Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nguyên nhân đầu tiên, quan trọng nhất dẫn tới sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?

A. Sự xuất hiện công cụ kim khí.

B. Chống ngoại xâm.

C. Trị thủy.

D. Điều kiện tự nhiên thụận lợi

Câu 2:

Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng của Trung Quốc thời phong kiến là 

A. giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng.

B. luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men gốm.

C. luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng.

D. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

Câu 3:

Lợi thế cơ bản mà cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã đem lại cho nước Mĩ là 

A. Liên Xô – đối thủ của Mĩ bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

B. thu được nhiều lợi nhuận từ buôn bán vũ khí.

C. các nước tư bản châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

D. không bị chiến tranh tàn phá.

Câu 4:

Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã lật đổ được

A. chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản, xây dựng giai cấp công nhân.

B. chính quyền của giai cấp tư sản, giành chính quyền cho giai cấp vô sản.

C. chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB Nga phát triển.

D. chế độ Nga hoàng Nicôlai II, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga

Câu 5:

"Phương án Maobáttơn" của thực dân Anh có nội dung chia đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia nào trên cơ sở tôn giáo?

A. Ấn Độ của người theo Hồi giáo, Ápganixtan của người theo Hinđu giáo.

B. Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakistan của người theo Hồi giáo.

C. Ấn Độ của người theo Hồi giáo, Pakistan của người theo Ấn Độ giáo.

D. Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Ápganixtan của người theo Hồi giáo

Câu 6:

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) là 

A. chính sách trung lập của Mĩ.

B. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa

C. Thái tử Áo - Hung bị ám sát.

D. sự hiếu chiến của đế quốc Đức

Câu 7:

Cho các sự kiện:

(1). Đại hội XII của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

(2). Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới.

(3). Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương cải cách lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

A. (2), (3), (1).

B. (3), (1), (2).

C. (2), (1), (3)

D. (3), (2), (1)

Câu 8:

Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu.

B. Tận dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật để cải tiến cơ cấu hợp lí, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

C. Chi phí cho quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung phát triển kinh tế .

D. Vai trò quản lí điều tiết của nhà nước

Câu 9:

Mục tiêu bao trùm trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là 

A. xâm lược các nước ở khu vực châu Á.

B. bao vây, tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

C. lôi kéo các nước Tây Âu vào khối quân sự NATO.

D. thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới

Câu 10:

Từ những năm 60 - 70 của thế kỉ XX trở đi, nhóm các nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chiến lược gì?

A. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.

B. Hòa bình, trung lập.

C. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

D. Cam kết và mở rộng

Câu 11:

Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A. Tăng cường đẩy mạnh hợp tác với các nước khác

B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên

C. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.

D. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật.

Câu 12:

Trong 20 năm đầu (1885-1905) Đảng Quốc đại ở Ấn Độ chủ trương đấu tranh bằng phương pháp:

A. Vũ trang.

B. Bạo động. 

C. Bạo lực.

D. Ôn hòa

Câu 13:

Từ năm 1954 đến đầu năm 1970, Chính phủ Campuchia thực hiện chính sách ngoại giao như thế nào?

A. Mâu thuẫn gay gắt với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

B. Hòa bình, trung lập

C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

D. Đoàn kết với Lào và Việt Nam trong mặt trận chung chống đế quốc Mĩ.

Câu 14:

Nét đặc sắc và nổi bật của vương triều Gup-ta ở Ấn Độ là

A. có 9 đời vua qua 150 nắm quyền.

B. miền bắc Ấn được thống nhất lại và bước vào thời kì phát triển cao.

C. sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ.

D. đạo Phật phát triền mạnh dưới thời Gup-ta.

Câu 15:

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là

A. sự khủng hoảng về kinh tế.

B. sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

C. thực hiện chính sách đa nguyên, đa đảng.

D. ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu mỏ.

Câu 16:

Mĩ Latinh được gọi là “lục địa bùng cháy” sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì

A. Khởi nghĩa vũ trang là hình thức chủ yếu trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ.

B. thường xuyên xảy ra cháy rừng.

C. có nhiều núi lửa hoạt động.

D. có cách mạng Cuba bùng nổ và 17 nước giành được độc lập năm 1960

Câu 17:

Biến đổi quan trọng nhất của các nước châu Á sau CTTG II là gì?

A. Trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.

B. Đã giành được độc lập.

C. Một số nước trở thành nước công nghiệp mới (NIC).

D. Là thành viên của tổ chức ASEAN.

Câu 18:

Từ năm 1996 đến năm 2000, kinh tế Liên bang Nga

A. phát triển với tốc độ cao.

B. kém phát triển và suy thoái.

C. có sự phục hồi và phát triển.

D. lâm vào trì trệ và khủng hoảng.

Câu 19:

Quốc gia nào trở thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh?

A. Li-bê-ri-a 

B. Cu-ba

C. Ha-i-ti.

D. Ê-ti-ô-pi- a

Câu 20:

Chính sách kinh tế mới ra đời khi nước Nga Xô viết

A. bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.

B. đã hoàn thành cải cách ruộng đất.

C. bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn.

D. bước vào thời kỳ ổn định kinh tế, chính trị