Tổng hợp đề thi thử Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 4)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. polipeptit.
B. polipropilen.
C. poli (metyl metacrylat).
D. poliacrilonitrin.
Protein là cơ sở tạo nên sự sống vì hai thành phần chính của tế bào là nhân và nguyên sinh chất đều hình thành từ protein. Protein cũng là hợp chất chính trong thức ăn con người. Trong phân tử protein các gốc α-aminoaxit gắn với nhau bằng liên kết
A. glicozit
B. peptit
C. amit
D. hiđro
Axit nào sau đây không phải là axit tạo ra chất béo?
A. Axit oleic
B. Axit acrylic
C. Axit stearic
D. Axit panmitic
Monome được dùng để điều chế polistiren (PS) là
A. C6H5CH=CH2.
B. CH2=CH-CH=CH2.
C. CH2=CH2.
D. CH2=CH-CH3.
Dung dịch nào dưới đây tác dụng được với NaHCO3?
A. CaCl2.
B. NaOH.
C. Na2S.
D. BaSO4.
Công thức nào sau đây là một loại phân đạm?
A. (NH2)2CO.
B. Ca3(PO4)2.
C. K2SO4.
D. Ca(H2PO4)2.
Để điều chế xà phòng, người ta có thể thực hiện phản ứng
A. phân hủy mỡ.
B. đehiđro hóa mỡ tự nhiên.
C. axit béo tác dụng với kim loại.
D. thủy phân mỡ trong dung dịch kiềm.
Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ mol. Dung dịch nào dẫn điện tốt nhất?
A.H2SO4.
B. Al2(SO4)3.
C. Ca(OH)2.
D.NH4NO3.
Muối cacbonat nào sau đây không bị nhiệt phân?
A. MgCO3.
B. CaCO3.
C. K2CO3.
D.BaCO3.
Polime X có khối lượng phân tử là 400000 g/mol và hệ số trùng hợp là n = 4000. X là
A. –(–CH2CH(CH3) –)n–.
B. –(–CH2CH(Cl) –)n–.
C. –(–CF2CF2)n–.
D. –(–CH2CH2–)n–.
Etyl fomat là chất mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Nó có phân tử khối là
A. 74.
B. 60.
C. 88.
D. 68.
Chất X có công thức cấu tạo CH2=CHCOOCH=CH2. Tên gọi của X là
A. vinyl metacrylat.
B. propyl metacrylat.
C. vinyl acrylat.
D. etyl axetat.
Trong phân tử chất nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ?
A. axit glutamic
B. amilopectin
C. anilin
D. glyxin
Cho một peptit X được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 302 đvC. Peptit X thuộc loại
A. pentapepit.
B. đipetit.
C. tetrapeptit.
D. tripetit.
Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ trong 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X bằng một lượng NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y; sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá tiị của m là
A. 43,20.
B. 21,60.
C. 46,07.
D. 24,47.
Cho 2,53 gam hỗn hợp X gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau phản ứng thu được thêm 0,72 gam nước và m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là
A. 3,41.
B. 3,25.
C. 1,81.
D. 3,45.
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được nH2O < nCO2. Điều khẳng định nào sau đây đúng?
A. X chỉ có thể là ankađien, xicloankan hoặc ankin.
B. X chỉ có thể là ankan, ankin hoặc aren.
C. X chỉ có thể là anken, ankin hoặc xicloankan.
D. X có thể là ankin, aren hoặc ankađien.
Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no đơn chức đồng đẳng kế tiếp cần 2,24 lít O2 thu được 1,12 lít CO2 (các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Công thức của 2 amin là
A. C3H7NH2, C4H9NH2.
B. C2H5NH2, C3H7NH2
C. C4H9NH2, C5H11NH2.7
D. CH3NH2, C2H5NH2.
Thủy phân este C4H6O2 trong môi trường kiềm thu được hỗn hợp sản phẩm mà các chất sản phẩm đều có phản ứng tráng gương, cấu tạo có thể có của este là
