Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 - chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục (Đề số 7)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Loại phân đạm nào dưới đây không phù hợp để bón cho đất chua (đất nhiễm phèn)?

A. NH4Cl

B. NaNO3

C. (NH2)2CO

D. Ca(NO3)2.

Câu 2:

Trường hợp nào dưới đây không xảy ra phản ứng?

A. Cho FeCl3 vào dung dịch AgNO3

B. Cho kim loại Al vào dung dịch HNO3 loãng, nguội

C. Nung nóng MgO với khí CO

D. Cho kim loại Zn vào dung dịch NaOH

Câu 3:

Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra

A. Sự oxi hóa ở cực dương

B. sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm

C. Sự khử ở cực âm

D. Sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương

Câu 4:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường

B. Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện

C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần

D. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện

Câu 5:

Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất là

A. Au

B. Ag

C. Al

D. Cu

Câu 6:

Chất nào dưới đây thuộc loại chất điện li?

A. Glucozơ

B. Ancol etylic

C. Metyl amin

D. axeton.

Câu 7:

Hợp chất nào dưới đây của crom có tính lưỡng tính?

A. CrO và CrO3

B. Cr2O3 và CrO3

C. Cr2O3 và Cr(OH)3

D. Cr2O3 và Cr(OH)3

Câu 8:

Thủy phân hoàn toàn cacbohiđrat nào dưới đây thu được fructozơ?

A. Amilozơ

B. Xenlulozơ

C. Mantozơ

D. Saccarozơ.

Câu 9:

Chất hữu cơ nào dưới đây không chứa nhóm -OH ancol trong phân tử?

A. glixerol

B. Glucozơ

C. triolein

D. Xenlulozơ

Câu 10:

Cho X là một oxit của sắt có đặc điểm là khi tan vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì tạo ra dung dịch Y. Biết dung dịch Y vừa có khả năng hòa tan Cu, vừa có khả năng làm mất màu dung dịch Br2 và dung dịch KMnO4. X là

A. FeO

B. Fe3O4

C. Fe2O3

D. Fe2O3 hoặc Fe3O4

Câu 11:

Đề hiđrat hóa 2-metylbutan-2-ol thu được sản phẩm chính là

A. 3-metyl but-1-en

B. Pent-1-en

C. 2-metyl but-1-en

D. 2-metyl but-2-en

Câu 12:

Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp NH4NO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2 thì chất rắn thu được sau phản ứng gồm

A. CuO, Fe2O3, Ag

B. NH4NO2, Cu, Ag, FeO

C. CuO, Fe2O3, Ag2O

D. CuO, FeO, Ag

Câu 13:

Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2(2) CuSO4 + Ba(NO3)2 (3) Na2SO4 + BaCl2(4) H2SO4 + BaSO3(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2

Các phản ứng đều có cùng 1 phương trình ion rút gọn là

A. (1), (2), (3), (6)

B. (1), (3), (5), (6)

C. (2), (3), (4), (6)

D. (3), (4), (5), (6)

Câu 14:

Mệnh đề nào dưới đây là đúng?

A. Phương pháp chung để điều chế ancol no, đơn chức bậc 1 là cho anken cộng nước

B. Đun nóng ancol metylic với H2SO4 đặc ở 1700C thu được ete

C. Ancol đa chức hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh

D. Khi oxi hóa ancol no, đơn chức thì thu được anđehit

Câu 15:

Khẳng định không đúng về chất béo là

A. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo

B. Đun chất béo với dung dịch NaOH thì thu được sản phẩm có khả năng hòa tan Cu(OH)2

C. Chất béo và dầu mỡ bôi trơn máy có cùng thành phần nguyên tố

D. Chất béo nhẹ hơn nước.

Câu 16:

Phát biểu nào dưới đây về amino axit là không đúng?

