Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 - chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục (Đề số 10)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong các chất sau, chất nào trong dung dịch là chất điện li yếu

A. CH3COOH

B. Ca(OH)2

C. CaCO3

Câu 2:

Olefin là hợp chất có công thức phân tử chung là

A. CnH2n

B. CnH2n + 2 – 2a

C. CnH2n – 2

D. CnH2n + 2

Câu 3:

Tên gọi đúng của hợp chất CH3CH2CHO là

A. anđehit propanoic

B. anđehit propan

C. anhiđhit propionic

D. anđehit propionic

Câu 4:

Cho các chất: C6H5CH3 (1); p-CH3C6H4C2H4 (2); C6H5C2H3 (3); o-CH3C6H4CH3 (4).

Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzen là

A. (2), (3) và (4)

B. (1), (3) và (4)

C. (1), (2) và (3)

D. (1), (2) và (4)

Câu 5:

Khi thủy phân vinyl axetat trong môi trường axit thu được chất gì?

A. Axit axetic và anđehit axetic

B. Axit axetic và ancol vinylic

C. Axit axetic và ancol etylic

D. Axetat và ancol vinylic

Câu 6:

Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glixerol?

A. Dầu lạc (đậu phộng)

B. Dầu vừng (mè)

C. Dầu dừa

D. Dầu luyn

Câu 7:

Anilin (C6H5NH2) có phản ứng với dung dịch

A. NaOH

B. Na2CO3

C. NaCl

D. HCl

Câu 8:

Phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành este có tên gọi là

A. metyl axetat

B. etyl axetat

C. axyl etylat

D. axetyl etylat

Câu 9:

Chất thuộc loại đisaccarit là

A. saccarozơ

B. glucozơ

C. fructozơ

D. xenlulozơ 

Câu 10:

Amin nào dưới đây là amin bậc hai?

A. saccarozơ

B. glucozơ

C. fructozơ

D. xenlulozơ 

Câu 11:

Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol phản ứng hoàn toàn với natri (dư), thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, để phản ứng hoàn toàn với m gam X cần 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là

A. 7,0

B. 14,0

C. 21,0

D. 10,5

Câu 12:

Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng

A. với axit H2SO4

B. với kiềm

C. với dung dịch iôt

D. thủy phân

Câu 13:

Dãy chất mà tất cả các chất đều tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3

A. CH3CHO, C2H2, saccarozơ

B. CH3CHO, C2H2, anilin

C. CH3CHO, C2H2, saccarozơ, glucozơ

D. HCOOH, CH3CHO, C2H2, glucozơ

Câu 14:

Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thu khối lượng brom đã phản ứng là 16 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là

A. 0,05 và 0,1

B. 0,12 và 0,03

C. 0,03 và 0,12

D. 0,1 và 0,05

Câu 15:

Dựa vào tính chất nào để kết luận tinh bột và xenlulozơ là những polime thiên nhiên có công thức (C6H10O5)n.

A. Tinh bột và xenlulozơ khi bị đốt cháy đều cho CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol 6 : 5

B. Tinh bột và xenlulozơ đều tan trong nước

C. Tinh bột và xenlulozơ khi bị thủy phân đến cùng đều cho glucozơ 

D. Tinh bột và xenlulozơ đều có thể làm thức ăn cho người và gia súc

Câu 16:

Trong phòng thí nghiệm, nito tinh khiết được điều chế từ

A. NH3, O2

B. NH4NO2

C. Không khí

D. NH4NO3

Câu 17:

Tính khối lượng glucozơ tạo thành khi thủy phân 1kg mùn cưa có 50% xenlulozơ. Giả thiết hiệu suất phản ứng là 80%

A. 0,444 kg

B. 0,500 kg

C. 0,555 kg

D. 0,690 kg

Câu 18:

Hãy chọn định nghĩa đúng trong các định nghĩa sau

A. Este là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm chức –COO- liên kết với các gốc R và R’

B. Este là hợp chất sinh ra khi thế nhóm –OH trong nhóm –COOH của phân tử axit bằng nhóm OR’

C. Este là sản phẩm phản ứng khi cho rượu tác dụng với axit cacboxylic

D. Este là sản phẩm phản ứng khi cho rượu tác dụng với axit

Câu 19:

