. Trong các chất sau: K2CO3, NaNO3, NH4Cl, Cu, Al(OH)3 và FeS2, có bao nhiêu chất thỏa mãn thí nghiệm trên

A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 35:

Hòa tan kết m gam hỗn hợp gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 trong nước dư, thu được a mol khí H2 và dung dịch X. Cho dung dịch H2SO4 đến dư vào X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị của m là

A. 25,56 gam

B. 26,52 gam

C. 23,64 gam

D. 25,08 gam

Câu 36:

Hỗn hợp E chứa hai chất hữu cơ đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác gồm este X (CnH2n-2O2) và este Y (CmH2m-4O4), trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y. Đốt cháy hết 16,64 gam E với oxi vừa đủ, thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 0,2. Mặt khác đun nóng 16,64 gam với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp hợp chứa 2 muối; trong đó có a gam muối A và b gam muối B. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 6,76 gam. Giá trị gần nhất của a : b là

A. 1,6

B. 1,8

C. 1,7

D. 1,5

Câu 37:

Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả quá trình điện phân được ghi theo bảng sau

Khẳng định đúng là

A. Giá trị của m là 43,08 gam

B. Giá trị của V là 4,928 lít

C. Giá trị của V là 4,480 lít

D. Giá trị của m là 44,36 gam

Câu 38:

Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 10,32 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 8,4 lít CO2 (đktc) và 4,86 gam nước. Mặt khác 10,32 gam E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 19,44 gam Ag. Khối lượng rắn khan thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1,5M là

A. 20,49 gam

B. 15,81 gam

C. 19,17 gam

D. 21,06 gam

Câu 39:

Hòa tan hết 5,52 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dịch chứa 0,54 mol NaHSO4 và 0,08 mol HNO3, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Y gồm 3 khí không màu, không hóa nâu ngoài không khí. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 7,875. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, đun nóng thu được 8,12 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của khí có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong Y là

A. 7,94%

B. 12,70%

C. 6,35%

D. 8,12%

Câu 40:

Cho hỗn hợp M chứa ba chất hữu cơ mạch hở gồm C3H7NO4 và hai oligopeptit X và Y (đều chứa alanin và valin hơn kém nhau một nguyên tử oxi, MX < MY). Đun 26,19 gam M với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch thu được chất rắn Z gồm 4 muối, phần hơi chỉ chứa nước. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 34,216 lít khí O2, thu được 65,85 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Thành phần % khối lượng của X trong M là

A. 28,48%

B. 34,90%

C. 46,23%

D. 43,83%