Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 Hóa học mức độ vận dụng - vận dụng cao (14)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?

A. Ag+.

B. Cu2+.

C. Zn2+.

D. Ca2+.

Câu 2:

Kim loại nào sau đây tan được trong nước tạo dung dịch bazơ?

A. Cu

B. Na

C. Mg.

D. Al

Câu 3:

Khí thải của một nhà máy có chứa các chất HF, CO2, SO2, NO2, N2. Hoá nhất nào sau đây có thể loại các khí độc tốt nhất trước khi xả ra khí quyển là

A. Dung dịch H2SO4

B. Nước cất

C. Dung dịch NaCl

D. Dung dịch Ca(OH)2.

Câu 4:

Cho ancol metylic phản ứng với axit propionic có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng thu được este X. Công thức cấu tạo thu gọn của X

A. CH3COOC2H5

B. C2H5COOCH3

C. C3H7COOCH3

D. CH3COOC3H7

Câu 5:

Nhỏ dung dịch NaOH loãng vào bình đựng dung dịch chất X, thu được kết tủa màu xanh nhạt. Khi thêm tiếp dung dịch NaOH vào bình, thấy kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu lục nhạt. X là 

A. CrCl3

B. AlCl3

C. CuCl2

D. ZnCl2

Câu 6:

Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit?

A. CH3COOC2H5

B. H2NCH2COOH

C. HCOONH4

D. C2H5NH2.

Câu 7:

Cho sơ đồ phản ứng: NaHCO3 + X → Na2CO3 + H2O. Hợp chất X là 

A. KOH.

B. NaOH

C. K2CO3

D. HCl

Câu 8:

Hợp chất nào của Crom sau đây không bền?

A. Cr2O3

B. CrCl3

C. K2Cr2O7

D. H2Cr2O7

Câu 9:

Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là

A. Polietilen

B. Poli(vinyl clorua).

C. Cao su lưu hóa

D. Amilopectin

Câu 10:

Kim loại X là kim loại nhẹ, dẫn điện tốt và có lớp màng oxit bền vững bảo vệ nên được sử dụng rộng rãi làm dây dẫn điện ngoài trời. Kim loại X là 

A. Crom

B. Bạc

C. Đồng

D. Nhôm

Câu 11:

Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2

A. CH3CHO

B. HCOOH

C. CH3COOH

D. C2H5OH

Câu 12:

Kim cương là một dạng thù hình của nguyên tố 

A. phopho

B. silic

C. cacbon

D. lưu huỳnh

Câu 13:

Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2 và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

A. 8,5

B. 2,2

C. 6,4.

D. 2,0

Câu 14:

Cho 1,37 gam Ba vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,015M sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam rắn. Giá trị của m là

A. 2,205

B. 2,409

C. 2,259

D. 2,565

Câu 15:

Cho các chất sau: axetilen, axit fomic, but-2-in và metyl fomat. Số chất tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa là 

A. 1.

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 16:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm glucozơ, metyl fomat và vinyl fomat cần dùng vừa hết 12,32 lít khí O2 (đktc) sản phẩm thu được gồm CO2 và 9,0 gam H2O. Phần trăm khối lượng của vinyl fomat trong X

A. 23,08

B. 32,43.

C. 23,34

D. 32,80

Câu 17:

Cho 15 gam hỗn hợp X gồm  anilin, metylamin và đimetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối thu được là

A. 16,825 gam

B. 20,18 gam

C. 21,123 gam

D. 15,925 gam

Câu 18:

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất của hợp chất hữu cơ. Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm A

A. C2H5OH(H2SO4,170oC)C2H4 + H2O

B. CaC2 + H2O → Ca(OH)2 + C2H2

C. Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4

D. CH3CH2OH + CuO  CH3CHO + Cu + H2O.

Câu 19:

Dung dịch nào sau đây có pH > 7 là

A. H3PO4

B. KCl

C. NaHSO4

D. Ba(OH)2

Câu 20:

Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói  ← X → Y → Sobit (sobitol). Tên gọi X, Y lần lượt là

A. Xenlulozơ, glucozơ

B. Tinh bột, etanol

C. Xenlulozơ, etanol.

D. Saccarozơ, etanol

Câu 21:

