Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 Hóa học mức độ vận dụng - vận dụng cao (16)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phản ứng nào xảy ra ở catot trong quá trình điện phân MgCl2 nóng chảy? 

A. Sự oxi hoá ion Mg2+

B. Sự khử ion Mg2+.  

C. Sự oxi hoá ion Cl-

D. Sự khử ion Cl-.  

Câu 2:

Oxit kim loại nào sau đây khi tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ là

A. NO2

B. K2O

C. CO2. 

D. P2O5

Câu 3:

Trong chiến tranh Việt Nam, Mĩ đã rải xuống các cánh rừng Việt Nam một loại hóa chất cực độc phá hủy môi trường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, đó là chất độc màu da cam. Chất độc này còn được gọi là

A. 3-MCPD

B. nicotin

C. đioxin

D. TNT

Câu 4:

Hợp chất metyl metacrylat có công thức là

A. CH3CH(CH3)COOCH3

B. CH2=CH-COOCH3

C. CH3CH2COOCH3

D. CH2=C(CH3)-COOCH3

Câu 5:

Ở nhiệt độ cao, NH3 có thể khử được oxit kim loại nào sau đây?

A. MgO

B. CuO

C. Al2O3.

D. CaO.

Câu 6:

Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “gạch cua” nổi lên là do

A. phản ứng thủy phân protein

B. sự đông tụ lipit

C. sự đông tụ protein

D. phản ứng màu của protein.

Câu 7:

Nước cứng có chứa các ion Mg2+, Ca2+, Cl- và SO42- thuộc loại nước cứng nào sau đây?

A. Nước cứng toàn phần

B. Nước cứng tạm thời.  

C. Nước cứng vĩnh cửu

D. Nước cứng một phần.

Câu 8:

Oxit nào sau đây là oxit bazơ?

A. Al2O3

B. Cr2O3

C. CrO3

D. Fe2O3

Câu 9:

Polime được sử dụng làm chất dẻo là

A. Cao su buna

B. Poliisopren

C. Poliacrilonitrin

D. Polietilen

Câu 10:

Trong công nghiệp, quặng boxit được dùng làm nguyên liệu chính để sản xuất kim loại?

A. Mg

B. Sn

C. Al

D. Cu

Câu 11:

Cacbohiđrat thuộc loại hợp chất hữu cơ

A. đa chức

B. đơn chức

C. tạp chức

D. hiđrocacbon

Câu 12:

Cho dung dịch chứa a mol Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch có chứa a mol chất tan X. Để thu được khối lượng kết tủa lớn nhất thì X

A. Ba(OH)2

B. H2SO4.

C. Ca(OH)2 

D. NaOH.

Câu 13:

Cho 8 gam Fe vào 100 ml dung dịch HCl 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24

B. 4,48.

C. 3,2

D. 1,12

Câu 14:

Cho V ml dung dịch HCl 2M vào 200 ml dung dịch NaAlO2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,9 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là

A. 325

B. 375

C. 25

D. 175

Câu 15:

Cho dãy gồm các chất: CH3COOH; CH3NH2; CH3COONH4; C6H5CH2NH2; HCOOCH3. Số chất trong dãy có khả năng phản ứng với dung dịch HCl là

A. 2

B. 4

C. 3.

D. 5

Câu 16:

Lên men m gam glucozơ thành ancol etylic với hiệu suất 50%, thu được 9,2 gam ancol etylic. Giá trị của m là

A. 32,4

B. 36,0

C. 18,0

D. 16,2.

Câu 17:

Cho 0,15 mol alanin vào 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 30,90

B. 17,55

C. 18,825

D. 36,375

Câu 18:

Phản ứng có phương trình ion rút gọn: S2- + 2H+ H2S là

A. BaS + H2SO4 (loãng) ® H2S +2BaSO4

B. FeS + 2HCl ® 2H2S + FeCl2

C. H2 + S ® H2S

D. Na2S + 2HCl ® H2S + 2NaCl

Câu 19:

Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm tính tan của chất X trong nước. Hiện tượng quan sát được là nước từ chậu phun vào bình đựng khí X thành những tia màu đỏ. X

A. NH3

B. HCl

C. CO2

D. O2

Câu 20:

Kết quả thí nghiệm của các chất hữu cơ X, Y, Z như sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

Dung dịch xanh lam

Y

Nước brom

Mất màu dung dịch Br2

Z

Quỳ tím

Hóa xanh

Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. Ala-Ala-Gly, glucozơ, etyl amin

B. Ala-Ala-Gly, glucozơ, anilin

C. Saccarozơ, glucozơ, anilin

D. Saccarozơ, glucozơ, metyl amin

Câu 21:

Thực hiện các phản ứng sau:

(a) X (dư) + Ba(OH)2 Y + Z               

(b) X  + Ba(OH)2 (dư) Y + T + H2O

Biết các phản ứng đều xảy ra trong dung dịch và chất Y tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Hai chất nào sau đây đều thỏa mãn tính chất của X?

A. AlCl3, Al2(SO4)3

B. Al(NO3)3, Al(OH)3

C. Al(NO3)3, Al2(SO4)3

D. AlCl3, Al(NO3)3.

Câu 22:

Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C5H8O2, thu được axit fomic và ancol. Số công thức cấu tạo phù hợp của X

A. 3

B. 1

C. 4.

D. 5.

Câu 23:

Cho các chất sau: CrO3, FeO, Cr(OH)3, Cr2O3. Số chất tan được trong dung dịch NaOH là

A. 4

B. 2

C. 1

D. 3

Câu 24:

Cho các polime: poli(vinyl clorua), xenlulozơ, policaproamit, polistiren, xenlulozơ triaxetat, cao su buna. Số polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp là

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2.

Câu 25:

Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 ( đktc) vào 200 ml  dung dịch gồm NaOH 2M và Na2CO3  1,5M thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hết với dung dịch CaCl2 dư thu được 45 gam kết tủa.  Giá trị của V có thể là

A. 2,80

B. 11,2

C. 5,60

D. 4,48

Câu 26:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa hỗn hợp các triglixerit tạo bởi từ cả 3 axit panmitic, oleic, linoleic thu được 24,2 gam CO2 và 9 gam H2O. Nếu xà phòng hóa hoàn toàn 2m gam hỗn hợp X bằng dung dịch KOH (vừa đủ) thì sẽ thu được bao nhiêu gam muối?

A. 11,90.

B. 21,40

C. 19,60

D. 18,64

Câu 27:

Cho sơ đồ phản ứng sau:

(1) X + NaOH t X1 + NH3 + H2O        

(2) Y + NaOH t  Y1  +  Y2

Biết rằng X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7O2N. Khi đun nóng Y2 với H2SO4 đặc ở 1700C không thu được anken, X1 có mạch cacbon phân nhánh. Nhận định nào sau đây là sai?

A. X có tính lưỡng tính

B. X có tồn tại đồng phân hình học.

C. Y1  là muối natri của glyxin

D. X1 tác dụng với nước Br2 theo tỉ lệ mol 1:1.

Câu 28:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

 (a) Cho kim loại Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.

 (b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch KOH.

 (c) Cho Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 (tỉ lệ mol 1 : 1).

 (d) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư.

 (e) Cho hỗn hợp BaO và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.

 (f) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một chất tan là

A. 2

B. 3

C. 4

C. 4

Câu 29:

Cho các phát biểu sau:

 (a) Muối kali đicromat có màu da cam.

 (b) Phèn chua được dùng làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải.

 (c) Các chất S, C, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

 (d) Cr và Fe tác dụng với oxi đều tăng lên số oxi hóa +3.

 (e) Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm thổ giảm dần từ Be đến Ba.

Số phát biểu đúng là

A. 5

B. 4

C. 3.

D. 2

Câu 30:

. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X gồm 3 hidrocacbon, mạch hở cần vừa đủ 20,16 lít O2 (đktc). Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa a mol brom trong dung dịch. Khối lượng của 0,3 mol hỗn hợp X

A. 8,1

B. 4,2

C. 8,4

D. 9,0

Câu 31:

Cho một lượng kim loại Al vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm a mol HCl, 0,05 mol NaNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chứa m gam muối, b gam kim loại và 0,125 mol hỗn hợp khí Y (gồm 2 khí không màu trong đó có 1 khí hoá nâu ngoài không khí). Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2. Giá trị của m là

A. 27,275

B. 46,425

C. 33,375

D. 43,500

Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

(a) Metan là thành phần chính của khí thiên nhiên.