A. Hợp chất H2NCOOH là amino axit đơn giản nhất

B. Thông thường dạng ion lưỡng cực là dạng tồn tại chính của amino axit

C. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl

D. Amino axit ở điều kiện thường là những chất rắn có nhiệt độ nóng chảy cao và tan tốt trong nước

Câu 17:

Dãy các chất đều làm mất màu dung dịch thuốc tím (trong điều kiện thường hoặc đun nóng) là

A. Axeton, etilen, anđehit axetic, cumen

B. Etilen, axetilen, anđehit fomic, toluen

C. Benzen, but-1-en, axit fomic, p-xilen

D. Xiclobutan, but-1-in, m-xilen, axit axetic

Câu 18:

Cho các phản ứng hóa học sau: 
(1) (NH4)SO4 + BaCl2(2)  CuSO4 + Ba(NO3)2 (3) Na2SO4 + BaCl2(4) H2SO4 + BaSO3(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 (7) FeSO4 + Ba (OH)2 (8) Na2SO4 + Ba(OH)2
Số phương trình có cùng 1 phương trình ion rút gọn: SO42- + Ba2+  BaSO4 kết tủa là:

A. 4

B. 6

C. 7

D. 5

Câu 19:

Cho các phát biểu sau:

(1) Fe và Pb đều là kim loại đứng trước H nên đều tan trong dung dịch HCl và H2SO4 loãng, nguội.

(2) Các kim loại: Na, K, Cs, Li, Al, Mg đều là những kim loại nhẹ.

(3) Cho dung dịch FeCl3 tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư chỉ thu được một kết tủa.

(4) Các kim loại: Mg, Fe, K, Al đều khử được ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu.

(5) Trong công nghiệp, NaOH được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn.

(6) Phèn chua và criolit đều là các muối kép.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 2

C. 1

D. 3

Câu 20:

A là một axit hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật, có nhiều trong các loại rau quả, đặc biệt là chanh, cam, bưởi. Trong công nghiệp thực phẩm, nó được sử dụng như một chất tạo hương, bổ sung vị chua cho thực phẩm và các loại đồ uống, đồng thời còn có tác dụng bảo quản. Về mặt sinh học, A là một tác nhân quan trọng trong chu trình Krebs và có mặt trong trao đổi chất của gần như mọi sinh vật. Biết A chỉ chứa các nguyên tố C, H, O và mạch hở, lấy cùng số mol của A cho phản ứng hết với Na2CO3 hay với Na thì thu được số mol CO2 bằng 3/4 số mol H2. Chất A là

A. axit xitric

B. axit malic

C. axit lauric

D. axit tactaric

Câu 21:

Cho 2,16 gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, vừa đủ thì thu được dung dịch A và không thấy có khí thoát ra. Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch A đến khi lượng kết tủa nhỏ nhất thì số mol NaOH đã dùng là

A. 0,16 mol

B. 0,19 mol

C. 0,32 mol

D. 0,35 mol

Câu 22:

Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là

A. 150 ml

B. 75 ml

C. 60 ml

D. 30 ml

Câu 23:

Ma túy dù ở dạng nào khi đưa vào cơ thể con người đều có thể làm thay đổi chức năng sinh lý. Ma túy có tác dụng ức chế kích thích mạnh mẽ gây ảo giác làm cho người dùng không làm chủ được bản thân. Nghiện ma túy sẽ dẫn tới rối loạn tâm - sinh lý, rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng thần kinh, rối loạn tuần hoàn - hô hấp. Tiêm chích ma túy có thể gây trụy tim mạch, dễ dẫn đến tử vong (sốc thuốc). Vì những lý do trên, thế hệ trẻ cần phải “nói không với ma túy”.

Dãy các chất nào dưới đây đều là ma túy?

A. penixilin, ampixilin, erythromixin

B. thuốc phiện, cần sa, heroin, cocain

C. thuốc phiện, penixilin, moocphin

D. seduxen, cần sa, ampixilin, cocain

Câu 24:

Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kĩ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 550

B. 810

C. 750

D. 650

Câu 25:

Dùng 56 m3 khí NH3 (đktc) để điều chế HNO3. Biết rằng chỉ có 92% NH3 chuyển hóa thành HNO3. Khối lượng dung dịch HNO3 40% thu được là

A. 427,99 kg

B. 362,25 kg

C. 144,88 kg

D. 393,75 kg

Câu 26:

Trùng ngưng 7,5 gam axit amino axetic với hiệu suất 80%, ngoài amino axit dư còn thu được m gam polime và 1,44 gam nước. Giá trị của m là

A. 5,56

B. 5,25

C. 4,25

D. 4,56

Câu 27:

Hỗn hợp X gồm 0,3 mol C2H2 và 0,4 mol H2. Nung nóng X với bột Ni một thời gian được hỗn hợp Y. Dẫn Y vào bình đựng Br2 dư, hỗn hợp khí bay ra khỏi bình là hỗn hợp Z. Đốt Z thì thu được 8,8 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Khối lượng bình Br2 tăng lên là