Có 2 kim loại X, Y thỏa mãn các tính chất sau:

Dung dịch

Kim loại

X

Y

HCl

tác dụng

tác dụng

HNO3 đặc, nguội

không tác dụng

tác dụng

Có 2 kim loại XY thỏa mãn các tính chất sau:

A. Mg, Fe

B. Fe, Mg

C. Fe, Cr.

D. Fe, Al

Câu 22:

Chất hữu cơ X mạch hở (chứa C, H, O) có phân tử khối bằng 74(u). Biết X tác dụng được với dung dịch NaOH. Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn là

A. 4

B. 3

C. 5.

D. 2

Câu 23:

Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Cr, Cr(OH)2, CrCl3 và NaHCO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 3

B4

C. 2

D. 1

Câu 24:

Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thì thu được 3 mol glyxin; 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn X ngoài các amino axit thì còn thu được 2 đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit X lần lượt là

A. Ala và Gly

B. Ala và Val

C. Gly và Gly

D. Gly và Val

Câu 25:

X là dung dịch HCl nồng độ xM, Y là dung dịch Na2CO3 nồng độ yM. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y, sau phản ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X, sau phản ứng thu được V2 lít CO2 (đktc). Biết tỉ lệ V1 : V2 = 4 : 7. Tỉ lệ x : y bằng

A. 5 : 3

B. 10 : 7

C. 7 : 5

D. 7 : 3

Câu 26:

Thủy phân hoàn toàn chất béo X trung tính trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo. Nếu đốt cháy hoàn toàn a mol X thì thu  được 12,32 lít CO2 (đktc) và 8,82 gam H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 40 ml dung dịch Br2  1M. Hai axit béo là

A. axit stearic và axit oleic

B. axit panmitic và axit oleic

C. axit stearic và axit linoleic

D. axit panmitic và axit linoleic

Câu 27:

X là hợp chất hữu cơ mạch hở, thành phần chứa C, H, O có khối lượng phân tử bằng 118 đvC. Đun nóng a mol X cần dùng dung dịch chứa 2a mol NaOH, thu được ancol Y và hỗn hợp chứa hai muối. Y không phản ứng với Cu(OH)2 điều kiện thường; khi đun Y với H2SO4 đặc ở 1700C không tạo ra  anken. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Trong X chứa 2 nhóm -CH2-.

B. X cho được phản ứng tráng gương

C. Trong X chứa 2 nhóm -CH3

D. X cộng hợp Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1

Câu 28:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

    (a) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.

    (b) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.

    (c) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.

    (d) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.

    (e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

    (f) Cho BaCO3 vào lượng dư dung dịch NaHSO4.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là

A. 5

B. 3

C. 4

D. 6

Câu 29:

Cho các phát biểu sau:

    (a) Nước cứng là nước có nhiều ion Ca2+ và Ba2+.

    (b) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 thì giải phóng ra kim loại Cu.

    (c) Hỗn hợp tecmit dùng hàn đường ray xe lửa là hỗn hợp gồm Al và Fe2O3.

    (d) Al(OH)3, Cr(OH)2, Zn(OH)2 đều là hiđroxit lưỡng tính.

    (e) Na và Kali được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân. 

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 30:

Cho 13,44 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 đi qua bình đựng Ni, nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y (chỉ chứa ba hiđrocacbon) có tỉ khối hơi so với H2 là 14,4. Biết Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,2

B. 0,1.

C. 0,15

D. 0,25

Câu 31:

Sục khí CO2 vào V lít dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2 M và Ba(OH)2 0,1M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo số mol CO2 như sau:

 

Giá trị của V

A. 300

B. 250

C. 400

D. 150

Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

    (a) Có thể rửa sạch các đồ dùng bám dầu mỡ động thực vật bằng nước.

    (b) Protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ hoặc enzim.

    (c) Tinh bột là thức ăn cơ bản của con người.

    (d) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

    (e) Ở điều kiện thích hợp, anđehit axetic tham gia phản ứng cộng H2.

    (g) Trong hợp chất hữu cơ, nhất thiết phải chứa nguyên tố cacbon và hiđro.

