Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 - chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục (Đề số 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại? 

A. Vàng. 

B. Bạc

C. Đồng

D. Nhôm.

Câu 2:

Loại đá (hoặc khoáng chất) nào dưới đây không chứa canxi cacbonat? 

A. đá hoa cương 

B. thạch cao 

C. đá vôi 

D. đá phấn

Câu 3:

Tã lót trẻ em sau khi giặt thường vẫn còn sót lại một lượng nhỏ ammoniac, dễ làm cho trẻ bị viêm da, thậm chí mẩn ngứa, tấy đỏ. Để khử sạch amoniac nên dùng chất gì sau đây cho vào nước xả cuối cùng để giặt?

A. Phèn chua 

B. Giấm ăn 

C. Muối ăn 

D. Gừng tươi 

Câu 4:

Chất béo nào dưới đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

A. triolein

B. trilinolein

C. tristearin

D. tripanmitin

Câu 5:

Loại quặng hoặc hỗn hợp nào dưới đây không chứa sắt dưới dạng oxit?

A. hematit 

B. tecmit 

C. xiđerit 

D. manhetit

Câu 6:

Cho các polime: polietilen, tơ nitron, tơ capron, nilon–6,6, tinh bột, protein, cao su isopren và cao su buna–N. Số polime có chứa liên kết –CONH– trong phân tử là 

A.

B.

C.

D. 4

Câu 7:

Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là

A. Mg, Ca, Ba 

B. Li, Na, Mg 

C. Na, K, Ba 

D. Na, K, Ca 

Câu 8:

Các hợp chất của crom có tính lưỡng tính là 

A. CrO và CrO3 

B. CrO và Cr(OH)2 

C. Cr2O3 và Cr(OH)3 

D. CrO3 và K2Cr2O7

Câu 9:

Dung dịch nào dưới đây có pH > 7

A. CH3COOH

B. Ba(OH)2

C. H2S

D. CuSO4

Câu 10:

“Nước đá khô” có đặc điểm là không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo mội trường lạnh và khô, rất thích hợp cho việc bảo quản thực phẩm. Về mặt hóa học, bản chất của “nước đá khô” là

A. CO rắn 

B. CO2 rắn 

C. H2O rắn 

D. NH3 rắn

Câu 11:

Hiđrocacbon X có công thức phân tử C8H10 không làm mất màu dung dịch brom. Khi đun nóng X trong dung dịch thuốc tím tạo thành hợp chất C7H5KO2 (Y). Cho Y tác dụng với dung dịch axit clohiđric tạo thành hợp chất C7H6O2. Tên của X là 

A. 1,3–đimetylbenzen

B. etylbenzen

C. 1,4–đimetylbenzen

D. 1,2–đimetylbenzen

Câu 12:

Phản ứng nào dưới đây chứng tỏ tính axit của phenol rất yếu? 

A. Phenol tác dụng với Na

B. Phenol tan trong dung dịch NaOH

C. Natri phenolat phản ứng với dung dịch CO2 bão hòa

D. Phenol làm mất màu dung dịch Br2

Câu 13:

Hòa tan hoàn toàn 4,34 gam hỗn hợp gồm Fe, Mg, Al trong dung dịch HCl thu được 1,792 lít H2 (đktc). Khối lượng muối muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là

A. 12,02 gam

B. 11,05 gam

C. 10,02 gam

D. 10,2 gam.

Câu 14:

Cho 8,5 gam hỗn hợp X gồm Na và K vào 200 ml dung dịch HCl 1M thu được 3,36 lít H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng chất rắn rắn khan thu được là 

A. 13,7 gam 

B. 15,6 gam 

C. 18,5 gam 

D. 17,3 gam

Câu 15:

Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm MgCO3 và CaCO3 có cùng số mol thu được khí X và chất rắn Y. Hoà tan Y vào H2O dư, lọc bỏ kết tủa được dung dịch Z. Hấp thụ hoàn toàn khí X vào dung dịch Z thu được

A. CaCO3 và Ca(HCO3)2

B. Ca(HCO3)2

C. CaCO3 và Ca(OH)2

D. CaCO3

Câu 16:

Công thức tổng quát của este tạo bởi axit no, đơn chức, mạch hở và ancol thơm đơn chức (1 vòng benzen) có dạng 

A. CnH2n–6 (với n ≥ 6, nguyên)

B. CnH2n–4O2 (với n ≥ 6, nguyên) 

C. CnH2n–8O2 (với n ≥ 7, nguyên)

D. CnH2n–8O2 (với n ≥ 8, nguyên)

Câu 17:

Thuỷ phân hoàn toàn glixerol trifomat trong 200 gam dung dịch NaOH rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28,4 gam chất rắn khan và 9,2 gam ancol. Nồng độ % của dung dịch NaOH đã dùng là 

A. 8% 

B. 10% 

C. 12% 

D. 14%

Câu 18:

Phát biểu nào sau đây không đúng ? 

