Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết (P7)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đặc điểm của quan hệ quốc tế vào đầu những năm 70 của thế kì XX là xu hướng 

A. đối đầu Đông – Tây. 

B. hòa hoãn Đông – Tây. 

C. hợp tác Đông – Tây.

D. đối đầu Âu - Mĩ. 

Câu 2:

Đặc trưng lớn nhất chi phối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Mĩ và Liên Xô phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho 2 phe: đế quốc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

B. Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và phạm vi đóng quân ở châu Á và châu Âu

C. thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột, căng thẳng.

D. thế giới chia thành hai phe do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe.

Câu 3:

Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là

A. tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN.

B. chú trọng phát triển quan hệ với các nước ở khu vực Đông Bắc Á

C. không còn chú trọng hợp tác với Mỹ và các nước Tây Âu

D. chỉ coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu và Hàn Quốc

Câu 4:

Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là

A. phê phán chế độ thuộc địa, vua quan, hô hào cải cách xã hội.

B. dùng bạo động vũ trang để đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc.

C. dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.

D. thỏa hiệp với Pháp để được trao trả độc lập.

Câu 5:

Để thể hiện tinh thần tiêu diệt giặc Mông – Nguyên đến cùng, trên cánh tay các tướng sĩ quân đội nhà Trần đã khắc chữ

A. Nếu gặp giặc Mông – Nguyên, phải liều chết mà đánh

B. Thề không đội trời chúng với giặc Mông – Nguyên

C. Hào khí Đông A

D. Sát thát

Câu 6:

Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Chủ nghĩa thực dân cũ. 

B. Chế độ độc tài thân Mĩ.

C. Chủ nghĩa thực dân mới. 

D. Bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc.

Câu 7:

Từ đầu những năm 90, Nhật nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế

A. chủ nợ lớn nhất. 

B. siêu cường kinh tế.

C. siêu cường tài chính.

D. cường quốc lớn nhất châu Á.

Câu 8:

Liên hệ kiến thức đã học, hãy cho biết ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 

A. Mở ra một thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta

B. Đập tan mọi ý đồ xâm lược của các tập đoàn phong kiến phương Bắc

C. Đánh tan quân Nam Hán, làm nên chiến thắng thủy chiến lẫy lừng 

D. Nhân dân ta giành lại quyền tự chủ

Câu 9:

Bối cảnh lịch sử nào quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?

A. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ

B. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam

C. Các tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta

D. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát

Câu 10:

Người hạ Chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (1010) là

A. Ngô Quyền

B. Lý Công Uẩn

C. Lê Hoàn  

D. Đinh Tiên Hoàng

Câu 11:

Nhiệm vụ chung của cách mạng Lào và Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 là

A. kháng chiến chống Pháp.  

B. xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C. đấu tranh giành độc lập. 

D. kháng chiến chống Mĩ.

Câu 12:

Cơ sở để Mĩ thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là 

A. tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh.

B. sự ủng hộ của các nước đồng minh bị Mĩ khống chế

C. sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.

D. sự tạm lắng của phong trào cách mạng thế giới.

Câu 13:

Hiệp ước Bali (1976) được kí kết tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất của tổ chức ASEAN là tên viết tắt của

A. hiệp ước hợp tác phát triển. 

B. hiệp ước hòa bình và hợp tác.

C. hiệp ước thân thiện và hợp tác. 

D. hiệp ước bình đẳng và thân thiện.

Câu 14:

Nguyên nhân khác nhau giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì ?

A. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.

B. Chi phí cho quốc phòng thấp. 

C. Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.

D. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.

Câu 15:

Tại sao thực dân Anh ra sức kìm hãm sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ?

A. Nền kinh tế 13 thuộc địa đang thoát dần khỏi sự kiểm soát của nước Anh

B. Tạo ra phát triển cân đối giữa hai miền Nam và Bắc của 13 thuộc địa

C. Nền kinh tế 13 thuộc địa trở thành đối thủ cạnh tranh với chính quốc 

D. Nền kinh tế 13 thuộc địa phát triển một cách tự phát

Câu 16:

Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?

A. Duy trì hòa bình, anh ninh thế giới

B. Bình đẳng chủ quyền giữa các nước và quyền tự quyết của các dân tộc.

C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

Câu 17:

Đặc điểm của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX là

A. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân

B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến

C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

D. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

Câu 18:

Giữa thế kỉ XIX, khi chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng thì ở bên ngoài lại xuất hiện nguy cơ gì đe dọa nền độc lập của nước ta?

A. Chủ nghĩa tư bản phương Tây ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông

B. Nhật Bản tăng cường các hoạt động gây ảnh hưởng đến Việt Nam

C. Phong kiến Xiêm triển khai kế hoạch bành trướng thế lực ở Đông Nam Á

D. Nhà Thanh ở Trung Quốc lăm le xâm lược nước ta 

Câu 19:

Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất 

A. hóa chất lớn nhất thế giới

B. tàu thủy lớn nhất thế giới.

C. phần mềm lớn nhất thế giới. 

D. máy bay lớn nhất thế giới.

Câu 20:

Nguyên nhân chính khiến Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là gì?

A. Nhà Nguyễn không nhận được sự ủng hộ của nhân dân

B. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại sai lầm, thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và thiếu ý chí quyết tâm đánh giặc

C. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không đủ sức hiệu triệu nhân dân chống Pháp

D. Tiềm lực kinh tế, quân sự yếu hơn nhiều so với tư bản Pháp