Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết (P5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (chủ yếu là Việt Nam) vào thời điểm nào?

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. 

B. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra ác liệt.   

D. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 2:

Vì sao cuộc  bãi công của thợ  máy xưởng Ba Son - Sài Gòn (8/1925) đánh dấu bước phát triển của phong trào công nhân Việt Nam?

A. đấu tranh có tổ chức, bước đầu thể hiện tinh thần quốc tế vô sản

B. có sự đoàn kết đấu tranh với nhân dân Trung Quốc

C. đấu tranh có sự liên kết chặt chẽ với nông dân

D. kết quả đấu tranh buộc Pháp phải tăng 20 % lương

Câu 3:

Lực lượng xã hội đông đảo nhất ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929) là

A. giai cấp nông dân. 

B. giai cấp tư sản.

C. giai cấp tiểu tư sản.

D. giai cấp công nhân.

Câu 4:

Cho các dữ kiện lịch sử sau:

1) Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

2) Tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa

3) Nguyễn Ái Quốc đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin.

Cách sắp xếp các dữ kiện lịch sử trên theo đúng trình tự thời gian là

A. 1, 2, 3.

B. 2, 3, 1. 

C. 1, 3, 2.   

D. 3, 2, 1.

Câu 5:

Ý không phải là hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý đối với Tây Âu thời hậu kì trung đại ?

A. Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

B. Thúc đẩy sự liên kết kinh tế khu vực ở các nước Á, Phi, Mĩ la tinh.

C. Thúc đẩy quá trình tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

D. Mở ra những con đường, vùng đất và dân tộc mới, thị trường thế giới được mở rộng

Câu 6:

Một trong những mục đích chính của thực dân Pháp trong quá trình thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929) là

A. bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới I gây ra.

B. đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở Đông Dương.

C. đầu tư phát triển toàn diện nền kinh tế Đông Dương.

D. hoàn thành việc bình định để thống trị Đông Dương

Câu 7:

Sự kiện nào dưới đây khẳng định Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin tưởng đi theo con đường cách mạng vô sản?

A. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa.

B. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.

C. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

D. Đọc bản Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.

Câu 8:

Từ năm 1960 đến năm 1973 tình hình kinh tế Nhật Bản như thế nào?

A. Phát triển xen lẫn suy thoái  

B. Cơ bản được phục hồi

C. Phát triển thần kì

D. Có bước phát triển nhanh

Câu 9:

Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp rất hạn chế phát triển công nghiệp nặng?

A. Để phục vụ nhu cầu công nghiệp chính quốc.

B. Do phải đầu tư vốn nhiều vào nông nghiệp.

C. Nhằm thâu tóm quyền lực vào tay người Pháp.

D. Để cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinhtế Pháp.

Câu 10:

Thỏa thuận nào sau đây của hội nghị Ianta (2/1945) đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam?

A. thỏa thuận mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa phát xít  Đức và Nhật Bản.

B. thỏa thuận thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

C. thỏa thuận về việc Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

D. các nước Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước Phương Tây

Câu 11:

Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là:

A. Đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị, mua chuộc tầng lớp phong kiến

B. Đều thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc phục vụ cuộc khai thác

C. Khơi sâu sự cách biệt về tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội

D. Thực hiện chế độ cai trị gián tiếp thông qua bộ máy chính quyền tay sai

Câu 12:

Việc “Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức” được kí kết (11-1972) có ý nghĩa như thế nào?

A. Chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh ở châu Âu.

B. Làm cho tình hình châu Âu bớt căng thẳng.

C. Đánh dấu sự tái thống nhất của nước Đức.

D. Chấm dứt sự đối đầu giữa hai phe ở châu Âu

Câu 13:

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX thất bại chủ yếu do

A. thực dân Pháp được sự giúp đỡ của nhiều nước tư bản

B. triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến

C. triều đình nhà Nguyễn không phối hợp với nhân dân

D. triều đình nhà Nguyễn khôg đứng lên kháng chiến

Câu 14:

Yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN là

A. mong muốn duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

B. các nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong xây dựng và phát triển đất nước.

C. nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á.

D. những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều

Câu 15:

Trong thời kì cận đại, cuộc cách mạng tư sản nào được coi là triệt để và điển hình nhất?

A. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.

B. Cách mạng tư sản Pháp 1789.

C. Cách mạng Nga 1905-1907

D. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ cuối thế kỉ XVIII.

Câu 16:

Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do

A. các nước thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau

B. có nhiều khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dân tộc

C. nguyên tắc hoạt động của (ASEAN) không phù hợp với một số nước

D. tác động của chiến tranh lạnh và cục diện hai cực hai phe

Câu 17:

Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa

B. Thúc đẩy Mỹ phải chấm dứt tình trạng chiến tranh lạnh với Liên Xô

C. Góp phần hình thành các liên minh kinh tế quân sự khu vực

D. Góp phần làm xói mò và tan rã trật tự thế giới hai cực Ian ta

Câu 18:

Mục tiêu lớn nhất của Nhật Bản muốn vươn đến từ năm 1991 đến năm 2000?

A. Là một cường quốc về công nghệ, kinh tế.      

B. Là một cường quôc về quân sự và chính trị.

C. Là một cường quốc về kinh tế và quân sự.     

D. Là cường quốc tếvề kinh tế, chính trị

Câu 19:

Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919-1925 là:

A. Tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam - con đường đi theo cách mạng vô sản

B. Truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin về Việt Nam

C. Thành lập “Hội Liên hiệp thuộc địa” ở Pari, sáng lập báo “Người cùng khổ”.

D. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

Câu 20:

Trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, “mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất”. (Nguồn: Sách giáo khoa, Lịch sử 12, NXB. Giáo dục, trang 66) .Đoạn trích trên đã chứng tỏ:

A. khoa học-kĩ thuật có mối quan hệ rất chặt chẽ.

B. khoa học có vai trò quan trọng đối với đời sống.

C. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

D. khoa học là nguồn gốc của kĩ thuật