Tổng hợp đề thi thử môn GDCD có đáp án mới nhất (Đề 13)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật được áp dụng

A. nhiều lần, ở nhiều nơi

B. một số lần, ở một số nơi

C. trong một số trường hợp nhất định

D. với một số đối tượng

Câu 2:

Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

A. Bản chất giai cấp

B. Bản chất xã hội

C. Bản chất chính trị

D. Bản chất nhân dân

Câu 3:

Nội dung nào dưới đây không nói về vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với con người?

A. Tạo ra của cải vật chất để nuôi sống con người

B. Phát triển, hoàn thiện con người cả về thể chất và tinh thần

C. Giúp con người tích lũy kinh nghiệm, chế tạo công cụ sản xuất

D. Là hoạt động có mục đích, tạo ra của cải vật chất cho xã hội

Câu 4:

Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh là nội dung của bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng trong kinh doanh

B. Bình đẳng trong kinh tế

C. Bình đẳng trong cạnh tranh

D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Câu 5:

Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của

A. mọi công dân

B. riêng cán bộ ngành Tài nguyên, môi trường

C. riêng cán bộ, công chức nhà nước

D. riêng cán bộ được giao nhiệm vụ

Câu 6:

Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng?

A. Phương tiện thanh toán

B. Phương tiện lưu thông

C. Phương tiện cất trữ

D. Thước đo giá trị

Câu 7:

Quyền được phát triển của công dân được hiểu là, công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để

A. phát triển tinh thần

B. phát triển toàn diện

C. nâng cao sức khỏe

D. nâng cao đời sống

Câu 8:

Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách

A. bày tỏ ý kiến về chính sách, pháp luật của Nhà nước

B. phê phán chủ trương, chính sách của Nhà nước

C. tụ tập phản đối việc làm của cơ quan nhà nước

D. công kích cán bộ lãnh đạo

Câu 9:

Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác là xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

B. Quyền được đảm bảo an toàn nơi cư trú

C. Quyền bí mật đời tư

D. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện tín

Câu 10:

Trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật thì ai trong những người dưới đây có quyền ra lệnh bắt và giam người

A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

B. Những người có thẩm quyền thuộc Viện kiểm soát, Tòa án

C. Cán bộ, công chức đang thi hành công vụ

D. Cán bộ các cơ quan công an

Câu 11:

Quy luật giá trị có hạn chế nào dưới đây?

A. Làm cho giá trị của hàng hóa giảm xuống

B. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên

C. Làm cho phân phối hàng hóa không đều giữa các vùng

D. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa

Câu 12:

Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình là nội dung của quan hệ nào dưới đây?

A. Quan hệ nhân thân và quan hệ dân sự

B. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản

C. Quan hệ tình cảm và quan hệ tài sản

D. Quan hệ nhân thân và quan hệ tình cảm

Câu 13:

Các dân tộc có quyền phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây?

A. Kinh tế

B. Chính trị

C. Văn hóa, giáo dục       

D. Xã hội

Câu 14:

Mỗi cử tri đều có một lá phiếu có giá trị ngang nhau là biểu hiện của nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Bình đẳng

B. Tự do

C. Công bằng

D. Dân chủ

Câu 15:

Công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

B. Quyền chính trị của công dân

C. Quyền tự do ngôn luận

D. Quyền tham gia vào đời sống xã hội

Câu 16:

Pháp luật quy định thế nào về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo?

A. Vô thời hạn

B. Có thời hạn theo quy định của pháp luật

C. Theo thời gian thích hợp có thể thực hiện được

D. Tùy từng trường hợp

Câu 17:

Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Buôn bán động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm

B. Buôn bán, sử dụng đồ cổ trái phép

C. Buôn bán, sử dụng, vận chuyển ma túy

D. Đi xe phóng nhanh vượt ẩu

Câu 18:

Thực chất của quan hệ cung – cầu là mối quan hệ giữa

A. doanh nghiệp với doanh nghiệp

B. Nhà nước với doanh nghiệp

C. người sản xuất với người tiêu dùng

D. Nhà nước với người tiêu dùng

Câu 19:

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người

A. có điều kiện kinh tế thực hiện

B. có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện

C. đủ 18 tuổi thực hiện

D. đã thành niên thực hiện

Câu 20:

Chỉ cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền mới được

A. sử dụng pháp luật        

B. thi hành pháp luật

C. tuân thủ pháp luật

D. áp dụng pháp luật

Câu 21:

Đối tượng bị xử lí vi phạm kỉ luật là

A. công dân

B. cán bộ, công chức

C. học sinh

D. cơ quan, tổ chức

Câu 22:

Ở hình thức thực hiện pháp luật nào thì chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình mà không bị ép buộc phải thực hiện?

A. Sử dụng pháp luật

B. Thi hành pháp luật

C. Tuân thủ pháp luật

D. Áp dụng pháp luật

Câu 23:

Hành vi của người tâm thần đánh người khác gây thương tích nặng không bị coi là vi phạm pháp luật vì

A. không trái pháp luật

B. không có lỗi

C. người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm pháp lí

D. người thực hiện hành vi không hiểu biết về pháp luật

Câu 24:

Là công nhân nhà máy, ông N thường xuyên đi làm muộn mà không có lí do chính đáng. Hành vi của ông N là

A. vi phạm quy tắc lao động

B. vi phạm hành chính

C. vi phạm kỉ luật

D. vi phạm đạo đức

Câu 25:

Công ty mì gói A đã sử dụng hình ảnh của một ca sĩ để quảng cáo cho sản phẩm của mình mà chưa được sự đồng ý của ca sĩ đó. Hành vi của công ty mì gói A là loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Vi phạm hình sự

B. Vi phạm hành chính

C. Vi phạm dân sự

D. Vi phạm kỉ luật

Câu 26:

Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị Q và chị P đã bàn bạc và thống nhất lựa chọn danh sách đại biểu giống nhau. Sau đó, mỗi người tự bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu. Chị Q và chị P vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Bỏ phiếu kín

B. Bình đẳng

C. Phổ thông

D. Trực tiếp

Câu 27:

Qua kiểm tra việc buôn bán của các gia đình trong thị trấn, đội quản lí thị trường huyện M đã lập biên bản xử phạt một số hộ kinh doanh do kinh doanh nhiều mặt hàng không có trong giấy phép. Hình thức xử lí vi phạm được áp dụng là thể hiện điều gì dưới đây?

