Tổng hợp đề thi thử Hóa Học mức độ cơ bản - nâng cao có đáp án (Đề sô 18)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Na
B. Ca
C. Al
D. Fe
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là
A. ns1
B. ns2
C. ns2np1
D. (n – 1)dxnsy
Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá,…) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn?
A. Dùng fomon và phân đạm
B. Dùng phân đạm và nước đá khô
C. Dùng nước đá và nước đá khô
D. Dùng fomon và nước đá khô
Isoamyl axetat là este có mùi chuối chín. Công thức phân tử este đó là
A. C4H8O2
B. C5H10O2
C. C7H14O2
D. C6H12O2
Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X, thu được kết tủa keo trắng tan trong dung dịch NaOH dư. Chất X là
A. FeCl3
B. KCl
C. AlCl3.
D. MgCl2
Dung dịch Gly-Ala phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaCl
B. NaNO3
C. Na2SO4
D. NaOH
Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng manhetit
B. quặng boxit
C. quặng đolomit
D. quặng pirit
Oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính?
A. CrO
B. Cr2O3
C. FeO
D. MgO
Poli(vinyl clorua) điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng
A. trao đổi
B. oxi hoá - khử
C. trùng hợp
D. trùng ngưng
Trước đây, người ta thường dùng những tấm gương soi bằng Cu vì Cu là kim loại
A. có tính dẻo
B. có tính dẫn nhiệt tốt
C. có khả năng phản xạ tốt ánh sáng
D. có tính khử yếu
Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được glucozơ chứa nhóm chức anđehit?
A. Oxi hoá glucozơ bằng AgNO3/NH3
B. Oxi hoà glucozơ bằng Cu(OH)2 đun nóng.
C. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim
D. Khử glucozơ bằng H2/Ni, t0
Chất X là một bazơ mạnh, X được sử dụng để sản xuất clorua vôi. Chất X là
A. KOH
B. NaOH
C. Ba(OH)2
D. Ca(OH)2.
Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa 0,3 mol Fe(NO3)3. Lọc kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 24,0 gam
B. 96,0 gam
C. 32,1 gam
D. 48,0 gam
Sục 8,96 lit khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,25 mol Ca(OH)2 . Khối lượng kết tủa thu được là
A. 25 gam
B. 10 gam
C. 12 gam
D. 40 gam
Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Lên men glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Khối lượng glucozơ cần dùng là
A.33,7 gam
B. 56,25 gam
C. 20 gam
D. 90 gam
Cho 9,85 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức, bậc một tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975 g muối. Khối lượng của HCl cần dùng là
A. 9,521g
B. 9,125g
C. 9,215g
D. 9,512g
Có 4 ống nghiệm chứa Cu(OH)2. Thêm vào các ống nghiệm lượng dư của 4 dung dịch etan-1,2-điol, propan-1,3-điol, propan-1,2-điol,propan-1,2,3-triol. Hiện tượng xảy ra như hình sau:
Dung dịch cho vào ống nghiệm 4 là
A. propan-1,3-điol
B. propan-1,2-điol
C. etan-1,2-điol
D. propan-1,2,3-triol
Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + Ba(NO3)2 →
(2) CuSO4 + Ba(NO3)2 →
(3) Na2SO4 + BaCl2 →
(4) H2SO4 + BaCO3 →
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →
(6) Fe2(SO4)3 + BaCl2 →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là
A. (1), (2), (3), (6).
B. (1), (3), (5), (6).
C. (2), (3), (4), (6).
D. (3), (4), (5), (6).
Thủy phân hoàn toàn đisaccarit A thu được hai monosaccarit X và Y. Hiđro hóa X hoặc Y đều thu được chất hữu cơ Z. A và Z lần lượt là
A. tinh bột và glucozơ
B. saccarozơ và sobitol.
C. saccarozơ và glucozơ
D. glucozơ và axit gluconic.
Thủy phân hoàn toàn đisaccarit A thu được hai monosaccarit X và Y. Hiđro hóa X hoặc Y đều thu được chất hữu cơ Z. A và Z lần lượt là
A. tinh bột và glucozơ
B. saccarozơ và sobitol.
C. saccarozơ và glucozơ
D. glucozơ và axit gluconic.
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không xảy ra ăn mòn điện hoá?
A. Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ một vài giọt dung dịch H2SO4
B. Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển
C. Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt dung dịchCuSO4
D. Sự gỉ của gang, thép trong tự nhiên
Hợp chất thơm A có công thức phân tử C8H8O2 khi xà phòng hóa thu được 2 muối. Số đồng phân cấu tạo phù hợp của A là
A. 5
B. 3.
C. 2.
D. 4.
So sánh nào sau đây không đúng?
A. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ, là chất khử và kém bền nhiệt
B. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là hiđroxit lưỡng tính và có tính khử
C. Al và Cr đều phản ứng với dung dịch HCl không theo cùng tỉ lệ số mol
D. BaSO4 và BaCrO4 đều là muối trung hòa không tan trong nước
Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C3H6O2. Cả X và Y đều tác dụng với Na; X tác dụng được với NaHCO3, Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức của X và Y lần lượt là
A. C2H5COOH và HCOOC2H5
C. HCOOC2H5 và HOCH2CH2CHO
B. HCOOC2H5 và HOCH2COCH3
D. C2H5COOH và CH3CH(OH)CHO
Cho thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X . Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là
A. 1,170
B. 1,248
C. 1,950
D. 1,560
Khi xà phòng hoá 5,45 gam X có công thức phân tử C9H14O6 đã dùng 100 ml dung dịch NaOH 1M thu được ancol no Y và muối của một axit hữu cơ. Để trung hoà lượng NaOH dư sau phản ứng phải dùng hết 50 ml dung dịch HCl 0,5 M. Biết rằng 23 gam ancol Y khi hoá hơi có thể tích bằng thể tích của 8 gam O2 (trong cùng điều kiện). Công thức của X là
A. (C2H5COO)2C3H5(OH).
B. (HCOO)3C6H11.
C. C2H5COOC2H4COOC2H4COOH
D. (CH3COO)3C3H5
Cho sơ đồ các phản ứng sau:
X + NaOH (dư) → Y + Z + H2O.
Y + HCl (dư ) → T + NaCl.
Z + CuO CH2O + Cu + H2O.
Biết Y là muối Na của axit glutamic. Công thức phân tử của X và T lần lượt là
A. C6H11O4N và C5H10O4NCl
B. C7H13O4N và C5H10O4NCl
C. C6H11O4N và C5H9O4N
D. C7H13O4N và C5H9O4N
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(2) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2.
(3) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước.
(4) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.
(5) Cho FeO vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(6) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là
A. 3
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4.
(2) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2.
(3) Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2.
(4) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(5) Sục khí NH3 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Thực hiện phản ứng crackinh hoàn toàn m gam isobutan, thu được hỗn hợp A gồm hai hiđrocacbon. Cho hỗn hợp A qua dung dịch nước brom có hòa tan 11,2 gam brom. Brom bị mất màu hoàn toàn đồng thời có 2,912 lít khí (ở đktc) thoát ra khỏi bình brom, tỉ khối hơi của khí so với CO2 bằng 0,5. Giá trị của m là
A. 5,22
B. 6,96
C. 5,80
D. 4,64
Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị bên
Mối quan hệ giữa a và b là
A. 3a = 4b
B. 3a = 2b
C. a = b.
D. a = 2b
Cho các phát biểu sau:
(1) Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(2) Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng tráng bạc.
(3) Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(4) CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Điện phân 200 ml dung dịch M(NO3)n bằng điện cực trơ đến khi catot bắt đầu có khí thoát ra thì ngừng điện phân. Để trung hoà dung dịch sau điện phân, phải dùng 250 ml dung dịch NaOH 0,8M. Mặt khác, nếu ngâm một thanh Zn có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch M(NO3)n khi phản ứng xong thấy khối lượng thanh Zn tăng thêm 30,2% so với ban đầu. Công thức của M(NO3)n là
A. Pb(NO3)2
B. AgNO3
C. Cd(NO3)2
D. KNO3
X và Y là hai axit cacboxylic hai chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng; Z và T là hai este thuần chức hơn kém nhau 14 đvC, đồng thời Y và Z là đồng phân của nhau (MX < MY < MT). Đốt cháy hoàn toàn 17,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 10,752 lít oxi (ở đktc). Mặt khác 17,28 gam hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được 4,2 gam hỗn hợp 3 ancol có cùng số mol. Số mol của X trong E là
A. 0,06
B. 0,05
C. 0,04
D. 0,03
Một hỗn hợp X gồm Al với Fe3O4. Đun nóng hỗn hợp cho phản ứng hoàn toàn trong môi trường không có không khí thu được hỗn hợp Y. Cho Y phản ứng với dung dịch NaOH dư sinh ra 6,72 lit khí H2. Khi cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 26,88 lít khí H2. Thể tích HNO3 10% (D =1,2 g/ml) cần để hòa tan vừa hết hỗn hợp X là (biết sản phẩm khử duy nhất là NO, các thể tích thoát ra đều ở đktc)
A. 3570 ml
B. 300 ml
C. 2950 ml
D. 3750 ml
Các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ
(1) Thêm 3-5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.
(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.
(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60-700C trong vòng vài phút.
(4) Cho 1 ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Thứ tự tiến hành đúng là
A. 1, 4, 2, 3
B. 4, 2, 3, 1
C. 1, 2, 3, 4
D. 4, 2, 1, 3
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(2) Cho FeS vào dung dịch HCl.
(3) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc.
(4) Cho CuS vào dung dịch H2SO4 loãng.
(5) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp).
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có khí thoát ra là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Cho 14,19 gam hỗn hợp gồm 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amino) vào dung dịch chứa 0,05 mol axit oxalic thu được dung dịch X. Thêm tiếp 300 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 26,19 gam chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 19,665
B. 35,39
C. 37,215
D. 39,04
Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO, Cu trong đó oxi chiếm 25,39% về khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 8,96 lít khí CO (ở đktc) sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hiđro là 19. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch T và 7,168 lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn T thu được 3,456m gam muối khan. Giá trị gần nhất của m là
A. 38,43 gam
B. 35,19 gam
C. 41,13 gam
D. 40,43 gam
Cho hỗn hợp X gồm một tetrapeptit và một tripeptit. Để thủy phân hoàn toàn 50,36 gam X cần dung dịch chứa 0,76 mol NaOH , sau phản ứng hoàn toàn cô cạn thu được 76,8 gam hỗn hợp muối chỉ gồm a mol muối glyxin và b mol muối alanin. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 0,11 mol X bằng O2 dư thu được m gam CO2. Giá trị của m là
A. 76,56
B. 16,72
C. 19,14
D. 38,28