Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án (đề số 12)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Số oxi hóa của crom trong hợp chất CrO3

A. +4

B. +2

C. +3

D. +6

Câu 2:

Một trong những chất liệu làm nên vẻ đẹp kì ảo của tranh sơn mài là những mảnh vàng lấp lánh cực mỏng. Người ta đã ứng dụng tính chất vật lí gì của vàng khi làm tranh sơn mài

A. Có khả năng khúc xạ ánh sáng

B. Tính dẻo và có ánh kim

C. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt

D. Mềm, có tỉ khối lớn

Câu 3:

Nguyên tắc sản xuất gang là

A. dùng khí hiđro để khử sắt oxit ở nhiệt độ cao

B. dùng nhôm khử sắt oxit ở nhiệt độ cao

C. khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao

D. khử quặng sắt oxit bằng dòng điện

Câu 4:

Phương trình hóa học nào sau đây là đúng?

A. 2Fe + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2

B. 2NH3 + 3CuO t°  3Cu + N2 + 3H2O

C. Fe + CrCl2 → FeCl2 + Cr

D. 2CrO3 + 2NaOH (dư) → Na2Cr2O7 + H2O

Câu 5:

Loại than có khả năng hấp phụ mạnh, được dùng nhiều trong mặt nạ phòng độc, trong công nghiệp hoá chất và trong y học gọi là

A. than chì

B. than cốc

C. than gỗ

D. than hoạt tính

Câu 6:

Cho axit cacboxylic tác dụng với propan-2-ol có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng tạo ra este X có công thức phân tử C5H10O2. Tên gọi của X là

A. n-propyl axetat

B. isopropyl axetat

C. propyl propionat

D. isopropyl propionat

Câu 7:

Chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

A. Anilin

B. Axit α-aminoglutaric

C. Alanin

D. Lysin

Câu 8:

Polime nào sau đây khi đốt cháy không sinh ra N2

A. Tơ nilon-6,6

B. Tơ axetat

C. Tơ olon

D. Tơ tằm

Câu 9:

Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

A. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng

B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

C. kim loại Na

D. nước brom

Câu 10:

Để có hiệu quả kinh tế cao và ít ảnh hưởng đến môi trường, hiện nay người ta sản xuất poli(vinyl clorua) theo sơ đồ sau

CH2=CH2+Cl21ClCH2-CH2Cl500°CCH2=CHClt°,xt,p3polivinyl clorua

Phản ứng (1), (2), (3) trong sơ đồ trên lần lượt là phản ứng

A. cộng, tách và trùng hợp

B. cộng, thế và trùng hợp

C. cộng, tách và trùng ngưng

D. thế, cộng và trùng ngưng

Câu 11:

Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 20 ml dung dịch HCl 1,5M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,1M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2

A. 0,015

B. 0,020

C. 0,010

D. 0,030

Câu 12:

Trường hợp nào dưới đây, kim loại không bị ăn mòn điện hóa?

A. Đốt Al trong khí Cl2

B. Để gang ở ngoài không khí ẩm

C. Vỏ tàu làm bằng thép neo đậu ngoài bờ biển

D. Fe và Cu tiếp xúc trực tiếp cho vào dung dịch HCl

Câu 13:

Dãy các ion nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch

A. Fe3+, Cl-, NH4+, SO42-, S2-

B. Mg2+, HCO3-, SO42-, NH4+

C. Fe2+, H+, Na+, Cl-, NO3-

D. Al3+, K+, Br-, NO3-, CO32-

Câu 14:

Các chất trong dãy nào sau đây đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng?

A. vinylaxetilen, glucozơ, axit propionic

B. vinylaxetilen, glucozơ, đimetylaxetilen

C. glucozơ, đimetylaxetilen, anđehit axetic

D. vinylaxetilen, glucozơ, anđehit axetic

Câu 15:

Thực hiện thí nghiệm điều chế khí X, khí X được thu vào ống nghiệm theo hình vẽ sau:

Thí nghiệm đó là:

A. Cho bột CaCO3 vào dung dịch HCl loãng.

B. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

C. Cho Al vào dung dịch H2SO4 loãng.

D. Cho Cu vào dung dịch chứa NaHSO+4 và Mg(NO3)2.

Câu 16:

Để điều chế 1 lít dung dịch ancol etylic 46° cần dùng m gam glucozơ (khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 gam/ml). Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của m là

A. 900

B. 720

C. 90

D. 1800

Câu 17:

Khi tiến hành sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 người ta tiến hành hòa tan oxit này trong criolit nóng chảy. Phát biểu nào sau đây không đúng với mục đích sử dụng criolit?

