Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án (đề số 14)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al; kim loại có tính khử mạnh nhất là

A. Al

B. Na

C. Mg

D. Fe

Câu 2:

Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối (với điện cực trơ) là

A. Ni, Cu, Ag

B. Li, Ag, Sn

C. Ca, Zn, Cu

D. Al, Fe, Cr

Câu 3:

Phản ứng nào sau đây không xảy ra được ở nhiệt độ thường

A. S + Hg → HgS

B. 3Ca + N2 → Ca3N2

C. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

D. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

Câu 4:

Phương trình hoá học nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử

A. Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O

B. 2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O

C. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

D. Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

Câu 5:

Phát biểu nào sau đây sai

A. Xesi (Cs) là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong các kim loại kiềm

B. Liti (Li) là kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất trong tất cả các kim loại

C. Các kim loại kiềm từ Li đến Cs có nhiệt độ nóng chảy tăng dần

D. Ở điều kiện thường, các kim loại kiềm đều khử được nước tạo dung dịch kiềm

Câu 6:

Chất nào sau đây là sản phẩm của phản ứng este hóa giữa ancol và axit cacboxylic no

A. Phenyl propionat 

B. Benzyl axetat

C. Vinyl fomat

D. Triolein

Câu 7:

Dung dịch glucozơ và saccarozơ đều có tính chất hoá học chung là

A. Phản ứng thuỷ phân

B. Phản ứng với nước brom

C. Hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

D. Có vị ngọt, dễ tan trong nước

Câu 8:

Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol peptit X sinh ra 2 mol glyxin (Gly), 1 mol methionin (Met), 1 mol phenylalanin (Phe) và 1 mol alanin (Ala). Dùng các phản ứng đặc trưng người ta xác định được amino axit đầu N là Met và amino axit đầu C là Phe. Thuỷ phân từng phần thu được các đipeptit Met-Gly, Gly-Ala và Gly-Gly. Cấu tạo của X là

A. Met-Gly-Ala-Gly-Phe

B. Phe-Gly-Gly-Ala-Met

C. Met-Ala-Gly-Gly-Phe

D. Met-Gly-Gly-Ala-Phe

Câu 9:

Dãy gồm các polime có cấu trúc mạch phân nhánh là

A. cao su lưu hóa, nhựa rezit (bakelit)

B. amilopectin, glicogen

C. tơ visco, tơ axetat

D. nhựa PE, poli(vinyl clorua)

Câu 10:

Phát biểu đúng là

A. Glyxin, alanin là các b-amino axit

B. Nhiệt độ sôi của tristearin thấp hơn hẳn so với triolein

C. Glucozơ và fructozơ là những hợp chất hữu cơ tạp chức

D. Tơ nilon-6,6 và tơ nitron đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

Câu 11:

Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là

A. C2H5COOCH3

B. C2H5COOC2H5

C. C2H3COOC2H5

D. CH3COOC2H5

Câu 12:

Hiện tượng nào sau đây được mô tả không đúng

A. Thêm từ từ dung dịch H2SO4 vào dung dịch K2CrO4 thấy dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam

B. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm

C. Cho K2Cr2O7 vào dung dịch HCl đặc, đun nóng thấy chất rắn tan, đồng thời có khí thoát ra

D. Nung Cr(OH)3 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu lục thẫm sang màu lục xám

Câu 13:

Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) NaHS + NaOH →    

(2) Ba(HS)2 + KOH →  

(3) Na2S + HCl →

(4) CuSO4 + Na2S →              

(5) FeS + HCl →           

(6) NH4HS + NaOH →

Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là

A. (3), (4), (5)

B. (1), (2)

C. (1), (2), (6)

D. (1), (6)

Câu 14:

Cho một hỗn hợp chứa benzen, toluen, stiren với nhiệt độ sôi tương ứng là 800C, 1100C, 1460C. Để tách riêng các chất trên người ta dùng phương pháp

A. sắc ký

B. chiết

C. chưng cất

D. kết tinh

Câu 15:

Cho 100ml dung dịch HCl 0,1M vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,06M thu được 200ml dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là

A. 13

B. 2

C. 12

D. 7

Câu 16:

X, Y, Z, T là một trong các chất sau: glucozơ, anilin (C6H5NH2), fructozơ và phenol (C6H5OH). Tiến hành các thí nghiệm để nhận biết chúng và ta có kết quả như sau

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. glucozơ, anilin, phenol, fructozơ

B. anilin, fructozơ, phenol, glucozơ

C. phenol, fructozơ, anilin, glucozơ 

D. fructozơ, phenol, glucozơ, anilin

Câu 17:

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí CO2 từ dung dịch HCl và CaCO3

Khí CO2 sinh ra thường có lẫn hơi nước và hiđroclorua. Để thu được khí CO2 khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng:

A. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch Na2CO3 bão hòa

B. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaHCO3 bão hòa

C. Dung dịch NaHCO3 bão hòa và dung dịch H2SO4 đặc

D. Dung dịch Na2CO3 bão hòa và dung dịch H2SO4 đặc

Câu 18:

Có 7 dung dịch riêng biệt: Pb(NO3)2, CuSO4, ZnCl2, NaCl, MgSO4, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Câu 19:

Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được điều chế từ xenlulozo và axit nitric. Biết hiệu suất của phản ứng điều chế này là 88%. Thể tích axit nitric 99,67% (có khối lượng riêng 1,52 g/ml) cần dùng để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat là

A. 28,35 lít 

B. 36,50 lít

C. 27,72 lít

D. 11,28 lít

Câu 20:

Cho các phát biểu sau

(a) Khí CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

(b) Khí SO2 gây ra hiện tượng mưa axit.

