Tổng hợp đề thi thử Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 9)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành sản phẩm có tên gọi là gì

A. metyl axetat.

B. axyl etylat.

C. etyl axetat.

D. axetyl etylat.

Câu 2:

Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của

A. ancol.

B. anđehit.

C. xeton.

D. amin.

Câu 3:

Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Saccarozo.

B. Amilozo.

C. Xenlulozo.

D. Glucozo.

Câu 4:

Chọn kim loại không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội

A. Cu, Ag, Mg

B. Fe, Al

C. Fe, Cu

D. Al, Pb

Câu 5:

Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?

A. H2O.

B. C2H5OH.

C. CH3COOH.

D. NaCl.

Câu 6:

Etanol là chất có tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng cao sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể dẫn đến tử vong. Tên gọi khác của etanol là

A. axit fomic.

B. etanal.

C. ancol etylic.

D. phenol.

Câu 7:

Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt.

(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

Số phát biểu đúng là

A. 6.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 8:

Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Khi thay H trong hiđrocacbon bằng nhóm NH2 ta thu được amin.

B. Amino axit là hợp chất hữu cơ đa chức có 2 nhóm NH2 và COOH.

C. Khi thay H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được amin.

D. Khi thay H trong phân tử H2O bằng gốc hiđrocacbon ta thu được ancol.

Câu 9:

Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nictric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là

A. 3,67 tấn.

B. 2,97 tấn.

C. 2,20 tấn.

D. 1,10 tấn.

Câu 10:

Để chứng minh tính lưỡng tính của NH2CH2COOH (X), ta cho X tác dụng với

A. NaOH, NH3.

B. HCl, NaOH.

C. HNO3, CH3COOH.

D. Na2CO3, HCl.

Câu 11:

Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là

A. HCOOH.

B. C3H7COOH.

C. CH3COOH.

D. C2H5COOH.

Câu 12:

Thuỷ phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100.000 đvC thì số mắt xích alanin có trong phân tử X là

A. 328.

B. 479.

C. 453.

D. 382.

Câu 13:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Dung dịch của các amino axit đều làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

B. Tính bazơ của C6H5NH2 yếu hơn tính bazơ của NH3.

C. Aminoaxit là chất hữu cơ tạp chức.

D. Công thức tổng quát của amin no, mạch hở, đơn chức là CnH2n+3N (n ≥ 1).

Câu 14:

Cho luồng khí CO (dư) đi qua ống sứ đựng 5,36 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3 (nung nóng), thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 3,75.

B. 3,92.

C. 2,48.

D. 3,88.

Câu 15:

Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với

A. dung dịch NaCl.

B. nước Br2.

C. dung dịch NaOH.

D. dung dịch HCl.

Câu 16:

Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.

Số phát biểu đúng là

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Câu 17:

Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và 83,4 gam muối của một axit béo no B. Chất B là

A. axit axetic.

B. axit panmitic.

C. axit oleic.

D. axit stearic.

Câu 18:

Khi thủy phân hoàn toàn 7,4 gam este đơn chức mạch hở X tác dụng dung dịch KOH (vừa đủ) thu được 4,6 gam một ancol Y. Tên gọi của X là

A. etyl propionat.

B. propyl axetat.

C. etyl fomat.

D. etyl fomat.

Câu 19:

Cho 14 gam hỗn hợp A gồm etanol và phenol tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của etanol và phenol trong hỗn hợp lần lượt là

A. 32,85% và 67,15%.

B. 39,00% và 61,00%.

C. 40,53% và 59,47%.

D. 60,24% và 39,76%.

Câu 20:

Cho dãy các chất: CH=C-CH=CH2; CH3COOH; CH2=CHCH2OH; CH3COOCH=CH2; CH2=CH2. Số chất trong dãy làm mất màu nước brom là

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 21:

Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?

A. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.

