Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 Hóa học mức độ vận dụng - vận dụng cao (P19)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lý chung của kim loại?

A. Dẫn nhiệt

B. Cứng

C. Ánh kim

D. Dẫn điện

Câu 2:

Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

A. CuCl2

B. Al2(SO4)3

C. Al(OH)3

D. KNO3

Câu 3:

“ Nước đá khô” không nóng chảy mà dễ thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô, rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. “Nước đá khô” là

A. H2O rắn

B. CO2 rắn

C. SO2 rắn

D. CO rắn

Câu 4:

Ở điều kiện thích hợp, hai chất phản ứng với nhau tạo thành metyl fomat là  

A. HCOOH và NaOH

B. HCOOH và CH3OH.   

C. HCOOH và C2H5NH2

D. CH3NOONa và CH3OH

Câu 5:

Cặp chất không xảy ra phn ứng hoá học là

A. Cu và dung dch FeCl3

B. Fe và dung dch HCl.

C. Fe và dung dch FeCl3

D. Cu và dung dch FeCl2.

Câu 6:

Chất nào sau đây là chất lỏng ở nhiệt độ thường?

A. Sacaro

B. Tristearin

C. Glyxin

D. Anilin

Câu 7:

Nhiệt phân hiđroxit Fe(II) trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được chất rắn là

A. Fe

B. Fe2O3.  

C. FeO

D. Fe3O4

Câu 8:

Crom có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?  

A. CrO3

B. K2Cr2O7

C. Cr2O3

D. CrSO4. 

Câu 9:

Cacbohiđrat nào sau đây được dùng để điều chế thuốc súng không khói?

A. Saccarozơ

B. Xenlulozơ

C. Tinh bột

D. Glucozơ

Câu 10:

Cho các trường hợp bảo vệ kim loại sau đây:

 (1) Tráng thiếc lên bề mặt vật bằng sắt (sắt tây).

 (2) Gắn miếng kẽm kim loại vào chân vịt của tàu thuỷ để bảo vệ vỏ tàu.

 (3) Mạ niken lên vật bằng sắt.

 (4) Ngâm Na trong dầu hoả.

Số trường hợp kim loại được bảo vệ theo phương pháp điện hoá là

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 11:

Chất nào sau đây thuộc loại hiđrocacbon thơm?  

A. Etilen

B. Axetilen

C. Benzen

D. Metan

Câu 12:

Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chất nào sau đây không có hiện tượng hóa học xảy ra?

A. Na2CrO4

B. AlCl3

C. NaHCO3

D. NaAlO2

Câu 13:

Thêm từ từ V ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 120 ml dung dịch HNO3 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, làm khô thu được 17,37 gam chất rắn khan. Giá trị của V là

A. 700

B. 500

C. 600

D. 300

Câu 14:

Thủy phân 0,1 mol chất béo với hiệu suất 80% thu được m gam glixerol. Giá trị của m là

A. 11,50

B. 9,20

C. 7,36.

D. 7,20.

Câu 15:

Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, Lys-Gly-Ala, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh làm là

A. 2

B. 1

C. 4.  

D. 3

Câu 16:

Đốt cháy hoàn toàn m gam amin X sinh ra 1,12 lít khí N2 (ở đktc). Để tác dụng với m gam X cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 150

B. 50

C. 100

D. 200

Câu 17:

Cho hỗn hợp X gồm Na, Ba có cùng số mol vào 125 ml dung dịch gồm H2SO4 1M và CuSO4 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y, m gam kết tủa và 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 25,75

B. 16,55

C. 23,42

D. 28,20

Câu 18:

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm bên.

Đây là thí nghiệm điều chế và thu khí nào sau đây?

A. C2H2

B. C3H8

C. H2

D. CH4

Câu 19:

Cho dãy các chất: Al2(SO4)3, C2H5OH, CH3COOH, Ca(OH)2. Số chất điện li trong dãy trên

A. 1

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 20:

Có các phát biểu sau:

(1) Glucozơ không có phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng).

(2) Metylamin làm giấy quỳ ẩm đổi sang màu xanh.

(3) Đa số các polime không tan trong các dung môi thông thường.

(4) Muối natri hoặc kali của axit béo được dùng để sản xuất xà phòng.

Các phát biểu đúng là

A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (4).

