Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 - chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục (Đề số 17)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chất X tác dụng với dung dịch HCl tạo khí. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. Chất X là

A. Ca(HCO3)2.

B. CaCO3

C. BaCl2.

D. AlCl3

Câu 2:

Cho CH3CHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được

A. HCOOH

B. CH3OH

C. CH3CH2OH

D. CH3COOH

Câu 3:

Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai?

A. C6H5NH2

B. H2N(CH2)6NH2

C. CH3NHCH3.

D. CH3CH(CH3)NH2

Câu 4:

Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl dư tạo ra chất khí?

A. Na2CO3

B. Ca(NO3)2.

C. K2SO4.

D. Ba(OH)2

Câu 5:

Chất không thủy phân trong môi trường axit là

A. saccarozo

B. glucozo

C. xenlulozo

D. tinh bột

Câu 6:

Trong điều kiện thường, chất ở trạng thái khí là:

A. etanol

B. anilin

C. glyxin.

D. Metylamin

Câu 7:

Protein tham gia phản ứng màu biure tạo ra sản phẩm có màu?

A. đỏ

B. trắng

C. tím.

D. vàng

Câu 8:

Cacbonhiđrat nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường?

A. Glucozo

B. Saccarozo

C. Fructozo.

D. Mantozo

Câu 9:

Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất điện, sứ, đạm, ancol metylic.... Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan. Công thức phân tử của metan

A. CH4

B. C2H2

C. C6H6.

D. C2H4

Câu 10:

Để rửa chai, lọ đựng anilin ta dùng cách nào sau đây?

A. Rửa bằng dung dịch NaOH sau đó rửa bằng nước

B. Rửa bằng dung dịch HCl sau đó rửa bằng nước

C. Rửa bằng nước sau đó rửa bằng dung dịch NaOH

D. Rửa bằng nước

Câu 11:

Đun nóng 5,18 gam metyl axetat với 100 ml dung dịch NaOH 1M đến phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 6,94

B. 6,28

C. 8,20.

D. 5,74

Câu 12:

Cho 6,48 gam một kim loại phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 8,064 lít H2 (đktc). Kim loại đó là:

A. Al

B. Zn

C. Fe.

D. Mg

Câu 13:

Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2 và 0,56 lít khí N2 (các khí đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối H2NCH2COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. H2NCH2COOC3H7

B. H2NCH2COOC2H5.

C. H2NCH2CH2COOH

D. H2NCH2COOCH3.

Câu 14:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo triglixerit cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho m gam chất béo trên tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là

A. 18,28 gam

B. 17,42 gam

C. 17,72 gam

D. 18,68 gam

Câu 15:

Đốt cháy 8,6 gam hỗn hợp gồm Fe, Zn, Al và Mg trong khi oxi dư, thu được 13,72 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dd HCl 2M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:

A. 320

B. 480

C. 160.

D. 240

Câu 16:

Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng O2 dư, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào dung dịch Ba(OH)2 dư sau phản ứng hoàn toàn thu được 43,4 gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 12,0

B. 13,2.

C. 24,0.

C. 24,0.0

Câu 17:

Cho dãy các chất; FeO, Fe3O4, Al2O3, Cu(OH)2, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa bởi dung dịch HNO3 đặc, nóng là

A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

Câu 18:

Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng 8,04 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3 (nung nóng), thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 13,5 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 5,62

B. 7,48

C. 6,87

D. 5,88

Câu 19:

Cho dãy các kim loại: K, Mg, Cu, Al. Số chất tác dụng với dung dịch HCl là:

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 20:

Kim loại nhôm không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. H2SO4 đặc, nóng

B. HNO3 đặc, nguội

C. HNO3 loãng.

D. H2SO4 loãng

Câu 21:

Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 9,0 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 10,2

B. 15,0

C. 12,3

D. 8,2

Câu 22:

Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 4,725.

B. 2,550

C. 3,425.

D. 3,825

Câu 23:

Nung nóng hỗn hợp FeO, Fe(OH)2, FeCO3Fe3O4 trong không khí đến khối lượng không đổi thu được một chất rắn X. X là

A. Fe3O4

B. FeO

C. Fe(OH)3.

D. Fe2O3

Câu 24:

Đun nóng 100 gam dung dịch glucozo 18% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 32,4

B. 10,8

C. 16,2.

D. 21,6

Câu 25:

Loại tơ nào sau đây đốt cháy chỉ thu được CO2 và H2O?

