Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 Hóa học mức độ vận dụng - vận dụng cao (P18)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Để điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện người ta dùng kim loại nào sau đây làm chất khử?

A. Ca.

B. Na.

C. Ag.

D. Fe

Câu 2:

Chất khí nào sau đây không cháy trong khí oxi?

A. NH3

B. C2H2

C. CH4

D. CO2

Câu 3:

Nhiên liệu được coi là sạch, ít gây ô nhiễm môi trường là

A. Than đá, than cốc

B. Xăng, dầu

C. Khí thiên nhiên

D. Củi, gỗ

Câu 4:

Muối mononatri của amino axit nào sau đây được gọi là mì chính (bột ngọt)?

A. Alanin

B. Lysin.

C. Axit glutamic

D. Valin.

Câu 5:

Để nhận biết nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu thì có thể dùng cách nào sau đây?

A. Cho CaCl2 vào

B. Cho Na2CO3 vào

C. Sục CO2 vào

D. Đun nóng dung dịch.

Câu 6:

Thủy phân este X (C4H6O2) trong môi trường axit, thu được anđehit. Công thức cấu tạo của X

A. HCOOC(CH3)=CH2.

B. CH3COOCH=CH2.

C. CH2=CHCOOCH3

D. HCOOCH2CH=CH2

Câu 7:

Trong thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

A. Cho lá đồng nguyên chất vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3

B. Để thanh thép đã sơn kín trong không khí khô

C. Nhúng thanh kẽm nguyên chất vào dung dịch HCl

D. Cho lá sắt nguyên chất vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng

Câu 8:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang

B. Quặng pirit sắt có thành phần chính là FeS­2

C. Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẫn nhiệt tốt

D. Sắt (III) hiđroxit là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước

Câu 9:

Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng các phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng

A. xà phòng hóa

B. trùng ngưng.

C. thủy phân

D. trùng hợp.

Câu 10:

Natri clorua có nhiều trong nước biển, là thành phần chính của muối ăn. Công thức của natri clorua là

A. NaCl

B. CaCl2

C. NaI

D. KBr

Câu 11:

Hóa chất nào sau đây thường được dùng để tráng gương, tráng ruột phích… là

A. axit fomic

B. saccarozơ

C. anđehit fomic

D. glucozơ

Câu 12:

Hòa tan Cr2O3 trong dung dịch NaOH đặc, dư thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Sau đó lại axit hóa dung dịch Y được dung dịch Z có màu

A. vàng

B. da cam

C. tím

D. xanh lục

Câu 13:

Cho 5,6 gam Fe phản ứng với 4,48 lít (đktc) khí Cl2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng muối thu được là

A. 11,28 gam

B. 16,35 gam

C. 12,70 gam

D. 16,25 gam

Câu 14:

Cho 16,2 gam kim loại M (có hoá trị n không đổi) tác dụng với 3,36 lít O2 (đktc). Hoà tan chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 13,44 lít H2 (đktc). M

A. Mg

B. Ca

C. Fe

D. Al

Câu 15:

Cặp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. Ba(OH)2 và H3PO4

B. AgNO3 và H3PO4

C. HCl và Al(NO3)3.

D. Cu(NO3)2 và HNO3.

Câu 16:

Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là

A. 60%.

B. 40%.

C. 80%.

D. 54%.

Câu 17:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. X có công thức là

A. C2H5NH2

B. C3H7NH2

C. CH3NH2

D. C4H9NH2

Câu 18:

Cho hình vẽ bên mô tả thiết bị chưng cất thường. Vai trò của nhiệt kế trong khi chưng cất là     

A. Đo nhiệt độ của ngọn lửa

B. Đo nhiệt độ của nước sôi

C. Đo nhiệt độ sôi của chất đang chưng cất

D. Đo nhiệt độ sôi của hỗn hợp chất trong bình cầu

Câu 19:

Cho các kim loại sau: Na, Al, Fe, Cu, Ag. Số kim loại khử được ion Fe3+ trong dung dịch là

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

Câu 20:

Cho các dung dịch sau: phenyl amoniclorua; anilin; glyxin; ancol benzylic; metyl axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch KOH là

A. 4.

B. 5

C. 2.

D. 3

Câu 21:

Cho các chất sau: KHCO3, FeS, Ag, CuS, Fe(NO3)2. Có bao nhiêu chất khi cho vào dung dịch H2SO4 loãng thì có khí thoát ra?