A. Các amin đều có tính bazơ do nguyên tử nitơ có đôi electron ở lớp ngoài cùng chưa tham gia liên kết

B. Thủy phân đến cùng các protein đều thu được các α–amino axit

C. Trong các dung dịch amino axit đều có cân bằng giữa dạng phân tử với dạng ion lưỡng cực

D. Các amino axit đều tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành polipeptit

Câu 19:

Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp NH4NO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2 thì chất rắn thu được sau phản ứng gồm 

A. CuO, Fe2O3, Ag

B. NH4NO2, Cu, Ag, FeO

C. CuO, Fe2O3, Ag2O. 

D. CuO, FeO, Ag

Câu 20:

Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NaOH, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là 

A.

B.

C.

D. 5

Câu 21:

Cho các phát biểu sau:

a, Ion kim loại có tính oxi hóa càng mạnh thì kim loại đó có tính khử càng yếu.

b, Kim loại tan trong nước thì oxit và hiđroxit của kim loại đó cũng tan trong nước.

c, Ion của các kim loại đứng trước trong dãy điện hóa có thể oxi hóa được kim loại đứng sau trong dãy điện hóa.

d, Trong một chu kỳ các nguyên tử kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn phi kim.

Số phát biểu đúng là

A.

B.

C.

D.

Câu 22:

Cho m gam hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H6O2 tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,7M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 12,88 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X và giá trị của m là 

A. C2H5COOH và 8,88 gam

B. CH3COOCH3 và 6,66 gam.

C. HCOOCH2CH3 và 8,88 gam

D. C2H5COOH và 6,66 gam.

Câu 23:

Cho 100 ml dung dịch NaOH 4M tác dụng với 100 ml dung dịch H3PO4 aM thu được 25,95 gam hai muối. Giá trị của a là 

A. 1,5 

B. 1,75 

C. 1,25 

D. 1

Câu 24:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức A, B (nA = 2,5nB) thu được 8,8 gam CO2 và 1,12 lít N2 (đktc). Công thức phân tử của 2 amin là 

A. CH5N và C2H7

B. C2H7N và C2H7

C. C2H7N và C3H9

D. CH5N và C3H9N

Câu 25:

Cho hỗn hợp gồm a mol Al và b mol Fe vào dung dịch chứa c mol AgNO3 và d mol Cu(NO3)2 thu được dung dịch chứa 2 muối và kết tủa chứa 3 kim loại. Điều kiện thu được kết quả trên là 

A. c < 3a + 2b < c + 2d

B. 3a < c + 2d < 3a + 2b

C. c < 3a + 3b < c + 2d

D. 3a + 2b < c + 2d

Câu 26:

Trong công nghiệp trước đây, cao su buna có thể được tổng hợp từ các nguồn nguyên liệu có chứa tinh bột theo sơ đồ sau:
Nguyên liệu:  H = 35% C6H12O6  H = 80% C2H5OH  H = 60% C4H6  H = 80% Cao su buna. Khối lượng nguyên liệu (chứa 60% tinh bột) cần dùng để sản xuất 1,0 tấn cao su buna là

A. 27,3 tấn

B. 37,2 tấn

C. 22,7 tấn

D. 1,2 tấn.

Câu 27:

Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng, dư. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là

A.

B.

C. 10 

D. 9

Câu 28:

Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z và T

Các chất X, Y, Z và T lần lượt là 

A. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol

B. Phenol, etilen glicol, glucozơ, metylamin

C. Anilin, glucozơ, glixerol, metylamin

D. Phenol, glucozơ, axetanđehit, axit axetic

Câu 29:

Cho các phát biểu sau:

(1) Đồng có thể tan trong dung dịch HCl khi có mặt oxi.

(2) Muối Na2CO3 dễ bị nhiệt phân huỷ.

(3) Hỗn hợp Cu và Fe2O3 có số mol bằng nhau sẽ tan hết được trong dung dịch HCl dư.

(4) Các kim loại Na, K, Ba đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối.

Số phát biểu đúng là

A.

B.

C.