Số phát biểu sai

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 33:

Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng điện cực trơ, với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 4632 giây thì dừng điện phân. Nhúng thanh Mg vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, khối lượng thanh Mg thay đổi như thế nào so với trước phản ứng. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%.

A. giảm 3,36 gam

B. tăng 3,20 gam

C. tăng 1,76 gam

D. không thay đổi

Câu 34:

Hỗn hợp X chứa hai este đều đơn chức (trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức). Đun nóng 0,15 mol X cần dùng 180 ml dung dịch NaOH 1M, chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được ancol etylic và 14,1 gam hỗn hợp Y gồm ba muối. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp X

A. 84,72%.

B. 23,63%.

C. 31,48%.

D. 32,85%.

Câu 35:

Cho m gam hỗn hợp X gồm MgO, Mg, Na2O vào 415 ml dung dịch HNO3 1M, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 0,448 lít khí NO (đktc). Dung dịch Y phản ứng vừa đủ dung dịch chứa 0,295 mol NaOH, thu được một lượng kết tủa, đun nóng kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 4,4 gam rắn Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 7,36

B. 8,82

C. 7,01

D. 8,42

Câu 36:

X, Y, Z là ba hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C4H9O2N và có đặc điểm sau:

- Ở điều kiện thường, X là chất rắn, tan tốt trong nước và có khả năng trùng ngưng tạo polime.

- Y tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được ancol và muối có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của Y phản ứng.

- Z tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được một amin no, đơn chức, mạch hở.

Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. CH3-CH(NH2)-COOCH3, H2N-CH2-COOC2H5, CH2=CHCOONH3CH3

B. H2N-[CH2]4-COOH, H2N-[CH2]2-COOCH3, CH3COONH3C2H5

C. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH; H2N-CH2-COOC2H5, CH2=CHCOONH3CH3

D. H2N-CH2COOC2H5, CH3-CH(NH2)-COOCH3, CH3COONH3C2H5

Câu 37:

Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z.

Tiến hành các thí nghiệm sau:

  - Thí nghiệm 1: Cho dung dịch HCl dư vào V ml dung dịch Z, thu được V1 lít khí .

  - Thí nghiệm 2: Cho dung dịch HNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được V2 lít khí.

  - Thí nghiệm 3: Cho dung dịch NaNO3 và HCl dư vào V ml dung dịch Z, thu được V2 lít khí.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và V1 < V2 và sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Hai chất X, Y lần lượt là

A. Fe(NO3)2, FeCl2

B. FeCl2, NaHCO3

C. NaHCO3, Fe(NO3)2

D. FeCl2, FeCl3

Câu 38:

X là axit no, đơn chức, Y là axit không no, có một liên kết đôi C=C, có đồng phân hình học và Z là este hai chức tạo X, Y và một ancol no (tất cả các chất đều thuần chức, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 9,52 gam E chứa X, YZ thu được 5,76 gam H2O. Mặt khác, E có thể phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,12 mol NaOH sản phẩm sau phản ứng có chứa 12,52 hỗn hợp các chất hữu cơ. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Phần trăm khối lượng của X trong E là 12,61% 

B. Số mol của Y trong E là 0,06 mol

C. Khối lượng của Z trong E là 4,36 gam.

D. Tổng số nguyên tử (C, H, O) trong Z là 24

Câu 39:

Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3 và MgCO3 (trong đó oxi chiếm 25,157% về khối lượng). Hòa tan hết 19,08 gam X trong dung dịch chứa 1,32 mol NaHSO4 và a mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 171,36 gam và hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2O, H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 7,5. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được 19,72 gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 0,10

B. 0,18

C. 0,16

D. 0,12

Câu 40:

Hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ. Hỗn hợp Y gồm glyxin và axit glutamic. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z chứa X, Y cần dùng 0,99 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 bằng số mol H2O). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm 36,48 gam. Nếu cho 51,66 gam Z trên vào dung dịch HCl loãng dư (đun nóng) thu được dung dịch T có chứa m gam các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là

A. 53,655

B. 59,325

C. 60,125

D. 59,955