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5.

Câu 22:

Cho các polime sau: poliisopren, poli(vinyl clorua), polibutađien, poli(butađien-stiren) và policaproamit. Số polime được dùng làm cao su là

A. 5

B. 2

C. 3

D. 1.

Câu 23:

Ba chất hữu cơ X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H6O2, có đặc điểm sau:

 X tác dụng được với Na và tham gia phản ứng tráng bạc.

 Y được điều chế trực tiếp từ axit và ancol có cùng số nguyên tử hiđro.

 Z tác dụng được với NaOH và tham gia phản ứng tráng bạc.

Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. CH3OCH2CHO, HCOOCH2CH3, CH3COOCH3

B. HOCH2CH2CHO, CH3CH2COOH, HCOOCH2CH3

C. CH3CH2COOH, CH3COOCH3, HCOOCH2CH3

D. HOCH2CH2CHO, CH3COOCH3, HCOOCH2CH3

Câu 24:

Số este thuần chức của etylenglicol (mạch hở) có công thức phân tử C8H12O4, không tham gia phản ứng tráng bạc là

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3.

Câu 25:

Đốt cháy m gam một chất béo X cần 67,2 lít khí O2 (đktc), dẫn toàn bộ sản phẩm vào bình đựng Ca(OH)2 (dư), thu được 213,75 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng bình tăng 129,15 gam. Khối lượng muối thu được, khi cho m gam X tác dụng với dung dịch KOH dư là

A. 36,0 gam

B. 39,0 gam

C. 35,7 gam

D. 38,8 gam

Câu 26:

Hòa tan hết 33,02 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước dư thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2 (đktc). Cho dung dịch CuSO4 dư vào dung dịch X, thu được 73,3 gam kết tủa. Nếu sục 0,45 mol khí CO2 vào dung dịch X, sau khi kết thúc các phản ứng, thu được lượng kết tủa là

A. 31,52 gam

B. 27,58 gam

C. 29,55 gam

D. 35,46 gam

Câu 27:

Este E có công thức phân tử C8H14O4 được hình thành từ 2 axit cacboxylic X, Y và ancol Z (Z không hoà tan Cu(OH)2). Biết E không tham gia phản ứng tráng bạc. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. E có mạch C phân nhánh

B. X  và Y đồng đẳng kế tiếp

C. Z có phân tử khối là 86

D. E là este không no, mạch hở

Câu 28:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch HCl dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaAlO2.

(2) Dẫn khí CO2 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaAlO2.

(3) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4­)3.

(4) Cho dung dịch NH3 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3.

(5) Cho dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl.

(6) Cho nước cứng vĩnh cửu tác dụng với dung dịch Na3PO4.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 6

B. 4

C. 3

D. 5.

Câu 29:

Có các nhận xét sau về kim loại và hợp chất của nó:

(1) Nhôm vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH.

(2) Mạ niken lên vật bằng sắtphương pháp bảo vệ bề mặt.

(3) CaSO4 được gọi là thạch cao khan.

(4) Na, Ba đều kim loại kiềm thổ.

(5) Mg không phản ứng với nước ở bất kì nhiệt độ nào.

Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 30:

Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là 

A. 0,050 mol.  

B. 0,075 mol

C. 0,015 mol

D. 0,070 mol

Câu 31:

Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T, kết quả được trình bày trong bảng dưới đây:

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. Etyl axetat, anilin, axit aminoaxetic, fructozơ

B. Etyl axetat, fructozơ, anilin, axit aminoaxetic

C. Etyl axetat, anilin, fructozơ, axit aminoaxetic

D. Axit aminoaxetic, anilin, fructozơ, etylaxetat

Câu 32:

Điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4 và KCl bằng dòng điện một chiều có cường độ 5A (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch). Toàn bộ khí sinh ra trong quá trình điện phân (ở cả hai điện cực) theo thời gian được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của z là

A. 5790

B. 3860

C. 6755.

D. 7720

Câu 33:

Cho các phát biểu sau:

(1) Cho xenlulozơ vào ống nghiệm chứa nước Svayde, khuấy đều thấy xenlulozơ tan ra.