A. Cung cấp thêm ion nhôm cho sản xuất

B. Hạ nhiệt độ nóng chảy của oxit nhôm

C. Tiết kiệm điện và tạo được chất lỏng dẫn điện tốt hơn

D. Criolit nóng chảy nổi lên trên tạo lớp màng bảo vệ nhôm nằm dưới

Câu 18:

X, Y, Z là ba hợp chất hữu cơ cùng có công thức phân tử là C3H7O2N và có các đặc điểm sau:

X tác dụng với dung dịch NaOH thu được một muối.

Y tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng, thu được một ancol.

Z tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng, thu được một khí nhẹ hơn không khí.

X, Y, Z lần lượt là

A. H2N[CH2]3COOH; H2NCH2COOCH3; CH2=CHCOONH4

B. CH3CH(NH2)COOH; H2NCH2COOC2H5; HCOONH3CH=CH2

C. H2N[CH2]2COOH; H2NCH2COOC2H5; HCOONH3CH=CH2

D. H2N[CH2]3COOH; H2NCH2COOCH3; CH2=CHCOONH4.H2N[CH2]3COOH; H2NCH2COOCH3; CH2=CHCOONH4

Câu 19:

Nhận định nào sau đây là không đúng ?

A. Để hạn chế hiện tượng mưa axit gây ra bởi SO2 và NOx ta cần giảm lượng khí thải của các phương tiện giao thông cá nhân và khuyến khích việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng

B. Để bảo vệ nguồn tài nguyên biển cần giám sát chặt chẽ quy trình xử lý nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường

C. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm bớt tác hại của hiện tượng biến đổi khí hậu là cắt giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường

D. Năng lượng hạt nhân có tiềm năng lớn, là nhóm năng lượng an toàn, bền vững và thân thiện với môi trường

Câu 20:

Hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 2,7 gam Al. Dung dịch Y là AgNO3 2M. Cho X vào 400 ml dung dịch Y đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 86,4

B. 75,6

C. 87,3

D. 88,3

Câu 21:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các kim loại kiềm và kiềm thổ đều khử được nước ở nhiệt độ thường

B. Nhôm và sắt đều là kim loại nhẹ, có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất

C. Ở điều kiện thường, nhôm và đồng đều là kim loại có tính dẻo cao

D. Crom là kim loại có tính khử yếu hơn sắt

Câu 22:

Các nhận xét sau:

(a) Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua.

(b) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng photpho.

(c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.CaSO4.

(d) Người ta dùng loại phân bón chứa nguyên tố kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây.

(e) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3.

(f) Amophot là một loại phân bón phức hợp.

Số nhận xét sai là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 23:

Trong các chất sau: eten, axetilen, benzen, toluen, axetanđehit, phenol, axit acrylic, vinylaxetilen, isopren. Có bao nhiêu hiđrocacbon có thể làm mất màu dung dịch brom

A. 7

B. 6

C. 5

D. 4

Câu 24:

Cho 0,01 mol α - amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 0,1M hay 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Nếu cho 0,03 mol X tác dụng với 40 gam dung dịch NaOH 7,05% cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 6,15 gam chất rắn. Công thức của X là

A. (H2N)2C3H5COOH

B. H2NC4H7(COOH)2

C. H2NC2H3(COOH)2

D. H2NC3H5(COOH)2

Câu 25:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng dư.

(2) Cho Fe(OH)3 vào dung dịch HCl loãng dư.

(3) Cho bột sắt đến dư vào dung dịch HNO3 loãng.

(4) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.

(5) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3.

