Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết (P6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hãy nối tên gọi của các nước Đông Nam Á thời phong kiến với tên gọi các nước Đông Nam Á ngày nay cho đúng:

A. 1b-2a-3c-4d        

B. 1c-2b-3a-4d         

C. 1d-2c-3b-4a      

D. 1a2b-3c-4d

Câu 2:

Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh để xây dựng sức mạnh thực sự các quôc gia trên thế giới đều tập trung vào

A. phát triển kinh tế  

B. hội nhập quốc tế

C. phát triển quốc phòng

D. ổn định chính trị

Câu 3:

Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, một trong những hệ quả quan trọng nhất cuộc cách mạng khoa học công nghệ là:

A. Tạo ra nhiều loại vũ khí huỷ diệt lớn

B. Trên thế giới diễn ra xu thế toàn cầu hoá

C. Tăng năng suất lao động, mức sống và chất lượng cuộc sống

D. Gây ô nhiễm môi trường

Câu 4:

Điểm giống nhau giữa chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Chỉ có nước tư bản chủ nghĩa tham chiến

B. Qui mô của hai cuộc chiến tranh giống nhau

C. Đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước tư bản.

D. Hậu quả chiếntranh nặng nề như nhau

Câu 5:

Những quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á tuyên bố độc lập vào năm 1945?

A. Malaixia, Việt Nam, Campuchia. 

B. Inđônêxia, Mianma, Campuchia.

C. Inđônêxia, Philippin, ào.  

D. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.

Câu 6:

Hội nghị nào đã tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc và thông qua Hiến chương Liên hợp quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Hội nghị ngoại trưởng Matxcơva (1945)

B. Hội nghị Xanphranxixcô (1945)

C. Hòa hội Pari (tháng 2 ăm 1947) 

D. Hội nghị Ianta (tháng 2 năm 1945)

Câu 7:

Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ

A. Tầng lớp trung gian đóng vai trò nòng cốt     

B. Điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định

C. Điều kiện khách quan giữ vai trò quyết định  

D. Lực lượng v trang giữ vai trò quyết định

Câu 8:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời không dựa vào lý do nào

A. Muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc đối với khu vực.

B. Nhu cầu hợp tác phát triển kinh tế sau khi giành được độc lập.

C. Xu thế khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả.

D. Các nước Đông Nam Á muốn  đấu tranh với chủ nghĩa thực dân

Câu 9:

Từ sau chiến thắng Bạch Đằng (938) đến đầu thế kỉ XX, nhân dân ta còn phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đó là

A. Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh, Xiêm, Thanh và Pháp

B. Chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và chống Xiêm, Pháp

C. Hai lần chống Tống, hai lần chống Mông – Nguyên và chống Minh, Thanh, Xiêm

D. Hai lần chống Tống, ba lần chống ông – Nguyên, chống Minh và chống Thanh

Câu 10:

Chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ

A. Duy Tân Minh Trị (Nhật Bản) 

B. Cách mạng Nga 1905-1907

C. Cải cách của vua Rama V (Xiêm)

D. Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc)

Câu 11:

Các quốc gia nào sau đây được gọi là các “Con rồng Châu Á”?

A. Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên và Hàn Quốc.

B. Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và Xingapo.

C. Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Xingapo.

D. Trung Quốc, Hàn Quc, Nhật Bản và TriềuTiên

Câu 12:

Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 được tổ chức ở đâu?

A. Việt Nam 

B. Trung Quốc 

C. In-đô-nê-xia    

D. Thái Lan

Câu 13:

Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện?

A. Cuộc gặp không chính thức giữa Bu-sơ và Gooc-ba-chốp tại đảo Manta (12/1989)

B. Định ước Henxinki năm 1975.

C. Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1)

D. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM ) năm 1972

Câu 14:

Yêu tố nào dưới đây tác động tới sự thành bại của nước Mỹ trong nỗ lực vươn lên xác lập trật tự thế giới đơn cực trong giai đoạn sau chiến tranh lạnh

A. Sự mở rộng không gian địa lý của hệ thống xã hội chủ nghĩa

B. Sự hình thành của các trung tâm kinh tế Tây Âu và Nhật Bản

C. Tương quan lực lượng giữa các cường quốc trên thế giới

D. Sự xuất hiện và ngày càng phát triển của các công ty độc quyền

Câu 15:

Sự  kiện đánh dấu sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô:

A. Sự ra đời của khối NATO (4-9-1949)

B. Sự ra đời của học thuyết “Tơruman” (3-1947)

C. Sự phân chia đóng quân giữa Mĩ và Liên Xô tại hội nghị Ianta (2-1945)

D. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949)

Câu 16:

Hành động nào sau đây thể hiện rõ nhất các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ?

A. Thành lập nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.        

B. Tham gia khối quân sự NATO.

C. Nhận viện trợ của Mĩ.                            

D. Trở lại xâm lược thuộc địa.

Câu 17:

Đánh giá nào là đúng đắn nhất khi nhận định về vai trò của giai cấp công nhân đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam?

A. Là lực lượng cách mạng đông đảo, nắm vai trò lãnh đạo của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

B. Là lực lượng xã hội tiên tiến, đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, là một động lực và có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng.

C. Là lực lượng có tinh thần cách mạng triệt để, có sức lôi cuốn nông dân, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ và có khả năng lãnh đạo cách mạng.

D. Là lực lượng có trình độ cao nhất, có kỉ luật cao, có khả năng lãnh đạo cách mạng.

Câu 18:

Biến đổi tích cực, quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Nhiều nước có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh.

B. Mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Bắc Á và Liên minh châu Âu (EU).

C. Từ các nước thuộc địa hoặc lệ thuộc trở thành các nước độc lập

D. Sự ra đời tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Câu 19:

Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học nào từ sau sự kiện gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc - xai (1919)?

A. Quyết tâm đi theo con đường cách mạng vô sản.

B. Phân biệt rõ bạn - thù của dân tộc.

C. Phải dựa vào sức mình để tự giải phóng.

D. Nhận thức rõ bảnchất của chủ nghĩa đế quốc.

Câu 20:

Nguyên tắc hoạt động nào của Liên hợp quốc có ý nghĩa nhất để Liên Xô vận dụng nhằm hạn chế sự chi phối của các nước tư bản chủ nghĩa?

A. chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 cường quốc (Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc).

B. bình đẳng, chủ quyền của các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

C. không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

D. giải quyết các tranh chấp xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.