Tổng hợp đề thi thử Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 20)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất được dùng làm dây tóc bóng đèn

A. Vonfram.

B. Sắt.

C. Đồng.

D. Kẽm.

Câu 2:

Ở những vùng vừa có lũ qua, nước rất đục không dùng trong sinh hoạt được, người ta dùng phèn chua làm trong nước, tác dụng đó của phèn chua là do:

A. Trong nước phèn tạo ra Al(OH)3 dạng keo có khả năng hấp phụ các chất lơ lửng làm chúng kết tủa xuống.

B. Phèn tác dụng với các chất lơ lửng tạo ra kết tủa.

C. Tạo môi trường axit hòa tan các chất lơ lửng.

D. Phèn chua có khả năng hấp phụ các chất lơ lửng trong nước.

Câu 3:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Do Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính nên Cr tác dụng được với dung dịch NaOH đặc.

B. CrO là oxit bazơ, tan dễ dàng trong dung dịch axit.

C. CrO3 tan dễ trong nước, tác dụng dễ dàng với dung dịch kiềm loãng.

D. Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tan trong dung dịch axit và kiềm đặc.

Câu 4:

Cho các chất sau: H2CO3, Al2(SO4)3, HNO3, glucozơ, C2H5OH, NaOH, CH3COOH, Ba(OH)2, HF. số chất điện li mạnh là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 5:

Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic ở điều kiện thích hợp là

A. Na, CuO, CH3COOH, NaOH.

B. Cu(OH)2, CuO, CH3COOH, NaOH.

C. Na, CuO, CH3COOH, HBr.

D. Na2CO3, CuO, CH3COOH, NaOH.

Câu 6:

Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

A. Sợi dây đồng nhúng trong dung dịch HNO3

B. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.

C. Đinh sắt nhúng trong dung dịch CuSO4.

D. Cho lá đồng vào dung dịch Fe(NO3)3.

Câu 7:

Chất nào sau đây không tan trong nước lạnh

A. glucozơ.

B. tinh bột.

C. fructozơ.

D. saccarozơ.

Câu 8:

Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là

A. axit cacboxylic.

B. glixerol.

C. β-aminoaxit.

D. α-aminoaxit.

Câu 9:

Tên thay thế của CH3 - CH(CH3) - CH = CH2

A. 3-metylbut -1-en.

B. 3-metylpent-l-en.

C. 2-metylbut-3-en.

D. 2-metylpent-3-en.

Câu 10:

Thí nghiệm nào sau đây khi kết thúc không có kết tủa

A. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH.

B. Cho Ba dư vào dung dịch NH4HCO3

C. Cho dung dịch NaHCO3 dư vào dung dịch Ca(OH)2

D. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.

Câu 11:

Câu nào đúng khi nói về gang

A. Gang là hợp kim của Fe có từ 6 → 10% C và một ít S, Mn, P, Si.

B. Gang là hợp kim của Fe có từ 2% → 5% C và một ít S, Mn, P, Si.

C. Gang là hợp kim của Fe có từ 0,01% → 2% C và một ít S, Mn, P, Si.

D. Gang là hợp kim của Fe có từ 6% → 10% C và một lượng rất ít S, Mn, P, Si.

Câu 12:

Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường

(1)  Cho Fe tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc, nguội.

(2)  Dẫn khí H2S vào bình đựng dung dịch Cu(NO3)2.

(3) Sục SO2 vào dung dịch brom.

(4) Cho Na2CO3 vào dung dịch HCl.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 13:

Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số trieste được tạo ra tối đa là

A. 6.

B. 2.

C. 5.

D. 4.

Câu 14:

Tên gọi đúng của peptit H2NCH2CO-NHCH(CH3)CO-NHCH2COOH là

A. Gly-Ala-Glu.

B. Ala-Gly-Ala.

C. Gly-Ala-Gly

D. Ala-Glu-Ala.

Câu 15:

Hợp chất X có CTPT: C7H8O (thuộc dẫn xuất của benzen) tác dụng được với Na và dung dịch NaOH. Số công thức cấu tạo thỏa mãn là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 7.