A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ

B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ và trách nhiệm

D. Mọi người bình đẳng trước Tòa án

Câu 28:

Khi thấy trong hợp đồng lao động có điều khoản về điều kiện lao động không rõ ràng, chị T đã đề nghị sửa lại rồi sau đó mới kí. Điều này thể hiện công dân bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Trong lựa chọn việc làm

B. Trong việc thực hiện nội quy lao động

C. Trong giao kết hợp đồng lao động

D. Trong việc thực hiện quyền lao động

Câu 29:

Anh H là cán bộ có trình chuyên môn cao hơn anh K nên được sắp xếp vào làm công việc được nhận lương cao hơn anh K. Mặc dù vây, giữa hai anh vẫn bình đẳng với nhau. Đó là bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Trong thực hiện nghĩa vụ lao động

B. Trong tìm kiếm việc làm

C. Trong thực hiện quyền lao động

D. Trong nhận tiền lương

Câu 30:

Con em các dân tộc ở Việt Nam được Nhà nước tạo điều kiện đê bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. học tập

B. giáo dục

C. văn hóa

D. xã hội

Câu 31:

C và D cãi nhau, C đã dùng những lời lẽ xúc phạm D trước các bạn trong lớp. Hành vi của C đã xâm phạm

A. quyền bất khả xâm phạm về danh dự

B. quyền bất khả xâm phạm về đời tư

C. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm

D. quyền được pháp luật bảo vệ về uy tín cá nhân

Câu 32:

Nếu trong trường hợp có một người trong lớp bịa đặt, tung tin xấu về mình trên Facebook, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật?

A. Đăng tin trên Facebook nói xấu lại người đó

B. Gặp trực tiếp mắng người đó cho hả giận

C. Lờ đi không nói gì

D. Gặp nói chuyện trực tiếp và yêu cầu người dó xóa tin trên Facebook

Câu 33:

Ở Việt Nam, công dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử bình đẳng có nghĩa là không bị phân biệt đối xử theo

A. giới tính, dân tộc, tôn giáo

B. màu da, địa phương, tín ngưỡng

C. trình độ học vấn

D. tình trạng sức khỏe, khả năng làm việc

Câu 34:

Nhân dân biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị để quyết định về những vấn đề liên quan ở địa phương là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân

A. Quyền tự do ngôn luận

B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

C. Quyền tự do bày tỏ ý kiến, nguyện vọng

D. Quyền công khai, minh bạch

Câu 35:

Sau cuộc họp trao đổi, bàn bạc, nhân dân xã M đã thống nhất biểu quyết về việc xây dựng một đoạn đường liên thôn trong xã, trong đó nhân dân có đóng góp một phần kinh phí. Đây là biểu hiện của quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do dân chủ

B. Quyền tham gia xây dựng quê hương

C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

D. Quyền tự do ngôn luận

Câu 36:

Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Tr. tiếp tục vào học tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Với việc vào đại học, Tr. đã thực hiện quyền nào dưới đây?

A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời

B. Quyền tự do học tập

C. Quyền học không hạn chế

D. Quyền được phát triển

Câu 37:

K có năng khiếu âm nhạc, đã giành giải thưởng quốc gia về nhạc cụ dân tộc, nên K được tuyển thẳng vào Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Vậy K dã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền học tập theo sở thích

B. Quyền học tập không hạn chế

C. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng

D. Quyền được học tập có điều kiện trong môi trường âm nhạc

Câu 38:

Tốt nghiệp Trung học phổ thông, M làm thủ tục và được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. M đã mở cửa hàng bán quần áo may sẵn. Việc làm này của M là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền lao động

B. Quyền kinh tế

C. Quyền tự do kinh doanh

D. Quyền buôn bán tự do

Câu 39:

Ông H thuê anh K tìm gặp và yêu cầu anh T gỡ bỏ bài viết trên mạng xã hội bịa đặt việc mình có con ngoài giá thú. Do anh T không đồng ý và còn lớn tiếng xúc phạm nên anh K đã đánh anh T gây thương tích. Tức giận, anh V là anh trai của anh T đến nhà ông H chửi bới và đánh ông H bị thương phải điều trị. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

A. Ông H, anh K và anh T

B. Ông H, anh T và anh V

C. Anh K và anh T

D. Anh K và anh V

Câu 40:

Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị A viết phiếu bầu và bỏ phiếu vào hòm phiếu giúp ông B là người không biết chữ. Sau đó, chị A phát hiện anh C và anh D cùng bàn bạc, thống nhất viết phiếu bầu giống nhau nên yêu cầu hai người làm lại phiếu bầu. Tuy nhiên, anh C và anh D không đồng ý và mỗi người tự tay bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu rồi ra về. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp?

A. Chị A, ông B, anh C và anh D

B. Chị A và ông B

C. Chị A, anh C và anh D

D. Ông B, anh C và anh D