C. (1) (3), (4).

D. (2), (3), (4).

Câu 21:

Đun nóng hỗn hợp gồm bột Fe và bột S trong điều kiện không có oxi, tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, ta thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy X tan hết và thu được hỗn hợp khí. Các chất có trong X

A. Fe2S3, FeS và Fe

B. Fe2S3 và Fe

C. FeS và Fe

D. FeS và S

Câu 22:

X có công thức C3H9O3N tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và một muối vô cơ. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 23:

Cho dãy các chất sau: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, CO2, NH4Cl. Số chất tác dụng với NaOH ở nhiệt độ thường là

A. 5

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 24:

Trong các chất sau: C2H6 (1), CH2=CH2 (2), NH2-CH2-COOH (3), C6H5CH=CH2 (4), C6H6 (5), CH2=CH-Cl (6). Chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là

A. (4), (5), (6).          

B. (3), (4), (5).      

C. (1), (2), (3).    

D. (2), (4), (6).

Câu 25:

Cho m gam bột Fe vào 200ml dung dịch HCl 0,4M và Cu(NO3)2 0,2M. Lắc đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng bằng 0,75m gam và V lít (ở đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m là

A. 9,31 và 2,24

B. 5,44 và 0,448

C. 5,44 và 0,896.

D. 3,84 và 0,448

Câu 26:

E là trieste mạch hở, tạo bởi glixerol và ba axit cacbonxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn x mol chất E thu được y mol CO2 và z mol H2O (biết y = z + 5x). Khi cho x mol chất E phản ứng vừa đủ với 72 gam Br2 trong nước, thu được 110,1 gam sản phẩn hữu cơ. Nếu cho x mol chất E phản ứng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, làm khô sản phẩm thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 9,90

B. 49,50

C. 8,25

D. 24,75.

Câu 27:

Chất X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C4H6O5 thỏa mãn các phương trình phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ số mol):

 (1) X + 2NaOH → Y + Z + H2O                 

 (2) Z + 2CuO t  M + 2Cu + 2H2O

 (3) M + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2t Q + 4NH4NO3 + 4Ag   

 (4) Q + 2NaOH t Y + 2NH3 + 2H2O

Công thức cấu tạo của chất X

A. HCOO–CH2–O–CH2–COOH

B. HCOO–CH2–CH(OH)–COOH.

C. HOOC–COO–CH2–CH2–OH

D. HOOC–CH(OH)–COO–CH3

Câu 28:

Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:

(1) Cho bột nhôm vào bình khí clo.

(2) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4.

(3) Cho dung dịch Mg(NO3)2 vào dung dịch chứa FeSO4 và H2SO4 loãng.

(4) Cho Cr2O3 vào dung dịch NaOH loãng.

(5) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4.

 (6) Cho CrO3 vào ancol etylic.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 2.

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 29:

 

Cho các phát biểu sau:

(a) Để một miếng gang (hợp kim sắt – cacbon) ngoài không khí ẩm, sẽ xảy ra sự ăn mòn điện hóa.

(b) Kim loại cứng nhất là W (vonfram).

(c) Hòa tan Fe3O4 bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch chứa 2 muối.

(d) Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra sự oxi hóa ion Na+.

(e) Không thể dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy magie hoặc nhôm.

Số phát biểu đúng là

 

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 30:

Đun nóng 26,56 gam hỗn hợp X gồm ba ancol đều no, mạch hở, đơn chức với H2SO4 đặc, ở 140 đặc, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 22,24 gam hỗn hợp 6 ete có số mol bằng nhau. Biết trong các ete tạo thành có ba ete có phân tử khối không bằng nhau. Công thức của các ancol là

A. CH3OH, CH3CH2CH2OH, (CH3)2CHOH

B. CH3OH, CH3CH2OH, (CH3)2CHOH

C. C2H5OH, CH3CH2CH2OH, (CH3)2CHOH

D. C2H5OH, CH3CH2CH2OH, CH3CH2CH2 CH2OH

Câu 31:

Cho từ từ dung dich HCl vào dung dịch chứa a mol Ba(AlO2)2 và b mol Ba(OH)2, số mol Al(OH)3 tạo thành phụ thuộc vào số mol HCl được biểu diễn bằng đồ thị hình bên.

Tỉ lệ a : b tương ứng là


A. 7 : 4

B. 9 : 5

C. 4 : 9

D. 4 : 7

Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

(a) Các polime thiên nhiên đều có ít nhất 3 nguyên tố C, H, O.

(b) Axetilen khử được Ag+ trong dung dịch AgNO3/NH3.

(c) Tinh bột và xenlulozơ là đồng đẳng của nhau.

(d) Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa.

(e) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Glu có 4 nguyên tử oxi.

(g) "Da giả" được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng amino axit.