(6) Đốt bột sắt dư trong hơi brom.

(7) Đốt cháy hỗn hợp bột gồm sắt và lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí.

Số thí nghiệm thu được muối Fe(III) là

A. 5

B. 4

C. 6

D. 3

Câu 26:

Cho các phát biểu sau:

(a) Thuỷ phân hoàn toàn một este no trong môi trường kiềm luôn thu được muối và ancol.

(b) Dung dịch saccarozơ không tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch phức màu xanh lam.

(c) Tinh bột và xenlulozơ thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm cuối cùng là glucozơ.

(d) Để phân biệt anilin và ancol etylic ta có thể dùng dung dịch NaOH hoặc HCl.

(e) Các peptit đều dễ bị thuỷ phân trong môi trường axit hoặc kiềm hoặc có mặt của men thích hợp.

(f) C6H5CH2NH2 còn có tên gọi là benzylmetanamin.

Số phát biểu đúng là

A. 5

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 27:

Hòa tan hoàn toàn 15,74 gam hỗn hợp X chứa Na, K, Ca và Al trong nước dư thu được dung dịch chứa 26,04 gam chất tan và 9,632 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là

A. 17,15%

B. 20,58%

C. 42,88%

D. 15,44%

Câu 28:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần dùng 1,61 mol O2, thu được 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 26,58 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là

A. 18,28 gam

B. 27,14 gam

C. 27,42 gam

D. 25,02 gam

Câu 29:

c xúc tác thích hợp):

X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O

X2 + CuO → X3 + Cu + H2O

X3 + 4AgNO3 + 6NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + NH4NO3

X1 + 2NaOH → X4 + 2Na2CO3

2X4 → X5 + 3H2

Phát biểu nào sau đây là sai

A. X có 8 nguyên tử H trong phân tử

B. X2 rất độc không được sử dụng để pha vào đồ uống

C. X1 tan trong nước tốt hơn so với X

D. X5 có phản ứng tạo kết tủa với AgNO3/NH3

Câu 30:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Đun nóng nước cứng tạm thời.

(2) Điện phân dung dịch CuSO4, điện cực trơ.

(3) Cho bột Al vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

(4) Ngâm mẩu Ba vào dung dịch AgNO3.

(5) Cho bột lưu huỳnh vào CrO3.

(6) Cho bột Cu vào dung dịch KNO3 và NaHSO4.

Số thí nghiệm tạo ra chất khí là

A. 4

B. 5

C. 6

D. 3

Câu 31:

Hỗn hợp X gồm vinylaxetilen và hiđro có tỷ khối hơi so với H2 là 16. Đun nóng hỗn hợp X một thời gian thu được 1,792 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc). Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 25,6 gam Br2. Thể tích không khí (chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích, ở đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là

A. 35,840

B. 38,080

C. 7,616

D. 7,168

Câu 32:

Dung dịch X gồm NaOH xM và Ca(OH)2 yM. Dung dịch Y gồm NaOH yM và Ca(OH)2 xM.

Hấp thụ 3,136 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X thu được 4 gam kết tủa

Hấp thụ 3,136 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Y thu được 7 gam kết tủa

Giá trị x : y gần nhất với

A. 1,5

B. 1,0

C. 2,0

D. 2,5

Câu 33:

Tiến hành thí nghiệm với anilin theo các bước sau đây:

Bước 1: Lấy hai ống nghiệm. Nhỏ 3 ml nước vào ống nghiệm thứ nhất; 3 ml dung dịch HCl 10% vào ống nghiệm thứ hai.

Bước 2: Nhỏ tiếp 1 ml anilin vào cả 2 ống nghiệm.

Bước 3: Thêm tiếp vài giọt nước brom vào ống nghiệm thứ nhất; 3 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm thứ hai.

