Tổng hợp đề thi thử Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 15)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chất không tham gia phản ứng thủy phân là

A. saccarozơ.

B. protein.

C. tinh bột.

D. glucozơ.

Câu 2:

Chất có tính lưỡng tính là

A. NaOH.

B. NaHCO3.

C. KNO3.

D. NaCl.

Câu 3:

Chất không phải axit béo là

A. axit axetic.

B. axit panmitic.

C. axit stearic.

D. axit oleic.

Câu 4:

Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là

A. 2,0.

B. 2,2.

C. 6,4.

D. 8,5.

Câu 5:

Vinyl axetat có công thức là

A. C2H5COOCH3.

B. HCOOC2H5.

C. CH3COOCH3.

D. CH3COOCH=CH2.

Câu 6:

Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

A. 1,12.

B. 2,24.

C. 4,48.

D. 3,36.

Câu 7:

Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy

A. không có hiện tượng gì.

B. có bọt khí thoát ra.

C. có kết tủa trắng.

D. có kết tủa trắng và bọt khí.

Câu 8:

Chất nào sau đây thuộc loại chất điện ly mạnh

A. CH3COOH.

B. H2O.

C. C2H5OH.

D. NaCl.

Câu 9:

Kim loại sắt không có phản ứng được với dung dịch

A. H2SO4 loãng.

B. HNO3 loãng.

C. HNO3 đặc, nguội.

D. H2SO4 đặc, nóng.

Câu 10:

Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Ag và Al vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là

A. 48,6%.

B. 49,6%.

C. 27,0%.

D. 54,0%.

Câu 11:

Trong các kim loại sau đây, kim loại nào có tính khử yếu nhất?

A. Al.

B. Mg.

C. Ag.

D. Fe.

Câu 12:

Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?

A. Poli (vinyl clorua).

B. Nilon-6,6.

C. Poli (etylen terephtalat).

D. Polisaccarit.

Câu 13:

Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là

A. NaCl.

B. Ba(OH)2.

C. NaOH.

D. NH3.

Câu 14:

Etanol là chất tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng thì sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể tử vong. Tên gọi khác của etanol là

A. phenol.

B. etanal.

C. axit fomic.

D. ancoletylic.

Câu 15:

Hợp chất NH2CH2COOH có tên gọi là

A. valin.

B. glyxin.

C. alanin.

D. lysin.

Câu 16:

Khử hoàn toàn 32 gam CuO thành kim loại cần vừa đủ V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là

A. 8,96.

B. 13,44.

C. 6,72.

D. 4,48.

Câu 17:

Axit axetic không tác dụng được với dung dịch nào?

A. Natri phenolat.

B. Amoni cacbonat.

C. Phenol.

D. Natri etylat.

Câu 18:

Cho 0,87 gam anđehit no đơn chức tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 3,24 gam Ag. Nếu cho 11,6 gam anđehit đó tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni) nung nóng thì VH2 tham gia là

A. 2,24 lít.

B. 6,72 lít.

C. 4,48 lít.

D. 5,6 lít.

Câu 19:

Thiết bị như hình vẽ dưới đây:

Không thể dùng để thực hiện thí nghiệm nào trong số các thí nghiệm sau:

A. Điều chế NH3 từ NH4Cl.

B. Điều chế O2 từ NaNO3.

C. Điều chế O2 từ KMnO4.

D. Điều chế N2 từ NH4NO2.

Câu 20:

Hòa tan hoàn toàn 9,4 gam K2O vào 70,6 gam nước, thu được dung dịch KOH có nồng độ x%. Giá trị của X là

A. 16.

B. 14.

C. 22.

D. 18.

Câu 21:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.

B. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β).

C. Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ.

D. Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit.

Câu 22:

Cho dãy các chất: stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là

A. 4

B. 3.

C. 5

D. 2.

Câu 23:

Từ 6,2 kg photpho điều chế được bao nhiêu lít dung dịch H3PO4 2M (hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%)

A. 100 lít.

B. 80 lít.

C. 40 lít.

D. 60 lít.

Câu 24:

Thể tích của dung dịch axit nitric 63% (D = 1,4 g/ml) cần vừa đủ để sản xuất được 59,4 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 80%) là

A. 42,34 lít.

B. 42,86 lít.

C. 34,29 lít.

D. 53,57 lít.

Câu 25:

Cho các phát biểu sau về phenol

(a) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.

(b) Phenol có tính axit nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.

(c) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc.

(d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.

(e) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 2.