(b) Ở điều kiện thường, tristearin là chất lỏng.

(c) Các loại tơ poliamit không bền trong môi trường axit hoặc bazơ.

(d) Fibroin thuộc loại protein đơn giản.

(e) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh và xoắn.

(g) Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh.

Số phát biểu đúng là

A. 3.

B. 2

C. 5.

D. 4

Câu 33:

Điện phân 1 lít dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,6M và FeCl3 0,4M đến khi anot thoát ra 17,92 lít khí (đktc) thì dừng lại. Lấy catot ra khỏi bình điện phân, khuấy đều dung dịch để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Giả thiết kim loại sinh ra đều bám lên catot, sản phẩm khử của N+5 (nếu có) là NO duy nhất. Giá trị (mX – mY) gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 92 gam

B. 102 gam

C. 99 gam

D. 91 gam

Câu 34:

Hợp chất hữu cơ X (mạch hở) chứa C, H, O. Lấy 0,1 mol X cho tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M chỉ thu được 19,6 gam chất hữu cơ Y và 6,2 gam ancol Z. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư thu được hợp chất hữu cơ T. Biết T tác dụng với Na thu được số mol H2 thoát ra bằng số mol T tham gia phản ứng. Trong số các kết luận sau về X:

(1) có 2 nhóm chức este.                             

(2) có 2 nhóm hiđroxyl.

(3) có công thức phân tử la C6H10O6.         

(4) có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

Số nhận định đúng là

A. 2

B. 4.

C. 1

D. 3

Câu 35:

Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào 200 ml dung dịch X chứa Na2CO3 và NaHCO3. Phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

 Nếu cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 0,8M và H2SO4 aM vào 200 ml dung dịch X, thu được dung dịch Y và 1,792 lít khí CO2 (đktc). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 44,06

B. 39,40.

C. 48,72

D. 41,73

Câu 36:

Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho 1 gam mỡ, 2 ml NaOH 40% vào bát sứ.

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút đồng thời khuấy đều. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất.

Bước 3: Để nguội hỗn hợp, sau đó rót 10 ml dung dịch NaCl bão hòa vào hỗn hợp, khuấy nhẹ rồi giữ yên hỗn hợp.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm

B. Sau bước 2, chất lỏng trong bát sứ phân tách thành hai lớp

C. Sau bước 3, bên trên bề mặt chất lỏng có một lớp dày đóng bánh màu trắng

D. NaOH chỉ có vai trò làm chất xúc tác cho phản ứng.

Câu 37:

Có ba dung dịch riêng biệt: HCl 1M; Fe(NO3)2 1M; FeCl2 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3). Tiến hành các thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch (1) thu được m1 gam kết tủa.

- Thí nghiệm 2: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch (2) thu được m2 gam kết tủa.

 - Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch (3) thu được m3 gam kết tủa.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và m1 < m2 < m3. Hai dung dịch (1) và (3) lần lượt là

A. HCl và FeCl2

B. Fe(NO3)2 và FeCl2

C. HCl và Fe(NO3)2

D. Fe(NO3)2 và HCl.

Câu 38:

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong bình kín, không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất rắn không tan Z và 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 8,58 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 20,76 gam muối sunfat và 3,472 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 6,80

B. 6,96

C. 8,04

D. 7,28

Câu 39:

X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó YZ có cùng số mol) bằng O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 24,74

B. 38,04

C. 16,74

D. 25,10

Câu 40:

X là một α-amino axit, no, mạch hở, chứa 1 nhóm chức -NH2 và 1 nhóm chức -COOH. Hỗn hợp Y gồm các peptit mạch hở X-Gly, X-X-Gly và X-X-X-Gly có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 : 3. Cho 146,88 gam hỗn hợp Y tác dụng vừa đủ với hỗn hợp NaOH 1M và KOH 1,5M đun nóng, thu được dung dịch chứa 217,6 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy 0,12 mol Y cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Giá trị của V là

A. 48,384

B. 56,000

C. 44,800

D. 50,400