Phát biểu nào sau đây đúng

A. Sau bước 2, chất lỏng trong cả 2 ống nghiệm đều đồng nhất

B. Sau bước 2, chất lỏng trong cả 2 ống nghiệm đều tách thành hai lớp

C. Sau bước 3, ở ống nghiệm thứ nhất xuất hiện kết tủa màu vàng

D. Sau bước 3, chất lỏng ở ống nghiệm thứ hai tách thành hai lớp

Câu 34:

Có 4 dung dịch: X (Na2SO4 1M và H2SO4 1M); Y (Na2SO4 1M và Al2(SO4)3 1M); Z (Na2SO4 1M và AlCl3 1M); T (H2SO4 1M và AlCl3 1M) được kí hiệu ngẫu nhiên là (a), (b), (c), (d). Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (a), thu được n1 mol kết tủa.

Thí nghiệm 2: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (b), thu được n2 mol kết tủa.

Thí nghiệm 3: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (c), thu được n3 mol kết tủa.

Thí nghiệm 4: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (d), thu được n4 mol kết tủa.

Biết rằng n1 < n2 < n3 < n4.

Dung dịch (b) ứng với dung dịch nào sau đây

A. X

B. Y

C. Z

D. T

Câu 35:

Dung dịch X gồm Ba(OH)2 và Ba(AlO2)2. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 1M vào dung dịch X thu được kết tủa được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây:

Giá trị m gần nhất với giá trị nào dưới đây

A. 82

B. 84

C. 86

D. 88

Câu 36:

Hỗn hợp X chứa các este đều mạch hở gồm hai este đơn chức và một este đa chức, không no chứa một liên kết đôi C=C. Đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol X cần dùng 1,04 mol O2, thu được 0,93 mol CO2 và 0,8 mol H2O. Nếu thủy phân X trong NaOH, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp Z chứa 2 muối. Phần trăm khối lượng của este đơn chức có khối lượng phân tử lớn trong X là

A. 22,7%

B. 15,5%

C. 25,7%

D. 13,6%

Câu 37:

Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A, sau một thời gian t giây, thấy khối lượng dung dịch giảm 16,85 gam. Nhúng thanh Mg vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 3,584 lít khí H2 (đktc); đồng thời khối lượng thanh Mg giảm 1,44 gam. Có các phát biểu:

(a) Giá trị của m là 33,91 gam

(b) Nếu thời gian điện phân là 9264 giây, nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực

(c) Nếu thời gian điện phân là 10036 giây, khối lượng catot tăng 16,64 gam

(d) Nếu thời gian điện phân là 9843 giây, tổng số mol khí thoát ra ở hai điện cực là 0,1475 mol

Số phát biểu đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 38:

Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ có công thức phân tử lần lượt là C4H11NO2 và C6H16N2O4. Đun nóng 46,5 gam E trong 300 ml dung dịch NaOH 2M (dùng dư 20% so với lượng phản ứng), sau phản ứng thu được dung dịch F và hỗn hợp chứa ba khí (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch F thu được m gam rắn khan (trong đó chứa hai muối đều có số nguyên tử cacbon không nhỏ hơn 3). Giá trị của m có thể là

A. 58,2 gam

B. 44,6 gam

C. 42,3 gam

D. 53,7 gam

Câu 39:

Hòa tan hết 0,3 mol hỗn hợp X gồm Al, Zn, Al(NO3)3, ZnCO3 trong dung dịch chứa 0,36 mol H2SO4 loãng, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2O, H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 8,2. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thấy lượng NaOH phản ứng là 48,4 gam. Phần trăm khối lượng của Al đơn chất trong hỗn hợp X là

A. 8,6%

B. 5,4%

C. 6,5%

D. 9,7%

Câu 40:

Cho hỗn hợp E gồm tripeptit X có dạng Gly-M-M (được tạo nên từ các α-amino axit thuộc cùng dãy đồng đẳng), amin Y và este no, hai chức Z (X, Y, Z đều mạch hở, X và Z cùng số nguyên tử cacbon). Đun m gam E với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch, thu được phần rắn chỉ chứa ba muối và 0,04 mol hỗn hợp hơi T gồm ba chất hữu cơ có tỉ khối so với H2 bằng 24,75. Đốt cháy toàn bộ muối cần 10,96 gam O2, thu được N2; 5,83 gam Na2CO3 và 15,2 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là

A. 11,345%

B. 12,698%

C. 12,720%

D. 9,735%