Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết (P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

“Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?

A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên  

B. Hội Hưng Nam

C. Việt Nam Quốc dân Đảng  

D. Hội Phục Việt

Câu 2:

“ Đảng ra đời chứng tỏ giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng” (Nguyễn Ái Quốc). Câu nói trên thể hiện điều gì?

A. Đảng ra đời đánh dấu giai cấp công nhân đã trở thành một giai cấp độc lập

B. Đảng ra đời chứng tỏ phong trào công nhân đã có sự chuyển biến về chất

C. Đảng cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân đã giành quyền lãnh đạo cách mạng

D. Không có sự ra đời của Đảng thì không có sự lãnh đạo của giai cấp công nhân

Câu 3:

Theo quy định của Hội nghị Ianta (2 – 1945), quóc gia nào dưới đây cần trở thành một quốc gia thống nhất

A. Triều Tiên 

B. Mông cổ 

C. Trung Quốc 

D. Nhật Bản

Câu 4:

Sự kiện nào đánh dấu chiến sự chấm dứt ở Châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?

A. Các nước Đông Âu được giải phóng

B. Hồng quân Liên Xô cắm cờ trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức

C. Đức kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện

D. Nhật Bản đầu hàng không điều kiện

Câu 5:

Ý nào sau đây không thuộc nội dung của Chính sách kinh tế mới (NEP) ở Nga năm 1921

A. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt

B. Cho phép tư nhân thuê hoặc xây dựng các xí nghiệp không quá 50 công nhân

C. Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga

D. Cho phép thương nhân tự do buôn bán, trao đổi hàng hóa

Câu 6:

Hình thái khởi nghĩa vũ trang trong cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là

A. đồng thời tiến hành khởi nghĩa ở thành thị và nông thôn

B. bắt đầu từ thành thị, lấy thành thị làm trung tâm

C. bắt đầu từ nông thôn, lấy nông thôn bao vây thành thị

D. nổi dậy của quần chúng là chủ yếu

Câu 7:

Để khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kêu gọi

A. nhân dân thực hiện phong trào tăng gia sản xuất

B. tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân

C. nhân dân cả nước thực hiện “Ngày đồng tâm”

D. cải cách ruộng đát và thực hành tiết kiệm

Câu 8:

Cụm từ nào dưới đây phản ánh đầy đủ tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

A. Chiến tranh phi nghĩa

B. Chiến tranh đế quốc

C. Chiến tranh chính nghĩa 

D. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa

Câu 9:

Điểm giống nhau cơ bản giữa “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên (đầu năm 1930) với “Luận cương chính trị” (10/1930) là đều

A. xác định đúng đắn mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương

B. xác định đúng đắn khả năng của tiểu tư sản đối với cách mạng

C. xác định đúng đắn giai cấp lãnh đạo

D. xác định đúng đắn khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp

Câu 10:

Đây là nguyên nhân trực tiếp của sự kiện Nhật Bản đảo chính Pháp ngày 09/3/1945 ở Đông Dương?

A. Nhật Bản tiến hành theo kế hoạch chung của phe phát xít

B. mâu thuẫn Pháp – Nhật càng lúc càng gay gắt

C. thất bại gần kề của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai

D. phong trào cách mạng dâng cao gây cho Nhật Bản nhiều khó khăn

Câu 11:

Lực lượng xã hội nào là điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX?

A. Giai cấp công nhân 

B. Tư sản dân tộc

C. Sĩ phu yêu nước tư sản hóa

D. Tầng lớp tiểu tư sản

Câu 12:

Tư tưởng chủ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc giải quyết mối quan hệ Việt – Pháp (từ 6-3-1946 đến trước 19-12-1946) là

A. sẵn sàng đánh Pháp khi cần thiết

B. nhân nhượng về kinh tế, độc lập về chính trị

C. nhân nhượng cho Pháp về kinh tế và chính trị

D. sử dụng phương pháp hòa bình

Câu 13:

Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam sau khi

A. đã hoàn thiện bộ máy thống trị ở Đông Dương

B. đã dập tắt được cuộc khởi nghĩa Yên Thế

C. đã cơ bản bình định được Việt Nam về quân sự

D. đã đặt nên bảo hộ lên toàn bộ nước ta

Câu 14:

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), thắng lợi nào của quân đội Việt Nam đã bước đầu làm phá sản kế hoạnh Nava?

A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947

B. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954

C. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

Câu 15:

So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên Minh châu Âu (EU) có điểm khác biệt gì?

A. Hạn chế sự can thiệp và chi phối của các cường quốc

B. Quá trình hợp tác, mở rộng thành viên diễn ra khá lâu dài

C. Diễn ra quá trình nhất thể hóa trong khuôn khổ khu vực

D. Hợp tác, giúp đỡ các nước trong khu vực phát triển kinh tế

Câu 16:

Sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có mối quan hệ như thé nào?

A. Chuyển biến về kinh tế dẫn theo những tác động xấu về mặt xã hội

B. Chuyển biến về kinh tế kéo theo những chuyển biến xã hội tích cực

C. Chuyển biến về xã hội kéo theo sự biến đổi về mặt kinh tế

D. Chuyển biến về kinh tế kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội

Câu 17:

“Hành lang Đông – Tây” được Pháp thiết lập trong kế hoạch RơVe (13/5/1949) gồm

A. Hải Phòng, Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La

B. Hải Phòng, Hà Nội, Tuyên Quang, Lai Châu

C. Nam Định, Hà Nội, Hòa Bình, Lạng Sơn

D. Nam Định, Hà Nội, Lạng Sơn, Tuyên Quang

Câu 18:

Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX là gì?

A. Hai siêu cường Xô – Mỹ đối thoại, hợp tác

B. Hòa bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo

C. Hợp tác chính trị - văn hóa là xu thế chủ đạo

D. Hai siêu cường Xô – Mỹ đối đầu gay gắt

Câu 19:

Sau khi kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại ở Gia Định, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch

A. Đánh chiếm Bắc Kì  

B. Đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kì

C. Đánh lâu dài    

D. “Chinh phục từng gói nhỏ”

Câu 20:

Ngày 14/4/2018, Mỹ và đồng minh bắn hơn 100 quả tên lửa và Siri với lí do quân đội của chỉnh phủ Siri sử dụng vũ khí hóa học ở Đuma mặc dù chưa có bằng chứng xác thực. Hành động trên đây của Mĩ và đồng minh Mĩ chứng tỏ

A. Sự thi hành chính sách áp đảo và cường quyền của Mỹ

B. Mĩ có tránh nhiệm bảo vệ hòa bình thế giới

C. Mĩ thể hiện trách nhiệm chống sử dụng vũ khí hóa học

D. Chính sách “cây gậy và củ cà rốt” của Mĩ