D. 3

Câu 30:

Hỗn hợp X gồm CH4, C3H8, C2H4 và C3H4. Đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X bằng không khí, sau phản ứng thu được một hỗn hợp gồm a mol N2, 0,2 mol O2, 0,4 mol CO2 và 0,5 mol H2O. Biết rằng trong không khí: N2 chiếm 80% và O2 chiếm 20% theo thể tích. Giá trị của a là

A. 2,4 mol 

B. 1,0 mol 

C. 3,4 mol 

D. 4,4 mol

Câu 31:

Cho từ từ dung dịch A chứa NaOH 2M vào dung dịch B chứa x gam Al2(SO4)3 kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Giá trị của x và a lần lượt là

A. 102,6 và 0,4 

B. 102,6 và 0,6 

C. 136,8 và 0,6 

D. 136,8 và 0,4 

Câu 32:

Cho các kết quả so sánh sau:

(1) Tính axit: CH3COOH > HCOOH.

(2) Tính bazơ: C2H5NH2 > CH3NH2.

(3) Tính tan trong nước: CH3NH2 > CH3CH2CH2NH2.

(4) Số đồng phân: C3H8O > C3H9N.

(5) Nhiệt độ sôi: CH3COOH > CH3CHO.

Trong số các so sánh trên, số so sánh đúng là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 33:

Cho 5,1 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe vào 250 ml dung dịch CuSO4 (x) M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc, thu được 6,9 gam chất rắn B và dung dịch D chứa 2 muối. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch D. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 4,5 gam chất rắn E. Giá trị của (x) là 

A. 0,1 

B. 0,2 

C. 0,4 

D. 0,3

Câu 34:

Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số liên kết π nhỏ hơn 3), thu được thể tích CO2 bằng 6/7 lần thể tích khí O2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,7M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 12,88 gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với 

A. 7,0 

B. 8,0 

C. 9,0 

D. 10,0 

Câu 35:

Cho 8,42 gam hỗn hợp A gồm Na2CO3, NaOH, CaCO3 và Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít CO2 (đktc) và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 4,68 gam muối của natri và m gam muối của canxi. Giá trị của m là 

A. 2,22 gam 

B. 4,44 gam 

C. 6,66 gam 

D. 8,88 gam

Câu 36:

Cho m gam hỗn hợp 2 amino axit (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl) tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch X. Để phản ứng hết với các chất trong X cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 8,4% được dung dịch Y. Cô cạn Y được 34,37 gam chất rắn khan. Giá trị của m là 

A. 15,1 gam

B. 16,1 gam

C. 17,1 gam

D. 18,1 gam

Câu 37:

Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M và H2SO4 0,5M thoát ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam muối khan. Giá trị của m và V lần lượt là

A. 10,16 và 0,448

B. 11,28 và 0,896

C. 11,28 và 0,448

D. 10,16 và 0,896.

Câu 38:

Hỗn hợp E chứa các peptit X, Y, Z, T đều được tạo thành từ các α - amino axit no, mạch hở chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH trong phân tử. Đun nóng 0,1 mol E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F gồm các muối. Đốt cháy hoàn toàn F thu được 19,61 gam Na2CO3 và hỗn hợp gồm N2, CO2, và 19,44 gam H2O. Nếu đun nóng 33,18 gam E với dung dịch HCl dư thu được m gam muối. Giá trị gần nhất của m là 

A. 53 

B. 54 

C. 55 

D. 56

Câu 39:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe trong oxi một thời gian thu được (m + 4,16) gam hỗn hợp B chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn B trong dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch D chứa (4m – 6,5) gam muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch D thu được (11m – 12,58) gam kết tủa. Mặt khác, nếu hòa tan hết 4,5m gam hỗn hợp A vào dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được dung dịch E chứa a gam muối và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí F gồm N2 và N2O có tỷ khối hơi so với H2 là 18. Giá trị của a gần nhất với 

A. 43

B. 194. 

C. 212

D. 53.

Câu 40:

X là axit no, đơn chức; Y là axit không no, có một liên kết đôi C C, có đồng phân hình học; Z là este hai chức tạo thành từ X, Y và một ancol no (tất cả các chất đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 9,52 gam E chứa X, Y, Z thu được 5,76 gam H2O. Mặt khác, 9,52 gam E có thể phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,12 mol NaOH, sản phẩm sau phản ứng có chứa 12,52 hỗn hợp các chất hữu cơ. Cho các phát biểu sau:

(a) Phần trăm khối lượng của X trong E là 12,61%.

(b) Số mol của Y trong E là 0,06 mol.

(c) Khối lượng của Z trong E là 4,36 gam.

(d) Tổng số nguyên tử (C, H, O) trong Z là 24.

Số phát biểu đúng là

A.

B.

C.

D. 1