(2) Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp.

 (3) Tơ nitron (hay olon) được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “ len” đan áo rét.

(4) Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao (khó bay hơi).

(5) Trong phản ứng tráng bạc, glucozơ đóng vai trò chất oxi hóa.

(6) Lòng trắng trứng và đường nho đều có phản ứng màu biure.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 3.  

B. 2

C. 5.  

D. 4

Câu 34:

Thủy phân hoàn toàn 4,84 gam este A bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn chỉ thu được hơi nước và hỗn hợp X gồm hai muối (đều có khối lượng phân tử lớn hơn 68). Đốt cháy hoàn toàn lượng muối trên cần đúng 6,496 lít O2 (đktc), thu được 4,24 gam Na2CO3; 5,376 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng muối có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong X

A. 63,39%.

B. 37,16%.

C. 36,61%.

D. 27,46%.

Câu 35:

Hỗn hợp X gồm Cu2O, FeO và kim loại M (M có hóa trị không đổi, số mol của ion O2- gấp 2 lần số mol của M). Hòa tan 48 gam X trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thấy có 2,1 mol HNO3 phản ứng. Sau phản ứng thu được 157,2 gam hỗn hợp muối Y và 4,48 lít khí NO (đktc). Phần trăm khối lượng của M trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 10,25%.

B. 15,00%.

C. 20,00%.

D. 11,25%.

Câu 36:

Dung dịch X chứa hỗn hợp AlCl3, Na2SO4 và H2SO4 có tổng khối lượng chất tan là m gam. Dung dịch Y chứa hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 1M. Cho từ từ Y vào X, khối lượng kết tủa thu được và thể tích V của dung dịch Y có mối quan hệ được biểu diễn bằng đồ thị bên.

Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 49,0

B. 62,5

C. 55,6 

D. 66,5

Câu 37:

Có 2 dung dịch X,Y loãng, mỗi dung dịch chứa một chất tan và có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:

  - Thí nghiệm 1: Cho bột Fe dư vào dung dịch X, thu được a mol một chất khí duy nhất không màu, hoá nâu trong không khí.

 - Thí nghiệm 2: Cho bột Fe dư dung dịch Y, thu được 2a mol một chất khí duy nhất không màu, không hoá nâu trong không khí.

 - Thí nghiệm 3: Trộn dung dịch X với dung dịch Y rồi thêm bột Fe đến dư, thu được 2a mol một chất khí duy nhất không màu, hoá nâu trong không khí.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và chỉ tạo muối của kim loại. Hai dung dịch X, Y lần lượt là

A. NaHSO4, HCl

B. HNO3, H2SO4

C. HNO3, NaHSO4

D. KNO3, H2SO4

Câu 38:

Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ A cần dùng vừa đủ 15,4 lít không khí (đktc), thu được hỗn hợp B gồm CO2, H2O và N2. Dẫn hỗn hợp B vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 10 gam kết tủa. Sau thí nghiệm, khối lượng bình nước vôi tăng 7,55 gam và thấy thoát ra 12,88 lít khí (đktc). Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 150 và A được điều chế trực tiếp từ hai chất hữu cơ khác nhau, không khí chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích. Cho 7,7 gam A tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sản phẩm, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 10,6.

B. 6,8

C. 10,8

D. 12,2

Câu 39:

Hoà tan hoàn toàn 7,9 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Fe (t lệ mol tương ứng là 2:2:1) bằng lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,815 mol HCl và x mol KNO3. Phản ứng kết thúc được 2,464 lít NO (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa muối clorua. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 122,5

B. 118

C. 119

D. 117

Câu 40:

Hỗn hợp X gồm các este đơn chức, mạch hở. Thủy phân m gam X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được a gam hỗn hợp muối và b gam hỗn hợp ancol. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp muối trong O2 vừa đủ, thu được hỗn hợp khí Y và 11,13 gam Na2CO3. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 34,5 gam kết tủa và thấy khối lượng bình tăng 19,77 gam so với ban đầu. Đun b gam hỗn hợp ancol với H2SO4 đặc ở 140oC, thu được 6,51 gam hỗn hợp ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 19,35

B. 17,46

C. 16,20

D. 11,64.