(c) Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon.

(d) Moocphin và cocain là các chất ma túy.

Số phát biểu đúng là:

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Câu 21:

Cho các chất: axit glutamic, saccarozơ, phenylamoni clorua, metyl metacrylat, alanin, glixerol, Gly-Ala-Val, metylamin. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là

A. 7

B. 4

C. 6

D. 5

Câu 22:

Cho dãy các chất: ZnO, Cr2O3, SiO2, Ca(HCO3)2, NH4Cl, Na2CO3, ZnSO4, Zn(OH)2 và Pb(OH)2. Số chất trong dãy có tính lưỡng tính là:

A. 4

B. 5

C. 7

D. 6

Câu 23:

Cho 25,44 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch X chứa 30,96 gam muối và còn lại m gam rắn không tan. Giá trị của m là

A. 10,64 gam

B. 1,76 gam

C. 7,68 gam

D. 4,72 gam

Câu 24:

Nung nóng bình kín chứa a mol NH3 và b mol O2 (có xúc tác Pt) để chuyển toàn bộ NH3 thành NO. Làm nguội và thêm nước vào bình, lắc đều chỉ thu được dung dịch HNO3 (không còn khí dư). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ a : b là

A. 1 : 2

B. 1 : 1

C. 3 : 1

D. 2 : 3

Câu 25:

Quá trình làm đậu phụ được tiến hành như sau:

- Xay đậu tương cùng với nước lọc và lọc bỏ bã được “nước đậu”.

- Đun nước đậu “đến sôi” và chế thêm nước chua được “óc đậu”.

- Cho “óc đậu” vào khuôn và ép, được đậu phụ.

Bản chất hoá học của việc tạo thành “óc đậu” từ “nước đậu” là

A. quá trình lên men

B. quá trình đông tụ protein

C. quá trình thuỷ phân

D. quá trình polime hoá

Câu 26:

Cho dãy các chất: ClH3NCH2COONH4; CH3NH3HCO3; H2NCH2COOCH3; CH3NH3NO3; HOOC-[CH2]3-CH(NH3Cl)-COONa; C6H5COOCH3; CH3COOC6H5 (C6H5- là gốc phenyl). Số chất trong dãy mà 1 mol chất đó phản ứng tối đa được với 2 mol NaOH là

A. 2

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 27:

Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo. Nếu đốt cháy hoàn toàn a mol X thì thu được 12,32 lít CO2 (đktc) và 8,82 gam H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 40 ml dung dịch Br2 1M. Hai axit béo là

A. axit panmitic và axit oleic

B. axit panmitic và axit linoleic

C. axit stearit và axit linoleic 

D. axit stearit và axit oleic

Câu 28:

Hỗn hợp X gồm propin (0,15 mol), axetilen (0,1 mol), etan (0,2 mol) và hiđro (0,6 mol). Nung nóng X với xúc tác Ni một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y. Sục Y vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được a mol kết tủa và 15,68 lít (đktc) hỗn hợp khí Z. Khí Z phản ứng tối đa với 8 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,16

B. 0,18

C. 0,10

D. 0,12

Câu 29:

X là este của a-amino axit Y có các đặc điểm sau:

- Đun nóng X với dung dịch NaOH dư, thu được muối của a-amino axit Y và ancol Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).

- Đốt cháy hoàn toàn a mol Z, thu được 2a mol CO2.

Phát biểu đúng là:

A. Y có tên gọi là axit 2-aminopropanoic

B. Z hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường, tạo phức xanh lam

C. Tổng số nguyên tử hiđro (H) trong hai phân tử X và Y là 14

D. X có mạch cacbon phân nhánh

Câu 30:

Cho sơ đồ các phản ứng sau:

(a) Fe(NO3)2 to khí X + khí Y 

(b) BaCO3 to khí Z

(c) FeS2 + O2 to khí T

(d) NH­4NO2 to khí E + khí F

(e) NH4HCO3 to khí Z + khí F + khí G

(g) NH3 + O2 xt,to khí H

Cho lần lượt các khí X, Y, Z, T, E, G, H qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư (trong điều kiện không có oxi). Số khí bị giữ lại là

A. 4

B. 5

C. 3

D. 6

Câu 31:

Cho 17,82 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO (trong đó oxi chiếm 12,57% về khối lượng) vào nước dư, thu được a mol khí H2 và dung dịch X. Cho dung dịch CuSO4 dư vào X, thu được 35,54 gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 0,08 