C. 3

D. 4.

Câu 26:

Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 →                                      (2) CuSO4 + Ba(NO3)2

(3) Na2SO4 + BaCl2 →                                           (4) H2SO4 + BaSO3

(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →                                 (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2

Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion thu gọn là

A. (1), (2), (3), (6).

B. (3), (4), (5), (6).

C. (2), (3), (4), (6).

D. (1), (2), (3), (5), (6).

Câu 27:

Cho các chất sau: ClH3NCH2COOH; CH3COOC(Cl2)CH3; HCOOC6H5; C6H5COOCH3; C6H5Cl; CH3COOCH2CH2Cl; HOC6H4CH2OH; CH3CCl3; HCOOC6H4Cl. Có bao nhiêu chất khí tác dụng với NaOH đặc, dư ở nhiệt độ và áp suất cao tạo ra sản phẩm có chứa 2 muối?

A. 5.

B. 4.

C. 6.

D. 7

Câu 28:

Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là

A. (4), (1), (5), (2), (3).

B. (3), (1), (5), (2), (4).

C. (4), (2), (3), (1), (5).

D. (4), (2), (5), (1), (3).

Câu 29:

Trong các phát biểu sau:

(1) Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có số oxi hóa –3.

(2) Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có cộng hóa trị 3.

(3) Công thức của phân supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.

(4) Để tạo độ xốp trong một số loại bánh có thể dùng muối NH4NO2.

(5) Kim cương là tinh thể phân tử.

(6) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng % của K.

Số phát biểu không đúng là

A. 2.

B. 4

C. 3

D. 1.

Câu 30:

Hòa tan hết 10,24 gam Cu bằng 200 ml dung dịch HNO3 3M được dung dịch X. Thêm 400 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được 26,44 gam chất rắn. Số mol HNO3 đã phản ứng với Cu là

A. 0,56 mol.

B. 0,4 mol.

C. 0,58 mol.

D. 0,48 mol.

Câu 31:

Thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi dưới bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Y

Cu(OH); trong môi trường kiềm

Có màu tím

Z

Dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng

Kết tủa Ag trắng

T

Nước Br2

Kết tủa trắng

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, alinin.

B. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ.

C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.

D. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin.

Câu 32:

Cho các phát biểu sau

(1) Glucozơ có phản ứng thủy phân tạo ancol etylic.

(2) Mantozơ và saccarozơ có liên kết glicozit.

(3) Mantozơ và fructozơ có khả năng làm mất màu dung dịch nước Br2.

(4) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.

(5) Mantozơ và fructozơ có khả năng tham gia tráng gương.

Các phát biểu không đúng là

A. (3) (4).

B. (2) (5).

C. (1) (3) (4).

D. (3), (4) (5)

Câu 33:

Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1:1) vào bình dung dịch Ba(HCO3)2 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là

A. 3,94 gam.

B. 7,88 gam.

C. 11,28 gam.

D. 9,85 gam.

Câu 34:

Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm ba ancol, cần dùng vừa đủ V lít O2, thu được H2O và 12,32 lít CO2. Mặt khác, cho 0,5 mol X trên tác dụng hết với Na, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,32 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của V gần nhất với

A. 12,31.

B. 15,11.

C. 17,91.

D. 8,95.

Câu 35:

Cho từ từ X mol khí CO2 vào 500 gam dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Tổng nồng độ phần trăm khối lượng của các chất tan trong dung dịch sau phản ứng là

A. 51,08%.

B. 42,17%.

C. 45,11%.

D. 55,45%.

Câu 36:

Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T (trong đó T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Giá trị của m gần với

A. 2,5.

B. 3,0.

C. 1,0.

D. 1,5.

Câu 37:

Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 6,88 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 3,24 gam nước. Mặt khác 6,88 gam E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 12,96 gam Ag. Khối lượng rắn khan thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1M là

A. 10,54 gam

B. 14,04 gam.

C. 12,78 gam.

D. 13,66 gam.

Câu 38:

Cho m gam dung dịch Na2CO3 21,2% vào 120 gam dung dịch B gồm XCl2 và YCl3 (tỉ lệ mol 1:2, X và Y là hai kim loại nhóm A) thu được dung dịch D, khí E và 12 gam kết tủa. Tiếp tục cho 200 gam dung dịch AgNO3 40,5% vào dung dịch D thì thu được dung dịch G chỉ chứa muối nitrat, trong đó nồng độ của NaNO3 là 9,884%. (Dung dịch D chỉ chứa một chất tan duy nhất). Nồng độ % của XCl2

A. 3,958%.

B. 7,917%.

C. 11,125%.

D. 5,563%.

Câu 39:

Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X (CxHyOzN4) và Y (CnHmO7Nt) với dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 63,312 gam. Giá trị m gần nhất với

A. 28.

B. 34.

C. 32.

D. 18.

Câu 40:

Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32– và SO42–. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí. Lấy 100 ml dung dịch X có tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 43 gam kết tủa. Lấy 200 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 8,96 lít khí NH3. Các phản ứng hoàn toàn, thể tích khí đều đo ở đktc. Khối lượng muối có trong 300 ml X là

A. 71,4 gam.

B. 23,8 gam.

C. 47,6 gam.

D. 119,0 gam.