Tổng hợp đề thi thử Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 8)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chất rắn kết tinh, nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan, là tính chất của chất nào sau đây?

A. C6H5NH2.

B. H2NCH2CH2COOH.

C. CH3COOH.

D. C2H5OH.

Câu 2:

Tơ nilon-6,6 là

A. hexacloxiclohexan.

B. polieste của axit ađipic và etylen glicol.

C. poliamit của axit ɛ-aminocaproic.

D. poliamit của axit ađipic và hexametylen điamin.

Câu 3:

Phản ứng nào dưới đây xảy ra?

A. Fe + ZnCl2.

B. Al + MgSO4.

C. Fe + Cu(NO3)2.

D. Mg + NaCl.

Câu 4:

Tinh bột thuộc loại

A. lipit.

B. polisaccarit.

C. đisaccarit.

D. monosaccarit.

Câu 5:

Hợp chất X có công thức: CH2=CHCOOCH3. Tên gọi của X là

A. vinyl axetat.

B. metyl axetat.

C. metyl acrylat.

D. etyl acrylat.

Câu 6:

Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozo ta thu được sản phẩm là

A. fructozo.

B. glucozơ.

C. saccarozo.

D. axit glucomic.

Câu 7:

Phân tử khối trung bình của poli (vinyl clorua) (PVC) là 75000. Hệ số polime hóa của PVC là

A. 1200.

B. 1500.

C.2400.

D. 2500.

Câu 8:

Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch?

A. Cu.

B. K.

C. Al.

D. Mg.

Câu 9:

Khi thủy phân chất nào sau đây sẽ thu được glixerol?

A. Este đơn chức.

B. Etyl axetat.

C. Chất béo.

D. Peptit.

Câu 10:

Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thủy phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là

A. CH3COOCH=CH2.

B. HCOOCH=CHCH3.

C. CH2=CHCOOCH3.

D. HCOOC(CH3)=CH2.

Câu 11:

Trong các polime sau: (1) poli (metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli (etylen- terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli (vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là

A. (1), (3), (5).

B. (1), (3), (6).

C. (1), (2), (3).

D. (3), (4), (5)

Câu 12:

Trong số các loại tơ sau tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?

A. tơ tằm, tơ enang.

B. tơ visco, tơ axetat.

C. tơ nilon-6,6, tơ capron.

D. tơ visco, tơ nilon-6,6.

Câu 13:

Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Câu 14:

Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là

A. 1,80 gam.

B. 1,44 gam.

C. 1,82 gam.

D. 2,25 gam.

Câu 15:

Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?

A. 2.

B. 1.

C. 4.

D. 3.

Câu 16:

Cho 26,5 gam M2CO3 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại M là

A. Rb.

B. Na

C. Li.

D. K.

Câu 17:

Cho sơ đồ chuyển hóa:

Triolein+H2dư (Ni, toC)X+NaOh dư ( toC)YHClZ 

Tên của Z

A. axit linoleic.

B. axit oleic.

C. axit panmitic.

D. axit stearie.

Câu 18:

Cho khí H2 dư đi qua hỗn hợp X gồm 0,1 mol CuO; 0,1 mol Fe2O3 và 0,1 mol Al2O3 (nung nóng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam H2O. Giá trị của m là

A. 7,2.

B. 1,8.

C. 5,4.

D. 12,6.

Câu 19:

Cho kim loại Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3, thu được sản phẩm có:A. một chất khí và hai chất kết tủa nhau.

A. một chất khí và hai chất kết tủa nhau.

B. một chất khí và không chất kết tủa.

C. một chất khí và một chất kết tủa.

D. hỗn hợp hai chất khí.

Câu 20:

Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp X chứa etyl fomat và etyl axetat với dung dịch AgNO3/NH3 (dùng dư) thu được 17,28 gam Ag. Nếu thủy phân hoàn toàn 28,84 gam X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 37,24 gam.

B. 26,74 gam.

C. 31,64 gam.

D. 32,34 gam.

Câu 21:

Cho 4,725 gam bột Al vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X chứa 37,275 gam muối và V lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là

A. 7,168 lít.

B. 11,760 lít.

C. 3,584 lít.

D. 3,920 lít.

Câu 22:

Dãy các kim loại được xếp theo chiều giảm dần tính khử là

A. K, Ag, Fe.

B. Ag, K, Fe.

C. Fe, Ag, K.

D. K, Fe, Ag.

Câu 23:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Bản chất cấu tạo hóa học của tơ nilon là poliamit.

B. nilon, tơ tằm, tơ rất bền vững với nhiệt.

C. Quần áo nilon, len, tơ tằm không nên giặt với xà phòng có độ kiềm cao.

D. Bản chất cấu tạo hóa học của sợi bông xenlulozo.

Câu 24:

Cho 3,66 gam hỗn hợp metyl amin và etyl amin có tỷ lệ mol tương ứng là 3 : 2 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 7,31 gam.

B. 8,82 gam.

C. 8,56 gam.

D. 6,22 gam.

Câu 25:

Cho 0,15 mol tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là

A. 24,4 gam.

B. 9,2 gam.

C. 13,8 gam.

D. 27,6 gam.

Câu 26:

Lấy 1,76 gam một este đơn chức X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 0,1M, kết thúc phản ứng thu được 1,64 gam muối. X là?