Câu 16:

Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được chất kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau

A. H2S.

B. CO2.

C. SO2.

D. NH3.

Câu 17:

Có 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z, T chứa các chất khác nhau trong số 4 chất (NH4)2CO3, NaHCO3, NaNO3, NH4NO3. Cho dung dịch Ba(OH)2 vào 4 dung dịch trên và thu được kết quả như sau :

Chất

X

Y

Z

T

Dung dịch Ba(OH)2

Có kết tủa trắng

Có khí mùi khai thoát ra

Không hiện tượng

Có kết tủa trắng và khí mùi khai thoát ra.

Nhận xét nào sau đây là đúng ?

A. T là dung dịch (NH4)CO3.

B. X là dung dịch NaNO3.

C. Z là dung dịch NH4NO3.

D. Y là dung dịch NaHCO3.

Câu 18:

Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su buna-S l

A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, S.

B. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5-CH=CH2.

C. CH2=CH-CH=CH2, S.

D. CH2=CH-CH-CH2, C6H5-CH-CH2.

Câu 19:

Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336 ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68% so với ban đầu. Kim loại đó là A.

A. Zn.

B. Fe.

C. Ni.

D. Al.

Câu 20:

Lên men glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Vậy khối lượng glucozơ cần dùng là

A. 45,00 gam.

B. 36,00 gam.

C. 56,25 gam.

D. 112,50 gam.

Câu 21:

Nhiệt phân hoàn toàn 17,95 gam hỗn hợp gồm NaNO3 và Zn(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Phân trăm khối lượng NaNO3 trong hỗn hợp ban đầu là

A. 52,65 %.

B. 23,68 %

C. 47,35 %.

D. 76,32 %.

Câu 22:

Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol ZnCl2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: (các đơn vị được tính theo mol)

Giá trị a và b lần lượt là:

A. 0,1 và 0,15.

B. 0,3 và 0,25.

C. 0,8 và 0,25.

D. 0,3 và 0,15.

Câu 23:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Mg(HCO3)2, MgSO3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 30%, thu được 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Y và dung dịch Z có nồng độ 36%. Tỉ khối của Y so với He bằng 8. Cô cạn Z được 72 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 20.

B. 36.

C. 12.

D. 25.

Câu 24:

Đun nóng 150 g axit axetic với 100 g metanol (xúc tác H2SO4 đặc). Hiệu suất phản ứng đạt 60%, khối lượng este metyl axetat thu được là

A. 308,33 g.

B. 138,75 g.

C. 111,00 g.

D. 185,00 g.

Câu 25:

Cho 2,52 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

A. 2,88 gam.

B. 4,61 gam.

C. 2,16 gam.

D. 4,40 gam.

Câu 26:

Hỗn hợp X gồm X mol H2 và 0,1 mol C4H4 (mạch hở). Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu dẫn từ từ Y vào dung dịch brom dư có 16 gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của X là

A. 0,1.

B. 0,2.

C. 0,2.

D. 0,4.

Câu 27:

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo X, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là

A. 0,20.

B. 0,15.

C. 0,30.

D. 0,18.

Câu 28:

Hỗn hợp M gồm C2H5NH2, CH2=CHCH2NH2, H2NCH2CH2CH2NH2, CH3CH2CH2NH2 và CH3CH2NHCH3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít hỗn hợp M, cần dùng vừa đủ 25,76 lít O2, chỉ thu được CO2; 18 gam H2O và 3,36 lít N2. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của C2H5NH2 trong hỗn hợp M là

A. 48,21%.

B. 24,11%.

C. 40,18%.

D. 32,14%.

Câu 29:

Đốt cháy hoàn toàn một amin X thu được 3,08 g CO2 và 0,99 g H2O và 336 ml N2 (ở đktc). Để trung hoà 0,1 mol X cần dùng 600 ml HCl 0,5M. Công thức phân tử của X là 

A. C7H11N.

B. C7H8NH2.

C. C7H11N3.

D. C8H9NH2.

Câu 30:

Đem oxi hóa 1,31 gam hỗn hợp 2 anđehit đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng bằng oxi thu được hỗn hợp hai axit cacboxylic. Để trung hòa lượng axit đó cần dùng 250 ml dung dịch KOH 0,1M. Công thức cấu tạo và khối lượng của anđehit có số nguyên tử lớn hơn là

A. C2H5CHO và 0,87 gam.

B. CH3CHO và0,44gam.

C. CH3CHO và 0,66 gam.

D. C3H7CHO và 0,87 gam.

Câu 31:

Cho hỗn hợp gồm bột nhôm và oxit sắt. Thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ có phản ứng oxit sắt thành Fe) thu được hỗn hợp chất rắn B có khối lượng 19,82 g. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: cho tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH thu được 1,68 lít khí H2 (đktc).