A. HCOOCH=CHCH3.
B. HCOOCH2CH CH2.
C. CH3COOCHCH2.
D. CH2=CHCOOCH3.
Nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Phenol có tính bazo yếu
B. Phenol có tính axit mạnh hơn axit axetic
C. Phenol có tính axit mạnh hơn etanol
D. Phenol không có tính axit
Có các dung dịch riêng biệt sau: phenylamoni doma, ClH3NCH2COOH, lysin, H2NCH2COONa, axit glutamic. Số lượng các dung dịch có pH < 7 là
A. 5.
B. 3.
C. 4
D. 2.
Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây: (1) CH3CH2COOCH3; (2) CH3OOCCH3; (3) HCOOC2H5; (4) CH3COOH; (5) CH3CH2COOCH3; (6) HOOCCH2CH2OH; (7) CH3OOC-COOC2H5.
Những chất thuộc loại este là
A. (1), (2), (3), (5), (7)
B. (1), (3), (5), (6), (7)
C. (1), (2), (3), (4), (5), (6)
D. (1), (2), (3), (6), (7)
Cho dãy các chất: stiren, phenol, toluen, anilin, metyl amin. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch brom là
A. 4
B. 5.
C. 2
D. 3
Chọn phản ứng sai?
A. Ancol benzylic + CuO C6H5CHO + Cu + H2O.
B. C2H4(OH)2 + Cu(OH)2 → dung dịch xanh thẫm + H2O.
C. Propan-2-ol + CuO CH3COCH3 + Cu + H2O.
D. Phenol + dung dịch Br2 → axit picric + HBr.
Các polime: polietilen, xenlulozo, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien. Dãy các poli me tổng hợp là
A. polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6.
B. polietilen, xenlulozơ, nilon-6, nilon-6,6.
C. polietilen, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien.
D. polietilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6.
Chất nào sau đây có số liên kết π nhiều nhất (mạch hở)?
A. C3H9N.
B. C2H5N.
C. C4H8O3.
D. C3H4O4.
Hai chất nào sau đây đều thủy phân đuợc trong dung dịch NaOH đun nóng?
A. Etyl axetat và Gly-Ala
B. Lysin và metyl fomat
C. Xenlulozo và triolein
D. Saccarozo và tristearin
Xà phòng hóa hoàn toàn 8,8 gam CH3COOC2H5 trong 150 ml dung dịch NaOH 1,0M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu đuợc m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 8,20.
B. 10,20.
C. 14,80.
D. 12,30.
Ankađien B + Cl2 → CH2ClC(CH3)=CH-CHCl-CH3. B là
A. 2-metylpenta-l,3-đien.
B. 4-metylpenta-2,4-đien.
C. 2-metylpenta-l,4-đien.
D. 4-metylpenta-2,3-đien.
Cho Etylamin phản ứng với CH3I (tỉ lệ mol 1:1) thu được chất nào sau đây?
A. Metyletylamin
B. Đietylamin
C. Đimetylamin
D. Etylmetylamin
Ba chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H6O và có các tính chất: X, Z đều phản ứng với nước brom; X, Y, Z đều phản ứng với H2 nhưng chỉ có Z không bị thay đổi nhóm chức; chất Y chỉ tác dụng với brom khi có mặt CH3COOH. Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. CH2=CH-CH2OH, C2H5-CHO, (CH3)2CO.
B. C2H5-CHO, (CH3)2CO CH2=CH-CH2OH.
C. C2H5-CHO, CH2=CH-O-CH3, (CH3)2CO.
D. CH2=CH-CH2OH, (CH3)2CO, C2H5-CHO.
Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
Vậy C là chất nào sau đây?