A. CH3COOCH3.

B. CH3COOC2H5.

C. C2H5COOCH3.

D. HCOOC3H7.

Câu 27:

X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng; Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là

A. Cu, Fe.

B. Mg, Ag.

C. Fe, Cu.

D. Ag, Mg.

Câu 28:

Sục từ từ CO2 vào dung dịch chứa Ca(OH)2, kết quả thí nghiệm đ­ợc biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol):

Tỉ lệ a : b là

A. 5 : 2.

B. 3 : 1

C. 8 : 5.

D. 2 : 1

Câu 29:

Điều chế ancol etylic từ 1 tấn tinh bột chứa 5% tạo chất trơ, hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 85%. Khối luợng ancol thu đuợc gì?

A. 398,8 kg.

B. 485,85 kg.

C. 458,58 kg.

D. 389,79 kg.

Câu 30:

Trong các kim loại dưới đây có bao nhiêu kim loại có thể khử Fe3+ trong dung dịch thành kim loại: Zn, Na, Cu, Al, Fe, Ca, Mg?

A. 6.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 31:

Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Mu thử

Thí nghiệm

Hiện tượng

X

Tác dụng với Cu(OH): trong môi trường kiềm

Có màu tím.

Y

Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng dư), để nguội. Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4.

Tạo dung dịch màu xanh lam.

Z

Đun nóng với dune dịch NaOH (vừa đủ). Thêm tiếp dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.

Tạo kết tủa Ag.

T

Tác dụng với dung dịch I2 loãng.

màu xanh tím.

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột.

B. lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột.

C. lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột, vinyl axetat.

D. triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng.

Câu 32:

Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị của x, y tương ứng là

A. 8 và 1,5.

B. 7 và 1,0.

C. 7 và 1,5.

D. 8 và 1,0.

Câu 33:

Hợp chất hữu cơ X (thành phần nguyên tố gồm C, H, O) có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 30,4 gam X tác dụng được tối đa với 0,6 mol NaOH trong dung dịch, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được 47,2 gam muối khan Z và phần hơi chỉ có H2O. Nung nóng Z trong O2 dư, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 1,3 mol CO2; 0,7 mol H2O và Na2CO3. Biết X không có phản ứng tráng gương. Khối lượng muối khan có phân tử khối nhỏ hơn trong Z là

A. 30,8 gam.

B. 13,6 gam.

C. 26,0 gam.

D. 16,4 gam.

Câu 34:

Đun nóng 0,12 mol aminoaxit X (H2N-R-COOH) với 240 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cho 400 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch Y, cô cạn dung dịch sau khi kết thúc phản ứng thu được 37,04 gam rắn khan. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 2.

B. 1.

C. 6.

D. 5.

Câu 35:

Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của một axit vô cơ. Cho 3,86 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,06 mol hai chất khí (có tỉ lệ mol 1:5) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 4,68.

B. 2,26.

C. 3,46.

D. 5,92.

Câu 36:

Cho 14,4 gam hỗn hợp Fe, Mg và Cu (số mol mỗi kim loại bằng nhau) tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), thu được dung dịch X và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp gồm 4 khí N2, N2O, NO và NO2 trong đó hai khí N2 và NO2 có số mol bằng nhau. Cô cạn cẩn thận toàn bộ X thu được 58,8 gam muối khan. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là

A. 0,725.

B. 0,923.

C. 0,945.

D. 0,893.

Câu 37:

Hỗn hợp X gồm phenyl axetat, metyl benzoat, benzyl fomat và etyl phenyl oxalat. Thủy phân hoàn toàn 36,9 gam X trong dung dịch NaOH (dư, đun nóng), có 0,4 mol NaOH phản ứng, thu được m gam hỗn hợp muối và 10,9 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho toàn bộ Y tác dụng với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 40,2.

B. 49,3.

C. 42,0.

D. 38,4.

Câu 38:

Hỗn hợp N gồm 3 este đều đơn chức, mạch hở. Xà phòng hóa hoàn toàn 13,58 gam N với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp A gồm hai ancol no, đơn chức và hồn hợp P gồm hai muối. Đốt cháy hoàn toàn A cần 0,345 mol O2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn P cần dùng 0,29 mol O2, thu được Na2CO3 và 14,06 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Hỗn hợp N trên có thể tác dụng với tối đa bao nhiêu mol Br2 (trong CCl4)?

A. 0,10 mol.

B. 0,08 mol.

C. 0,12 mol.

D. 0,06 mol.

Câu 39:

Trong bình kín (không có không khí) chứa 65,76 gam hỗn hợp A gồm Al, Al2O3, Fe3O4 và FeCO3. Nung bình ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 24,0 gam kết tủa. Hỗn hợp rắn B còn lại trong bình được chia làm 2 phần bằng nhau

+ Phần 1 cho vào dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 0,06 mol khí H2. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch sau phản ứng thu được 21,84 gam kết tủa.

+ Phần 2 tác dụng hết với dung dịch chứa H2SO4 và 0,23 mol HNO3 thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat của kim loại có khối lượng 93,36 gam và hỗn hợp khí gồm a mol NO và b mol N2O. Tỉ lệ a:b là

A. 3,75.

B. 3,25

C. 3,50.

D. 3,45.

Câu 40:

Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở: đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1:2. Cho một lượng E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 0,06 mol muối của glyxin 0,1 mol muối của alanin và 0,1 mol muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 112,28. Giá trị của m là

A. 55,18.

B. 43,72.

C. 36,78.

D. 45,08.