Tổng hợp đề thi minh họa Hóa Hoc chuẩn cấu trúc Bộ giáo dục có đáp án (đề số 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tăng dần tính dẫn điện từ trái sang phải là

A. Fe, Cu, Al, Ag

B. Ag, Cu, Al, Fe

C. Cu, Fe, Al, Ag

D. Fe, Al, Cu, Ag

Câu 2:

Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất

A. Ag+

B. Al3+

C. Fe3+

D.Cu2+

Câu 3:

Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là

A. CO và CH4

B. CH4 và NH3

C. SO2 và NO2

D. CO và CO2

Câu 4:

Thủy phân hoàn toàn 1 mol tristearin trong môi trường axit, thu được

A. 1 mol glixerol và 1 mol axit stearic

B. 3 mol glixerol và 1 mol axit stearic

C. 3 mol glixerol và 3 mol axit stearic

D. 1 mol glixerol và 3 mol axit stearic

Câu 5:

Chất nào sau đây là amin bậc 2

A. H2N-CH2-NH2

B. (CH3)2CH-NH2

C. CH3-NH-CH3

D. (CH3)3N

Câu 6:

Phương trình hóa học sai là

A. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

B. 3Mg (dư) + 2FeCl3 → 3MgCl2 + 2Fe

C. 2Cr + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2

D. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

Câu 7:

Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của

A. etylen glicol và hexametylenđiamin

B. axit ađipic và glixerol

C. axit ađipic và etylen glicol

D. axit ađipic và hexametylenđiamin

Câu 8:

Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là

A. hematit nâu

B. manhetit

C. xiđerit

D. hematit đỏ

Câu 9:

Đường mía, đường phèn có thành phần chính là đường nào dưới đây

A.  Glucozơ

B. Fructozơ

C. Saccarozơ

D. Mantozơ

Câu 10:

Hiện nay, nguồn nguyên liệu chính để sản xuất anđehit axetic trong công nghiệp là

A. etanol

B. etan

C. axetilen

D. etilen

Câu 11:

Cho 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 25,4 gam

B. 31,8 gam

C. 24,7 gam 

D. 18,3 gam

Câu 12:

Một mẫu K và Ba tác dụng với H2O dư thu được dung dịch X và 3,36 lít H2. Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là

A. 300 ml 

B. 200 ml

C. 150 ml

D. 75 ml

Câu 13:

Mẫu nước cứng chứa các ion: Mg2+,Ca2+,Cl-,SO42- và HCO3-. Nhận định sai là

A. Mẫu nước trên có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu

B. Dùng dung dịch Na2CO3 có thể làm mềm tính cứng của mẫu nước cứng trên

C. Mẫu nước trên làm mất tác dụng của xà phòng

D. Nếu dùng mẫu nước trên để nấu thức ăn sẽ làm thức ăn mau chín nhưng giảm mùi vị

Câu 14:

Amino axit X chứa một nhóm –NH2 và một nhóm -COOH trong phân tử. Y là este của X với ancol đơn chức, MY = 89. Công thức của X, Y lần lượt là

A. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOCH3

B. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOC2H5

C. H2B-CH2-COOH, H2N-CH2-COOC2H5

D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOCH3

Câu 15:

Đốt cháy hoàn toàn 48,96 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 3,28 mol hỗn hợp gồm CO2 và nước. Nếu cho 48,96 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng, thu được x gam Ag. Giá trị của x là

A. 25,92 gam

B. 17,28 gam

C. 34,56 gam

D. 43,2 gam

Câu 16:

X là một amino axit no (phân tử chỉ có một nhóm –NH2 và một nhóm -COOH). Cho 0,06 mol X tác dụng với dung dịch chứa 0,1 mol HCl thu được dung dịch Y. Thêm 0,2 mol NaOH vào Y sau phản ứng đem cô cạn thu được 15,79 gam chất rắn khan. X là

A. valin  

B. lysin 

C. glyxin 

D. alanin 

Câu 17:

Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol 0,1M: NaCl, CH3COOH, NH3, C2H5OH. Dung dịch có độ dẫn điện tốt nhất là

A. NaCl

B. CH3COOH

C. NH3

D. C2H5OH

Câu 18:

Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất 

A. CH3COOH

B. C3H7OH

C. NH2CH2CH2NH2

D. HCOOCH3

Câu 19:

Trong thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa

A. Cho lá đồng nguyên chất vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3

B. Để thanh thép đã sơn kín trong không khí khô

C. Nhúng thanh kẽm nguyên chất vào dung dịch HCl

D. Cho lá sắt nguyên chất vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng

Câu 20:

Thí nghiệm nào sau đây có kết tủa sau phản ứng

A. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Cr(NO3)3

B. Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2

C. Thổi CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2

D. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3

Câu 21:

Phát biểu nào sau đây đúng

A. Hiđro hóa hoàn toàn dầu thực vật ta được bơ nhân tạo ở trạng thái rắn

B. Metyl acrylat là nguyên liệu tổng hợp thủy tinh hữu cơ

C. Phenyl axetat có mùi thơm của hoa nhài

D. Đun nóng mỡ động vật với dung dịch Ca(OH)2 ta được xà phòng

Câu 22:

Cho dãy các chất: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng với dung dịch HCl là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 23:

Quan sát sơ đồ thí nghiệm sau:

Phát biểu nào sau đây là không đúng về quá trình điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm theo sơ đồ trên

A. Bản chất của quá trình điều chế là một phản ứng trao đổi ion

B. HNO3 sinh ra trong bình cầu ở dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ

C. Quá trình phản ứng là một quá trình thuận nghịch, trong đó chiều thuận là chiều toả nhiệt

D. Do HNO3 có phân tử khối lớn hơn không khí nên mới thiết kế ống dẫn hướng xuống

Câu 24:

X, Y, Z, T là các dung dịch hoặc chất lỏng chứa các chất sau: anilin, metylamin, axit glutamic, alanin. Thực hiện các thí nghiệm và có kết quả ghi theo bảng sau

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. metylamin, axit glutamic, alanin, anilin

B. axit glutamic, alanin, anilin, metylamin

C. alanin, axit glutamic, anilin, metylamin

D. axit glutamic, anilin, alanin, metylamin

Câu 25:

Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 5,2

B. 3,4

C. 3,2

D. 4,8

Câu 26:

Hấp thụ hết a mol khí CO2 vào dung dịch chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,4M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thu được 15,76 gam kết tủa và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào X đến khi bắt đầu có khí thoát ra thì đã dùng 120 ml. Giá trị của a là

A. 0,16

B. 0,18

C. 0,12

D. 0,20

Câu 27:

Khi thủy phân a gam một chất béo X thu được 0,92 gam glixerol, 3,02 gam natri linoleat C17H31COONa và m gam natri oleat C17H33COONa. Giá trị của m là

A. 2,8

B. 5,6

C. 3,04

D. 6,08

Câu 28:

Cho các sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):

C7H18O2N2 (X) + NaOH → X1 + X2 + H2O

X1 + 2HCl → X3 + NaCl

X4 + HCl → X3

X4 → tơ nilon-6 + H2O

Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Các chất X, X4 đều có tính lưỡng tính 

B. X2 làm quỳ tím hóa hồng 

C. Phân tử khối của X lớn hơn so với X3

D. Nhiệt độ nóng chảy của X1 nhỏ hơn X4

Câu 29:

Cho các thí nghiệm sau: 

(a) Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(b) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

(c) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.

(d) Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.

(e) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.

(f) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

(g) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2

Số thí nghiệm không thu được kết tủa là:

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Câu 30:

Cho các nhận định sau:

(1) Nhôm là kim loại nhẹ, có tính khử mạnh, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

(2) Các kim loại kiềm thổ tác dụng được với nước ở điều kiện thường.

(3) Trong công nghiệp, các kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch.

(4) Thành phần cacbon trong gang trắng nhiều hơn trong gang xám.

(5) Trong công nghiệp, crom được dùng để sản xuất thép.

(6) Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, chất cầm màu trong nhuộm vải. 

Số nhận định đúng là:

A. 3

B. 5

C. 6

D. 4

Câu 31:

Hỗn hợp X gồm C2H2, C3H6, C4H10 và H2. Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X qua bình đựng dung dịch brom dư thấy có 64 gam brom tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X được 55 gam CO2 và m gam nước. Giá trị của m là

A. 31,5

B. 27

C. 24,3

D. 22,5

Câu 32:

Cho 4,86 gam bột Al vào dung dịch chứa x mol H2SO4 loãng, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X, phản ứng được biễu diễn theo đồ thị sau

Giá trị của x là

A. 0,35

B. 0,32

C. 0,30

D. 0,36

Câu 33:

Cho sơ đồ phản ứng sau:

(a) X1+H2OđpcmnX2+X3+H2 (đpcmn: điện phân có màng ngăn)

(b) X2+X4BaCO3+Na2CO3+H2O

(c) X2+X3X1+X5+H2O

(d) X4+X6BaSO4+K2SO4+CO2+H2O

Các chất X2, X5, X6 theo thứ tự là

A. KOH, KClO3, H2SO4

B. NaOH, NaClO, KHSO4

C. NaHCO3, NaClO, KHSO4

D. NaOH, NaClO, H2SO4

Câu 34:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho 2,3-đimetylbutan tác dụng với Cl2 (askt) theo tỉ lệ mol 1:1.

