Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 Hóa học mức độ vận dụng - vận dụng cao (P13)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
X là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, được sử dụng để làm sợi tóc bóng đèn thay thế cho sợi than, sợi osimi. X là kim loại nào dưới đây?
A. W
B. Cr.
C. Cs
D. Ag
Quặng nào sau đây dùng để sản xuất nhôm?
A. Manhetit
B. Pirit
C. Đôlomit
D. Boxit
Vùng đồng bằng sông Cửu Long nước có nhiều phù sa. Để xử lý phù sa cho keo tụ lại thành khối lớn, dễ dàng tách ra khỏi nước (làm trong nước) làm nguồn nước sinh hoạt, người ta thêm vào nước một lượng chất
A. giấm ăn
B. amoniac
C. phèn chua
D. muối ăn
Dung dịch chất nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?
A. Anilin
B. Alanin
C. Valin
D. Propylamin
Nước cứng là nước chứa nhiều các cation nào sau đây?
A. Ca2+, Fe2+.
B. Mg2+, Zn2+.
C. Ca2+, Mg2+.
D. Mg2+, Fe2+.
Triolein không có phản ứng với
A. NaOH, đun nóng
B. với Cu(OH)2
C. H2SO4 đặc, đun nóng
D. H2 có xúc tác Ni, to.
Thí nghiệm nào sau đây không có sự hòa tan chất rắn?
A. Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng
B. Cho Ag vào dung dịch HNO3 đặc
C. Cho Cr(OH)3 vào dung dịch HCl loãng
D. Cho BaSO4 vào dung dịch HCl đặc
Dung dịch nào sau đây tác dụng được với Fe?
A. NH3
B. ZnCl2.
C. NaOH.
D. CuSO4
Tơ lapsan được điều chế từ
A. axit terephtalic và hexametylenđiamin
B. axit terephtalic và etylenglicol
C. axit ađipic và hexametylenđiamin
D. axit ađipic và etylenglicol
Oxit kim loại nào sau đây không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch KOH loãng là
A. Fe3O4
B. Na2O
C. Al2O3
D. CuO
Chất A có nhiều trong mật ong, ngoài ra còn có trong các loại hoa quả và rau xanh như ổi, cam, xoài, rau diếp xoắn, cà chua…rất tốt cho sức khỏe. A là
A. Saccarozơ
B. Fructozơ.
C. Glucozơ
D. Xenlulozơ
Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là
A. H2.
B. CO2
C. N2.
D. O2
Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là
A. 1,9990 gam
B. 1,9999 gam
C. 2,1000 gam
D. 0,3999 gam
Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. KCl rắn, khan
B. CaCl2 nóng chảy
C. NaOH nóng chảy
D. HBr trong nước
Cho dãy các chất sau: saccarozơ, tristearin, phenylamoni clorua, anbumin, metyl axetat. Số chất trong dãy có phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng) là
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3.
Hỗn hợp X gồm axit fomic và ancol etylic. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với Na, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
A. 16,30
B. 13,60
C. 13,80
D. 17,0.
Đốt cháy hoàn toàn m gam X gồm ba amin no, đơn chức, thu được CO2, H2O và V lít khí N2 (đktc). Mặt khác, để trung hòa m gam X cần vừa đủ 300 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 3,36
B. 1,12
C. 2,24
D. 4,48
Tiến hành thí nghiệm với 3 chậu nước như hình vẽ sau:
Đinh sắt trong cốc nào bị ăn mòn nhanh nhất?
A. Cốc 3
B. Cốc 2 và 3
C. Cốc 2
D. Cốc 1
Dung dịch X gồm K2SO4 0,1M và Al2(SO4)3 0,12M. Cho rất từ từ vào dung dịch Ba(OH)2 vào 100 ml dung dịch X thì khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là
A. 12,59
B. 10,94.
C. 11,82
D. 11,03
Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Zn, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4.
Hợp chất X có các tính chất:
- Tác dụng với dung dịch AgNO3.
- Không tác dụng với Fe.
- Tác dụng với dung dịch Na2CO3 cho sản phẩm kết tủa và chất khí.
X là chất nào trong các chất sau?
A. FeCl3
B. BaCl2
C. CuSO4
D. AlCl3
Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), tơ lapsan, poli(metyl metacrylat), tơ nilon-6, polietilen, tơ nitron, poli(hexametylen ađipamit), polibuta-1,3-đien. Số polime được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng là
A. 4
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Cho sơ đồ chuyển hóa sau :
Biết X, Y là các chất vô cơ. Các chất X, Y lần lượt là
A. K2SO4 và Br2
B. NaOH và Br2
C. H2SO4 (loãng) và Na2SO4
D. H2SO4 (loãng) và Br2
Số triglixerit tối đa được tạo thành từ quá trình este hoá giữa hỗn hợp axit panmitic, axit oleic và glixerol là
A. 10
A. 10
C. 4
D. 6
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong tự nhiên, các kim loại Na, Ba, K đều tồn tại ở dạng đơn chất.
(b) Từ Li đến Cs (nhóm IA) khả năng phản ứng với nước mạnh dần.
(c) NaHCO3 là chất có tính lưỡng tính.
(d) Hợp kim của Fe-Cr-Mn (thép inoc) không bị gỉ.
(e) Đun nóng nước cứng toàn phần, lọc bỏ kết tủa thu được nước mềm.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Thủy phân 44 gam hỗn hợp T gồm 2 este cùng công thức phân tử C4H8O2 bằng dung dịch KOH dư. Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp ancol Y và chất rắn khan Z. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 14,3 gam hỗn hợp các ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối trong Z là
A. 53,2 gam
B. 50,0 gam
C. 34,2 gam
D. 42,2 gam
Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T (trong dung dịch) thu được các kết quả như sau:
Biết T là chất hữu cơ mạch hở. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Anilin, Glucozơ, Saccarozơ, Lys-Gly-Ala
B. Etylamin, Glucozơ, Saccarozơ, Lys-Val-Ala.
C. Etylamin, Glucozơ, Saccarozơ, Lys-Val
D. Etylamin, Fructozơ, Saccarozơ, Glu-Val-Ala.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho kim loại K vào dung dịch HCl.