A. Anđehit fomic
B. Ancol metylic
C. Anđehit axetic
D. Ancol etylic
Hỗn hợp X gồm 2 ancol có cùng số nhóm OH. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Đốt cháy hoàn phần 2 thu được 11 gam CO2 và 6,3 gam H2O. Biết số nguyên tử cacbon trong mỗi ancol ≤ 3. CTPT của 2 ancol là:
A. C3H5(OH)3 và C3H6(OH)2.
B. C3H7OH và CH3OH.
C. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.
D. C2H5OH và C3H7OH.
2,19 gam hỗn hợp gồm Cu, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và 0,672 lít khí NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối trong Y là
A. 7,77 gam.
B. 6,39 gam.
C. 8,27 gam.
D. 4,05 gam.
Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T ở dạng dung dịch:
Chất / Thuốc thử |
X |
Y |
Z |
T |
Dung dịch AgNO3/NH3, t° |
Kết tủa bạc |
Không hiện tượng |
Kết tủa bạc |
Kết tủa bạc |
Dung dịch nước brom |
Mất màu |
Không hiện tượng |
Không hiện tượng |
Mất màu |
Thủy phân |
Không bị thủy phân |
Bị thủy phân |
Không bị thủy phân |
Bị thủy phản |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. saccarozơ, glucozơ, mantozơ, fructozơ
B. mantozơ, saccarozơ, fructozơ, glucozơ
C. fructozơ, xenlulozo, glucozơ, saccarozơ
D. glucozơ, saccarozơ, fructozơ, mantozơ
Cho 15,94 gam hỗn hợp gồm alanin và axit glutamic tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Cho 450 ml dung dịch HCl 0,8M vào dung dịch X, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị m là
A. 33,91 gam.
B. 33,48 gam.
C. 32,75 gam.
D. 30,23 gam.
Cho m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, MgS và Cu2S (oxi chiếm 30% khối lượng) tan hết trong dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 4m gam muối trung hòa và 2,016 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO2, SO2 (không còn sản phẩm khử khác). Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2, được dung dịch T và 27,96 gam kết tủa. Cô cạn T được chất rắn M. Nung M đến khối lượng không đổi, thu được 8,064 lít (đktc) hỗn hợp khí Q (có tỉ khối so với He bằng 9,75). Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 7,6
B. 8,9
C. 10,4
D. 12,8
Hỗn hợp X chứa 1 ancol đơn chức (A), axit hai chức (B) và este 2 chức (D) đều no, hở và có tỉ lệ mol tương ứng 3:2:3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng 6,272 lít O2 (đktc). Mặt khác đun nóng m gam hỗn hợp X trong 130 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y và hỗn hợp 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp. Cô cạn dung dịch Y sau đó nung với CaO thu được duy nhất một hidrocacbon đơn giản nhất có khối lượng 0,24 gam. Các phản ứng đạt hiệu suất 100%. CTPT có thể có của ancol là
A. C5H11OH
B. C3H7OH
C. C4H9OH
D. C2H5OH
Hỗn hợp E gồm X, Y và Z là 3 peptit đều mạch hở (MX > MY > MZ). Đốt cháy 0,16 mol X hoặc Y hoặc Z đều thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 0,16 mol. Nếu đun nóng 69,8 gam hỗn hợp chứa X, Y và 0,16 mol Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa 101,04 gam hai muối của alanin và valin. Biết nX < nY, Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với
A. 54.
B. 10.
C. 95.
D. 12.
X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở không cho phản ứng tráng gương (trong đó X no, Y và Z có 1 liên kết đôi C = C trong phân tử). Đốt cháy 23,58 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với O2 vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 137,79 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 23,58 gam E với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M (vừa đủ) thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp 2 ancol kế tiếp thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Thêm NaOH rắn, CaO rắn dư vào F rồi nung thu được hỗn hợp khí G. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Vậy phần trăm khối lượng của khí có phân tử khối nhỏ trong G gần nhất với giá trị
A. 87,83%.
B. 76,42%.
C. 73,33%.
D. 61,11%.