A. Tơ Lapsan

B. Tơ nilon-6,6

C. Tơ tằm.

D. Tơ olon

Câu 26:

Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng

A. este hóa

B. trùng ngưng

C. xà phòng hóa.

D. tráng gương

Câu 27:

Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được a mol NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a

A. 0,24

B. 0,16

C. 0,05.

D. 0,08

Câu 28:

Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl là:

A. Cu, Fe, Al

B. Al, Pb, Ag.

C. Fe, Mg, Cu.

D. Fe, Al, Mg

Câu 29:

Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng giải phóng khí X (không màu, dễ hóa nâu trong không khí). Khí X là

A. NH3

B. N2O

C. NO2.

D. NO

Câu 30:

Cho phản ứng oxi hóa sau: Fe(OH)2 + HNO3Fe(NO3)3 + N2O + H2O. Hệ số cân bằng của H2O trong phản ứng trên là: (Biết hệ số cân bằng là những số nguyên, tối giản)

A. 13

B. 18

C. 26.

D. 21

Câu 31:

Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và (H2N)2C5H9COOH (lysin) vào 400 ml dung dịch HCl 0,1M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng với vừa hết 800 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong hỗn hợp X

A. 0,15

B.0,1

C. 0,2.

D. 0,25

Câu 32:

Cho dãy chất sau: H2NCH(CH3)COOH, C6H5OH (phenol), CH3COOCH3, C2H5OH, CH3NH3Cl. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch KOH đun nóng là:

A. 4

B. 5

C. 2

D. 3

Câu 33:

Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là:

A. Na2CO3, NaOH, BaCl2

B. H2SO4, NaOH, MgCl2.

C. H2SO4, MgCl2, BaCl2

D. Na2CO3, BaCl2, BaCl2.

Câu 34:

Cho các chất: KHCO3, NaHSO4, A12O3, NO2, CH3COOH, FeCO3, Al(OH)3, NH4NO3. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là

A. 4

B. 6

C. 5

D. 7

Câu 35:

X là dung dịch chứa a mol HCl. Y là dung dịch chứa b mol Na2CO3. Nhỏ từ từ hết X vào Y, sau các phản ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ hết Y vào X, sau phản ứng được V2 lít CO2 (đktc). Biết tỉ lệ V1:V2 = 3:4. Tỉ lệ a:b bằng:

A. 5:6

B. 9:7

C. 8:5

D. 7:5

Câu 36:

Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X và este Y (đều đơn chức và cùng số nguyên tử cacbon). Cho m gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,25 mol NaOH, sinh ra 18,4 gam hỗn hợp hai muối. Mặt khác, cũng cho m gam M trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng kết thúc phản ứng thu được 32,4 gam Ag. Công thức của X và giá trị của m lần lượt là

A. HCOOH và 11,5

B. CH3COOH và 15,0

C. C2H5COOH và 18,5

D. C2H3COOH và 18,0.

Câu 37:

Hỗn hợp X gồm metyl fomat, anđehit acrylic, metyl acrylat và glucozơ. Đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 18 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 7,56 gam. Giá trị của m là:

A. 5,05

B. 4,04

C. 2,02

D. 3,03

Câu 38:

Cho m gam hh X gồm Fe và Cu (Fe chiếm 80% về khối lượng) tác dụng với dung dịch HNO3, kết thúc phản ứng 0,1 m gam chất rắn và thu được 0,15 mol NO sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m gần nhất với

A. 20,4

B. 32,6

C. 24,8.

D. 14,2

Câu 39:

Cho hỗn hợp bột X gồm 0,04 mol Fe và 0,015 mol Cu tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao thu được 3,24 gam hỗn hợp Y. Cho Y tan hết vào dung dịch chứa 0,12 mol HCl và 0,035 mol HNO3 thu được 1,05 gam khí NO và dung dịch X. Thêm dung dịch AgNO3 dư vào Z thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá tiị của m là

A. 17,22

B. 20,73

C. 20,32.

D. 21,54

Câu 40:

Hòa tan hết 13,04 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe và Al (trong đó Al chiếm 27/163 về khối lượng) bằng 216,72 gam dung dịch HNO3 25% (dùng dư), thu được 228,64 gam dung dịch Y và thoát ra một chất khí N2 duy nhất. Để tác dụng tối đa các chất trong dung dịch Y cần 0,85 mol KOH. Nếu cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị rn gần nhất với:

A. 16,9

B. 17,7

C. 14,6.

D. 15,8