(2) Đốt bột Al trong khí Cl2.
(3) Cho Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.
(4) Cho NaOH vào dung dịch Mg(NO3)2.
(5) Điện phân Al2O3 nóng chảy, có mặt Na3AlF6.
(6) Cho FeCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá – khử xảy ra là
A. 5.
B. 2
C. 4
D. 3
Cho 18 gam hỗn hợp X gồm R2CO3 và NaHCO3 (số mol bằng nhau) vào dung dịch chứa HCl dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí CO2 (ở đktc). Mặt khác nung 9 gam X đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,65
B. 7,45
C. 6,25
D. 3,45
Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Để trung hòa m gam X cần dùng V ml dung dịch NaOH 2M. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 6,048 lít O2 (đktc), thu được 14,52 gam CO2 và 4,32 gam H2O. Giá trị của V là
A. 180 ml
B. 120 ml
C. 60 ml
D. 90 ml
Thổi từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa 0,12 mol Ca(OH)2. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa thu được vào số mol CO2 phản ứng được biểu diễn theo đồ thị bên.
Mối quan hệ giữa a, b là
A. b = 0,24 – a
B. b = 0,24 + a
C. b = 0,12 + a
D. b = 2a
Cho các phát biểu sau:
(a) Các protein đều cho phản ứng màu biure.
(b) Các este của axit fomic cho được phản ứng tráng gương.
(c) Hiđro hóa hoàn toàn triolein thu được tristearin.
(d) Tơ nilon-6,6; tơ lapsan, tơ olon đều thuộc tơ tổng hợp.
(e) Trong mỗi mắc xích của phân tử xenlulozơ có 3 nhóm hiđroxyl (-OH) tự do.
(f) Nhỏ dung dịch H2SO4 98% vào saccarozơ sẽ hóa đen.
Số phát biểu đúng là
A. 6
B. 4
C. 5.
D. 3
Cho 24,94 gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl vào nước dư, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I = 5A trong thời gian t giậy, thấy khối lượng dung dịch giảm 9,7 gam. Nếu thời gian điện phân là 1,5t giây, khối lượng catot tăng 6,4 gam; đồng thời thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan tối đa m gam Al2O3. Giá trị của m và t lần lượt là
A. 1,36 gam và 4632 giây
B. 2,04 gam và 3088 giây
C. 1,36 gam và 3088 giây
D. 2,04 gam và 4632 giây
Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp X gồm propyl propionat, glucozơ và alanylalanin bằng lượng oxi vừa đủ, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm m gam so với ban đầu. Biết độ tan của nitơ đơn chất trong nước là không đáng kể. Giá trị của m là
A. 46,44
B. 26,73.
C. 44,64.
D. 27,36
Hòa tan hết 33,02 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước dư thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2 (đktc). Cho dung dịch CuSO4 dư vào dung dịch X, thu được 73,3 gam kết tủa. Nếu sục 0,45 mol khí CO2 vào dung dịch X, sau khi kết thúc các phản ứng, thu được lượng kết tủa là
A. 31,52 gam
B. 27,58 gam
C. 29,55 gam
D. 35,46 gam
Cho dãy các chất: tinh bột, protein, vinyl fomat, anilin, glucozơ. Cho các nhận định sau:
(a) Có 3 chất bị thuỷ phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng.
(b) Có 2 chất tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Có 2 chất có tính lưỡng tính.
(d) Có 2 chất làm mất màu nước brom.
(e) Có 2 chất hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo dung dịch màu xanh lam.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Hỗn hợp rắn X gồm ba chất có số mol bằng nhau trong số các chất sau: (1) Fe, (2) FeCO3, (3) Fe2O3, (4) Fe(OH)2. Lấy 1 mol X tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng (dùng dư), thu được 1 mol khí. Biết khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Hỗn hợp X gồm
A. (1), (2), (3.)
B. (2), (3), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (1), (2), (4).
Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở (tạo từ các α-aminoaxit dạng NH2-CxHy-COOH). Tổng phần trăm khối lượng của oxi và nitơ trong chất X là 45,88%; trong chất Y là 55,28%. Thủy phân hoàn toàn 32,3 gam hỗn hợp X và Y cần vừa đủ 400 ml dung dịch KOH 1,25M, sau phản ứng thu được dung dịch Z chứa ba muối của ba α-amino axit khác nhau. Khối lượng muối của α-amino axit có phân tử khối nhỏ nhất trong dung dịch Z gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 48,97 gam
B. 49,87 gam
C. 47,98 gam
D. 45,20 gam
Cho hỗn hợp M gồm một axit hai chức X, một este đơn chức Y và một ancol hai chức Z (đều no, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 23,80 gam M thu được 39,60 gam CO2. Lấy 23,80 gam M tác dụng vừa đủ với 140 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu lấy 0,45 mol M tác dụng với Na dư, thu được 8,064 lít H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và ancol Z không hoà tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Phần trăm khối lượng của Y trong M là
A. 18,66%.
B. 12,55%.
C. 17,48%.
D. 63,87%.
Hòa tan hoàn toàn 8,66 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 bằng dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,52 mol HCl và 0,04 mol HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch Y và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối hơi đối với H2 là 10,8. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 thu được m gam kết tủa và dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa nung đến đến khối lượng không đổi thu được 10,4 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 75
B. 77
C. 79.
D. 73