- Phần 2: cho tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl thì có 3,472 lít khí H2 (đktc) thoát ra.

Công thức của oxit sắt là

A. Fe2O3.

B. Fe3O4.

C. FeO.

D. Không xác định được.

Câu 32:

Chia m gam hỗn hợp Na2O và Al2O3 thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Hoà tan trong nước dư thu được 1,02 gam chất rắn không tan.

- Phần 2: Hoà tan vừa hết trong 140 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của m là

A. 2,26.

B. 2,66.

C. 5,32.

D. 7,00.

Câu 33:

Điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ I = 10A trong thời gian t, ta thấy có 224 ml khí (đktc) thoát ra ở anot. Giả thiết rằng điện cực trơ và hiệu suất điện phân bằng 100%. Khối lượng catot tăng lên là

A. 1,28 gam.

B. 5,12 gam.

C. 2,11 gam.

D. 3,10 gam.

Câu 34:

Cho dung dịch X chứa 3,82 g hỗn hợp 2 muối sunphat của một kim loại kiềm và một kim loại hoá trị II. Thêm vào dung dịch X một lượng vừa đủ dung dịch BaCl2 thì thu được 6,99 g kết tủa. Nếu bỏ lọc kết tủa rồi cô cạn dung dịch thì được lượng muối khan thu được là

A. 3,170 g.

B. 2,005 g.

C. 4,020 g.

D. 3,070 g.

Câu 35:

Nhiệt phân 3,0 gam MgCO3 một thời gian thu được khí X và hỗn hợp rắn Y. Hấp thụ hoàn toàn X vào 100 ml dung dịch NaOH x M thu được dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng với BaCl2 dư tạo ra 3,94 gam kết tủa. Để trung hoà hoàn toàn dung dịch Z cần 50 ml dung dịch KOH 0,2M. Giá trị         của X và hiệu suất phản ứng nhiệt phân MgCO3 lần lượt là

A. 0,75 và 50%.

B. 0,5 và 66,67%.

C. 0,5 và 84%.

D. 0,75  và 90%.

Câu 36:

Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức) và este Z được tạo   ra từ X và Y (trong M, oxi chiếm 43,795% về khối lượng). Cho 10,96 gam M tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 10%, tạo ra 9,4 gam muối. Công thức của X và Y lần lượt là

A. CH2=CHCOOH và C2H5OH.

B. CH2=CHCOOH và CH3OH.

C. C2H5COOH và CH3OH.

D. CH3COOH và C2H5OH.

Câu 37:

Hòa tan hoàn toàn 7,5 gam hỗn hợp gồm Mg và Al bằng lượng vừa đủ V lít dung địch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được 0,672 lít N2 (đktc) duy nhất và dung dịch chứa 54,9 gam muối. Giá trị của V là

A. 0,36.

B. 0,65.

C. 0,86.

D. 0,70.

Câu 38:

Có 3,94 gam hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4 (trong đó Al chiếm 41,12% về khối lượng), thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X trong chân không thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa 0,314 mol HNO3 thu được dung dịch Z chỉ có các muối và 0,021 mol một khí duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch Z, rồi thu lấy chất rắn khan nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp khí và hơi T. Khối lượng của T gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 14,58 gam.

B. 15,35 gam.

C. 15,78 gam.

D. 14,15 gam.

Câu 39:

Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,80 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là

A. 3,84 gam.

B. 2,72 gam.

C. 3,14 gam.

D. 3,90 gam.

Câu 40:

Cho m gam hỗn hợp M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit z và pentapeptit T (đêu mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu đưực hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam M, thu được 4,095 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 6,0.

B. 6,5.

C. 7,0.

D. 7,5.