Cho các dung dịch sau: CH3COOH, C2H4(OH)2, C3H5(OH)3, glucozơ, saccarozơ, C2H5OH. Số lượng dung dịch có thể hòa tan được Cu(OH)2

A. 4

B. 5

C. 6

D. 3

Câu 20:

Một este đơn chức X (chứa C, H, O và không có nhóm chức khác). Tỉ khối hơi của X đối với oxi bằng 3,125. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,2 gam bã rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X trong trường hợp này là

A. CH3COOCH3

B. CH3COOCH=CH2

C. C2H5COOCH=CH2

D. HCOOCH=CH2

Câu 21:

Cho chất hữu cơ A chỉ chứa một loại nhóm chức tác dụng với 1 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được a gam muối và 0,1 mol ancol. Lượng NaOH dư có thể trung hòa hết bởi 0,5 lít dung dịch HCl 0,4M. A có công thức tổng quát là

A. RCOOR’

B. (RCOO)2R’

C. (RCOO)3R’

D. R(COOR’)3

Câu 22:

Nhỏ từ từ 62,5 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,08M và KHCO3 0,12M vào 125 ml dung dịch HCl 0,1M và khuấy đều. Sau các phản ứng thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 224

B. 168

C. 280

D. 200

Câu 23:

Nhỏ từ từ 62,5 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,08M và KHCO3 0,12M vào 125 

A. C + CO2 t° 2CO

B. C + O2 t°CO2 

C. 2C + O2 t°2CO

D. C + H2t° CO + H

Câu 24:

Có bao nhiêu ancol đồng phân có công thức phân tử là C4H10O?

A. 6

B. 2

C. 4

D. 8

Câu 25:

Photpho là nguyên tố phi kim nằm ở ô 15 trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Tính chất hóa học của photpho là

A. chỉ tham gia vào phản ứng trao đổi

B. chỉ thể hiện tính oxi hóa

C. vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử

D. chỉ thể hiện tính khử

Câu 26:

Trong phân tử este đơn chức, mạch hở X có chứa 37,21% oxi về khối lượng. Số công thức cấu tạo thỏa mãn công thức phân tử của este X là:

A. 4

B. 5

C. 3

D. 6

Câu 27:

Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân sắt (III) nitrat, tổng các hệ số cân bằng nguyên dương tối giản nhất bằng:

A. 12

B. 26

C. 9

D. 21

Câu 28:

Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong amoniac. Khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng AgNO3 cần dùng lần lượt là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)

A. 21,6 gam; 68,0 gam

B. 43,2 gam; 34,0 gam

C. 43,2 gam; 68,0 gam

D. 68,0 gam; 43,2 gam 

Câu 29:

Đốt cháy hoàn toàn 1 amin no đơn chức, bậc 2, mạch hở X thu được và hơi nước theo tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 3. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3NHCH3

B. CH3NHC2H5

C. CH3CH2CH2NH2

D. C2H5NHC2H5

Câu 30:

Có 3 chất lỏng: benzen, anilin, stiren đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là

A. dung dịch phenolphtalein

B. dung dịch nước Br2

C. dung dịch NaOH

D. dung dịch HCl

Câu 31:

Đối với dung dịch bazơ mạnh NaOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion là đúng?

A. [H+] = 0,10M

B. [Na+] < [OH]

C. [Na+] > [OH]

D. [OH] = 0,10M

Câu 32:

Cho các chất: etyl axetat, etanol, axit acrylic, phenol, anilin, phenyl amoni clorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong dãy các chất trên, số chất phản ứng với NaOH là

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 33:

Este X có công thức phân tử C7H12O4. Khi cho 16 gam X tác dụng với 200 g dung dịch NaOH 4% thì thu được một ancol Y và 17,8 gam hỗn hợp 2 muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. CH3COOCH2CH2OOCC2H5

B. C2H5COOCH2CH2OOCH

C. CH3COOCH2CH2CH2OOCCH3

D. HCOOCH2CH2CH2CH2OOCCH3

Câu 34:

Có hai amin bậc một: X (đồng đẳng của anilin) và Y (đồng đẳng của metylamin). Đốt cháy hoàn toàn 3,21 gam amin X sinh ra khí CO2, hơi nước và 336 cm3 khí nitơ (đktc). Khi đốt cháy hoàn toàn amin Y cho nCO2 : nH2O = 2: 3. Công thức phân tử của amin đó là

A. C2H5C6H4NH2, CH3CH2CH2NH2

B. CH3C6H4NH2, CH3(CH2)4NH2

C. CH3C6H4NH2, CH3CH2CH2NH2

D. CH3C6H4CH2NH2, CH3(CH2)4NH2

Câu 35:

Đốt cháy 1,7 gam este X cần 2,52 lít oxi (đktc), chỉ sinh ra CO2 và H2O với tỉ lệ số mol nCO2 : nH2O = 2. Đun nóng 0,01 mol X với dung dịch NaOH thấy 0,02 mol NaOH tham gia phản ứng. X không có chức ete, không phản ứng với Na trong điều kiện bình thường và không khử được AgNO3, trong amoniac ngay cả khi đun nóng. Biết MX < 140 đvC. Hãy xác định công thức cấu tạo của X?

A. HCOOC6H5

B. C2H5COOC6H5

C. C2H3COOC6H5

D. CH3COOC6H5

Câu 36:

Khi thủy phân a gam một este X thu được 0,92 gam glixerol, 3,02 gam natri linoleat C17H31COONa và m gam natri oleat C17H33COONa. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là

A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

Câu 37:

Trong thí nghiệm về tính tan của amoniac trong nước, khí NH3 lại phun vào bình thành những tia có màu hồng. Vì:

A. NH3 tan vừa phải trong nước làm thay đổi áp suất trong bình và tạo dung dịch có tính bazơ

B. NH3 tan vừa phải trong nước làm áp suất trong bình tăng và tạo dung dịch có tính bazơ

C. NH3 tan nhiều trong nước làm tăng áp suất trong bình và tạo dung dịch có tính bazơ

D. NH3 tan nhiều trong nước làm giảm áp suất trong bình và tạo dung dịch có tính bazơ

Câu 38:

Khi nhúng thanh Mg có khối lượng m gam vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol HCl và b mol Cu(NO3)2, ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng thanh Mg vào thời gian phản ứng được biểu diễn như hình vẽ bên.

Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rút thanh Mg ra, thu được NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 tỉ lệ a : b là

A. 9 : 1

B. 1 : 10

C. 1 : 9

D. 10 : 1

Câu 39:

X, Y là hai axit no, đơn chức đồng đẳng liên tiếp, Z là ancol 2 chức, T là este thuần chức tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 0,1 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 0,47 mol khí O2 thu được lượng CO2 nhiều hơn H2O là 10,84 gam. Mặt khác 0,1 mol E tác dụng vừa đủ với 0,11 mol NaOH thu được dung dịch G và một ancol có tỉ khối so với H2 là 31. Cô cạn G rồi nung nói với xút có mặt CaO thu được m gam hỗn hợp khí. Giá trị của m gần nhất với

A. 3,5

B. 4,5

C. 3,0

D. 4,0

Câu 40:

Hỗn hợp gồm 2 anđehit đơn chức X và Y được chia thành 2 phần bằng nhau

- phần 1: Đun nóng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thì tạo 10,8 gam Ag.

- phần 2: Oxi hóa tạo thành 2 axit tương ứng, sau đó cho 2 axit này phản ứng với 250 ml dd NaOH 0,26M được dung dịch Z. Để trung hòa lượng NaOH dư trong dung dịch Z cần dùng đúng 100 ml dung dịch HCl 0,25M thu được dung dịch T. Cô cạn dung dịch T rồi đem đốt cháy chất rắn thu được sau khi cô cạn được 3,52 gam CO2 và 0,9 gam H2O.
Công thức phân tử của 2 anđehit là

A. HCHO và C2H5CHO

B. HCHO và C2H3CHO

C. HCHO và CH3CHO

D. CH3CHO và C2H5CHO