B. H2NCH2CONHCH2CONHCH2COOH.

C. H2NCH2CH2CONHCH2CH2COOH.

D. H2NCH2CH2CONHCH2COOH.

Câu 22:

Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozo thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là

A. 54%.

B. 40%.

C. 80%.

D. 60%.

Câu 23:

Dãy gồm các chất được xếp theo chiều giảm dần của nhiệt độ sôi là:

A. CH3COOH, C2H5OH, HCOOCH3.

B. CH3COOCH3, CHCOOH, C2H5OH.

C. CHCOOH, HCOOCH3, C2H5OH.

D. HCOOCH3, C2H5OH, CHCOOH.

Câu 24:

Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1 M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ X mol/l. Giá trị của X là

A. 0,2.

B. 0,1.

C. 0,4.

D. 0,3.

Câu 25:

Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

A. H2N(CH2)5COOH.

B. HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH.

C. HOOC(CH2)4COOH và HO(CH2)2OH.

D. HCOO(CH2)4COOH và H2N(CH2)6NH2.

Câu 26:

Thể tích khí N2 (ở đktc) thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 16 gam NH4NO2

A. 0,56 lít.

B. 11,20 lít.

C. 1,12 lít.

D. 5,60 lít.

Câu 27:

Trung hoà hoàn toàn 8,88 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 17,64 gam muối. Amin có công thức là :

A. H2NCH2CH2CH2NH2.

B. CH3CH2CH2NH2

C. H2NCH2CH2NH2.

D. H2NCH2CH2CH2CH2NH2

Câu 28:

Cho sơ đồ biến hóa sau: Alanin +NaOH X +HCl Y. Chất Y là chất nào sau đây ?

A. CH3CH(NH2)COONa.

B. H2NCH2CH2COOH.

C. CH3CH(NH3Cl)COOH.

D. CH3CH(NH3Cl)COONa.

Câu 29:

Hỗn hợp khí X gồm etilen và propin. Cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 17,64 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,34 mol H2. Giá trị của a là

A. 0,34.

B. 0,22.

C. 0,46.

D. 0,32.

Câu 30:

Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlulozo là

A. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron.

B.visco và tơ nilon-6.

C. sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6.

D. sợi bông và tơ visco.

Câu 31:

Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày.

A. CO.

B. CH4.

C. N2.

D. CO2.

Câu 32:

Để biến một số dầu mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình nào sau đây?

A. hiđro hóa (xt Ni).

B. cô cạn ở nhiệt độ cao.

C. làm lạnh.

D. xà phòng hóa.

Câu 33:

Đốt cháy hoàn toàn 13,36 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit adipic, axit axetic và glixerol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số moi axit axetic) bằng O2 dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dần Y vào dung dịch chứa 0,38 mol Ba(OH)2, thu được 49,25 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết tủa. Cho 13,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 140 ml dung dịch KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là

A. 18,68 gam.

B. 19,04 gam.

C. 14,44 gam.

D. 13,32 gam.

Câu 34:

X có công thức phân tử H2NRCOOH. Cho 50 ml dung dịch X tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,5M, dung dịch thu được phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 1,6M. Mặt khác, nếu trung hòa 250 ml dung dịch X bằng dung dịch KOH rồi đem cô cạn thì thu được 35 gam muối. Gốc R là

A. C3H6.

B. C3H6.

C. C2H4.

D. C6H4.

Câu 35:

Đốt cháy 4,16 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong khí O2, thu được 5,92 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6 gam chất rắn. Mặt khác cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 31,57. 

B. 32,11.

C. 32,65.

D. 10,80.

Câu 36:

Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là:

A. 6,52g.

B. 13,92g.

C. 8,88g.

D. 15,6g.

Câu 37:

X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1 nhóm -COOH; 1 nhóm -NH2. Trong A: %N = 15,73% (về khối lượng). Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam. Giá trị của m là

A. 149,00 gam.

B. 161,00 gam.

C. 143,45 gam.

D. 159,00 gam.

Câu 38:

Thủy phân 7,2 gam vinyl fomat (HCOOCH=CH2) trong môi trường axit với hiệu suất đạt 80% thu được hỗn hợp X. Trung hòa hỗn hợp X, sau đó cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được bao nhiêu gam Ag, biết phản ứng tráng gương xảy ra hoàn toàn (H = 1; C = 12; Ag = 108).

A. 21,60 gam.

B. 17,28 gam.

C. 38,88 gam.

D. 34,56 gam.

Câu 39:

Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, C17H33COOH. Số trieste được tạo ra tối đa là

A. 12.

B. 18.

C. 15.

D. 9.

Câu 40:

Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở X (x mol) Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,7 mol T trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 3,8 mol NaOH phản ứng và thu được dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn X mol x hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử XY là 13, trong XY đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Giá trị của m là

A. 409,2.

B. 396,6.

C. 340,8.

D. 399,4.