Số phát biểu đúng là 

A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Câu 33:

Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, sau phản ứng thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí X qua dung dịch Ca(OH)2 thu được 2 gam kết tủa và khối lượng dung dích sau phản ứng giảm 0,68 gam sao với khối lượng của dung dịch Ca(OH)2 ban đầu; khí còn lại thoát ra gồm CO và H2 có tỉ khối so với H2 là 3,6. Giá trị của V là

A. 2,912

B. 2,688

C. 3,360

D. 3,136.

Câu 34:

Cho hỗn hợp X gồm CuO và NaOH có tỉ lệ số mol 1:1 tác dụng vừa đủ với dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam hỗn hợp muối trung hòa. Điện phân dung dịch Y với điện cực trơ màng ngăn xốp cường độ I = 2,68A đến khi khối lượng dung dịch giảm 20,225 gam mất t giây thì dừng lại, thu được dung dịch Z. Cho m gam Fe vào Z, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,9675m gam hỗn hợp hai kim loại. Giá trị của t là 

A. 11523

B. 10684

C. 12124

D. 14024

Câu 35:

Cho m gam Mg vào 200ml dung dịch chứa AgNO3 2,5M và Cu(NO3)2 3M, sau một thời gian thu được 80,8 gam hỗn hợp rắn X và dung dịch Y chỉ gồm 2 muối. Nhúng thanh sắt nặng 8,4 gam vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy thanh sắt, rửa sạch cân nặng 10 gam. Cho m gam Mg trên vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư không thấy khí thoát ra và thu được dung dịch Z. Khối lượng muối khan trong Z là 

A. 103,6

B. 106,3. 

C. 117,6

D. 116,7

Câu 36:

Tiến hành thí nghiệm của một vài vật liệu polime với dung dịch kiềm theo các bước sau đây:

Bước 1: Lấy 4 ống nghiệm đựng lần lượt các chất PE, PVC, sợi len, xenlulozơ theo thứ tự 1, 2, 3, 4.

Bước 2: Cho vào mỗi ống nghiệm 2 ml dung dịch NaOH 10%, đun sôi rồi để nguội.

Bước 3: Gạt lấy lớp nước ở mỗi ống nghiệm ta được tương ứng các ống nghiệm 1', 2', 3', 4'.

Bước 4: Thêm HNO3 và vài giọt AgNO3 vào ống 1', 2'. Thêm vài giọt CuSO4 vào ống 3', 4'.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Ống 1' không có hiện tượng.

B. Ống 2' xuất hiện kết tủa trắng

C. Ống 3' xuất hiện màu tím đặc trưng

D. Ống 4' xuất hiện màu xanh lam.

Câu 37:

X, Y, Z, M là các kim loại. Thực hiện các thí nghiệm sau. Chiều tăng dần tính khử của các kim loại X, Y, Z, M

A. Y < X < M < Z

B. Z < Y < X < M

C. M < Z < X < Y.

D. Y < X < Z < M

Câu 38:

Cho 7,488 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl và 0,024 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và 0,032 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy thoát ra 0,009 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5), đồng thời thu được 44,022 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 46,6%.

B. 35,8%.

C. 37,8%.

D. 49,6%.

Câu 39:

Xà phòng hóa hoàn toàn 0,1 mol este E đơn chức, mạch hở bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm) rồi tiến hành chưng cất sản phẩm thu được 26,12 gam chất lỏng và 12,88 gam chất rắn khan Y. Nung chất rắn Y trong bình kín với lượng O2 vừa đủ, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí CO2, hơi nước và 8,97 gam một muối duy nhất. Cho các phát biểu liên quan tới bài toán:

(a) Thể tích CO2 (ở đktc) thu được là 5,264 lít.

(b) Tổng số nguyên tử C, H, O có trong một phân tử E là 21.

(c) Este E tạo bởi ancol có phân tử khối là 74.

(d) Este E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 40:

Este X tạo bởi một α–aminoaxit có công thức phân tử C5H11O2N, hai chất YZ là hai peptit mạch hở, tổng số liên kết peptit của hai phân tử YZ là 7. Đun nóng 63,5 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa hai muối (của glyxin và alanin) và 13,8 gam ancol. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp muối ở trên cần dùng vừa đủ 2,22 mol O2, sau phản ứng thu được Na2CO3, CO2, H2O và 7,84 lít khí N2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của peptit có phân tử khối lớn trong hỗn hợp E

A. 46,05%.

B. 7,23%.

C. 50,39%.

D. 8,35%.

Câu 41:
Nếu tỷ số nợ là 0,2; tỷ số nợ trên vốn cổ phần là

A. 0,2

B. 0,8

C. 0,25

D. Không câu nào đúng