B. 0,12

C. 0,10

D. 0,06

Câu 32:

Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A, sau thời gian t giây, thấy khối lượng catot tăng 5,12 gam. Nếu tiếp tục điện phân thêm 2t giây nữa, dừng điện phân, lấy catot ra cân lại thấy khối lượng tăng 11,52 gam; đồng thời các khí thoát ra của cả quá trình điện phân là 6,272 lít (đktc). Giá trị của m là:

A. 49,66 gam

B. 52,20 gam 

C. 58,60 gam

D. 46,68 gam

Câu 33:

Có các phát biểu sau:

(1) Lưu huỳnh, photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

(2) Ion Fe3+ có cấu hình electron viết gọn là [Ar] 3d5

(3) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.

(4) Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

(5) Hàm lượng sắt trong gang cao hơn thép cacbon.

(6) Có thể dùng nước, cát hoặc bình xịt khí cacbonic để dập các đám cháy kim loại.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 34:

Cho các phát biểu sau:

1. Isobutyl axetat có mùi chuối chín.

2. Tơ poliamit kém bền về mặt hóa học là do có chứa các nhóm peptit dễ bị thủy phân.

3. Poli(tetrafloetilen); poli(metyl metacrylat); tơ nitron đều được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

4. Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ enang, tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo.

5. Xenlulozơ tan được trong nước Svayde.

6. Etylamin tan tốt trong nước do phân tử phân cực và tạo được liên kết hiđro với nước.

Số phát biểu đúng là:

A. 3

B. 5

C. 4

D. 2

Câu 35:

Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp X gồm x mol H2SO4 và y mol Al2(SO4)3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Nếu cho dung dịch chứa 0,7 mol Ba(OH)2 vào dung dịch X, phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị m gần giá trị nào nhất

A. 170 

B. 145 

C. 167 

D. 151 

Câu 36:

Hỗn hợp E chứa chất X (C8H15O4N3) và chất Y (C10H19O4N); trong đó X là một peptit, Y là este của axit glutamic. Đun nóng 73,78 gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch có chứa m gam muối của alanin và hỗn hợp F chứa 2 ancol. Đun nóng toàn bộ F với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 21,12 gam hỗn hợp ete. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là

A. 44,4 

B. 11,1 

C. 22,2

D. 33,3

Câu 37:

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al và Cr2O3 thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần:

- Phần 1: Có khối lượng m1 gam tác dụng với HCl loãng nguội dư thu được V lít khí H2 ở đktc và dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được 28,035 gam chất rắn (không xét đến sự thăng hoa của AlCl3).

- Phần 2: Có khối lượng m2 gam tác dụng với NaOH đặc, nóng dư thu được 0,672 lít khí H2, dung dịch T và chất rắn E.

Biết m1 + m2 = 22,76 gam. Giá trị V gần giá trị nào nhất sau đây

A. 1,8

B. 2,0

C. 2,2

D. 2,4

Câu 38:

Hỗn hợp X gồm bốn este mạch hở, trong đó có một este đơn chức và ba este hai chức đồng phân. Đốt cháy hết m gam X cần 14,784 lít O2 (đktc), thu được 12,768 lít CO2 (đktc) và 7,92 gam H2O. Đun nóng m gam X với 300 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y và phần hơi chỉ chứa một ancol Z. Cho toàn bộ Z vào bình đựng Na dư, khi phản ứng xong khối lượng bình tăng 5,85 gam. Nung toàn bộ Y với CaO (không có không khí), thu được 2,016 lít (đktc) một hiđrocacbon duy nhất. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của este đơn chức trong X có giá trị gần nhất với

A. 37%

B. 42%

C. 34%

D. 29%

Câu 39:

Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe trong 2,912 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2 thu được (m + 6,11) gam hỗn hợp Y gồm các muối và oxit (không thấy khí thoát ra). Hòa tan hết Y trong dung dịch HCl, đun nóng thu được dung dịch Z chứa 2 muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z thu được 73,23 gam kết tủa. Mặt khác hòa tan hết m gam hỗn hợp X trên trong dung dịch HNO3 31,5% thu được dung dịch T và 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, đktc). Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong dung dịch T có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây

A. 7,0%

B. 8,0%

C. 5,0%

D. 9,0%

Câu 40:

X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng kế tiếp; Z, T lần lượt là ancol và este đều hai chức. Đốt cháy hoàn toàn 61,34 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 3,145 mol O2, thu được 34,38 gam nước. Mặt khác đun nóng 61,34 gam E với 650 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chứa 3 ancol đều no và 53,58 gam hỗn hợp muối. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư, thấy thoát ra 0,31 mol khí H2. Biết các hợp chất hữu cơ đã cho đều mạch hở, không chứa nhóm chức khác và khối lượng phân tử của X nhỏ hơn Y. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là:

A. 2,74%

B. 9,59%

C. 7,65%

C. 7,65%