(2) Tách hai phân tử hiđro từ phân tử isopentan.

(3) Cho isopren tác dụng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 ở 400c

(4) Tách một phân tử H2O từ phân tử pentan-3-ol.

(5) Thủy phân saccarozơ trong môi trường axit vô cơ.

(6) Hiđro hóa hoàn toàn toàn hỗn hợp anđehit acrylic và ancol anlylic.

(7) Hiđrat hóa hoàn toàn hỗn hợp but-1-en và but-2-en.

(8) Đề hiđrat hóa hỗn hợp 2-metylpropan-2-ol và 2-metylpropan-1-ol.

Số trường hợp tạo ra hai sản phẩm là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 35:

Nung hỗn hợp X gồm Al và FexOy trong khí trơ, thu được 22,88 gam rắn Y gồm Al2O3, Al, Fe và FexOy. Cho toàn bộ Y vào dung dịch NaOH loãng dư, thu được 0,12 mol khí H2 và m gam rắn Z. Hòa tan hết m gam Z trong dung dịch chứa 0,72 mol HNO3, thu được 0,08 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch chứa 53,12 gam muối. Công thức của FexOy và khối lượng của Al2O3 trong Y là:

A. Fe2O3 và 4,08 gam

B. Fe3O4 và 6,12 gam

C. Fe3O4 và 4,08 gam

D. Fe2O3 và 6,12 gam

Câu 36:

Cho 8,28 gam chất hữu cơ E chứa C, H, O (có CTPT trùng với CTĐGN) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó chưng khô, phần hơi thu được chỉ có nước, phần chất rắn khan khối lượng 13,32 gam. Nung lượng chất rắn này trong oxi dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 9,54 gam Na2CO3; 14,52 gam CO2 và 2,7 gam nước. Cho phần chất rắn trên vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được hai chất hữu cơ X, Y (biết MX < MY). Số nguyên tử hiđro trong một phân tử Y là:

A. 6

B. 8

C. 10

D. 2

Câu 37:

Hòa tan hết m gam Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HCl, thu được dung dịch X và khí NO. Thêm tiếp 19,2 gam Cu vào X, sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối clorua trung hòa và còn lại 6,4 gam chất rắn. Cho toàn bộ Y vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 183 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 28,8

B. 21,6

C. 19,2

D. 32,0

Câu 38:

X, Y là hai hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng axit acrylic; Z là ancol 2 chức; T là este tạo bởi X,Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 1,04 mol O2, thu được 17,64 gam nước. Mặt khác hiđro hóa hoàn toàn 22,2 gam E cần dùng 0,09 mol H2 (xúc tác Ni, t0) thu được hỗn hợp F. Đun nóng toàn bộ F với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chứa x gam muối của X và y gam muối của Y (MX < MY). Tỉ lệ gần nhất của x : y là.

A. 0,9  

B. 1,0

C. 1,1 

D. 0,8

Câu 39:

Hòa tan hết 28,96 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe3O4 và FeCO3 trong dung dịch chứa HCl và 0,24 mol HNO3, thấy thoát ra hỗn hợp khí X gồm CO2, NO và 0,06 mol N2O; đồng thời thu được dung dịch Y có khối lượng tăng 21,28 gam so với dung dịch ban đầu. Tỉ khối hơi của X so với He bằng 9,6. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thu được 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và 238,58 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Mg có trong hỗn hợp ban đầu là

A. 43,92%

B. 41,44%

C. 46,41%

D. 43,09%

Câu 40:

X là este của amino axit, Y là peptit mạch hở. Cho m gam hỗn hợp M gồm X và Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 13,8 gam một ancol đơn chức Z và hỗn hợp T chứa muối của glyxin, alanin, valin (trong đó có 0,5 mol muối của glyxin). Đốt cháy hoàn toàn T trong O2, thu được Na2CO3, N2, H2O và 1,45 mol CO2. Cho toàn bộ lượng Z trên tác dụng hết với Na, sinh ra 0,15 mol H2. Phần trăm khối lượng của Y trong M gần nhất với:

A. 58%

B. 52%

C. 45%

D. 48%