A. 5,4 gam

B. 7,8 gam

C. 3,2 gam

D. 11,8 gam

Câu 28:

Cho m gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau phản ứng thu được 3,88 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 2,925 gam bột Zn vào dung dịch Y sau phản ứng thu được 5,265 gam chất rắn Z và dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất. Giá trị của m là

A. 3,17

B. 2,56

C. 3,2

D. 1,92

Câu 29:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Ca3(PO4)2 + SiO2 + C (1200°C)  X + Ca (t°)Y + HCl Z + O2dưT

X, Y, X, T lần lượt là

A. CaC2, C2H3, C2H4, CO2

B. PH3, Ca3P2, CaCl2, Cl2

C. CaSiO3, CaC2, C2H2, CO2

D. P, Ca3P2, PH3, P2O5

Câu 30:

Hòa tan hỗn hợp bột gồm m gam Cu và 5m gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, rất dư), sau khi các phản ứng kết thúc chỉ thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 49 ml dung dịch KMnO4 1M. Giá trị của m là

A. 2,32

B. 7,20

C. 5,80

 D. 4,64.

Câu 31:

Cho m gam kali vào 300 ml dung dịch ZnSO4 0,5M thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 5,3 gam. Giá trị của m là

A. 19,50.

B. 17,55

C. 16,38

D. 15,60.

Câu 32:

Cho X là hỗn hợp gồm propan, xiclopropan, butan và xiclobutan. Đốt m gam X thu được 63,8 gam CO2 và 28,8  gam H2O. Thêm H2 vừa đủ vào m gam X rồi đun nóng với Ni thu được hỗn hợp Y có tỷ khối so với H2 là 26,375. Tỷ khối của X so với H2

A. 23,95

B. 25,75

C. 24,52

D. 22,89

Câu 33:

Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C5H10O. Chất X không phản ứng với Na, thoả mãn sơ đồ chuyển hoá sau:
X +H2 ( Ni/t°)Y+ CH3COOH/ H+ Este có mùi chuối chín.
Tên của X là

A. 3-metylbutanal

B. 2,2-đimetylpropanal

 C. 2-metylbutanal

D. pentanal

Câu 34:

Hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất X, Y, Z ở dạng dung dịch được ghi lại như sau

Chất X, Y, Z lần lượt là

A. Lysin, alanin, phenylamoni clorua

B. Lysin, anilin, phenylamoni clorua

C. Metylamin, alanin, etylamoniclorua

D. Metylamin, anilin, etylamoniclorua

Câu 35:

Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa Ca(OH)2 và NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]). Khối lượng kết tủa thu sau phản ứng được biểu diễn trên đồ thị như hình vẽ

Giá trị của m và x lần lượt là

A. 72,3 gam và 1,01 mol

B. 66,3 gam và 1,13 mol

C. 54,6 gam và 1,09 mol

D. 78,0 gam và 1,09 mol

Câu 36:

Cho 19,92 gam hỗn hợp X gồm Mg, Cu và Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 9,856 lít H2 (đktc) và còn lại m gam chất rắn không tan. Mặt khác, 19,92 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 97,95 gam muối khan. Biết rằng nếu cho m gam chất rắn không tan ở trên tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 0,32V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp X gần nhất với

A. 9%

B. 10%

C. 11%

D. 12%

Câu 37:

Một hỗn hợp X gồm một axit no đơn chức và một axit hữu cơ không no, đơn chức chứa một liên kết đôi C=C. Cho 16,8 gam hỗn hợp X tác dụng với NaOH vừa đủ thu được 22,3 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, đem đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam hỗn hợp X thu được 14,56 lít CO2 (đktc). Số mol của mỗi axit trong 16,8 gam hỗn hợp X là

A. 0,125 mol và 0,125 mol

B. 0,1 mol và 0,15 mol

C. 0,075 mol và 0,175 mol

D. 0,2 mol và 0,05 mol

Câu 38:

Chất hữu cơ Z có công thức phân tử C17H16O4, không làm mất màu dung dịch brom. Z tác dụng với NaOH theo phương trình sau: Z + 2NaOH -> 2X + Y. Trong đó Y hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch có màu xanh lam đặc trưng. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Không thể tạo ra Y từ hiđrocacbon tương ứng chỉ bằng một phản ứng

B. Cho 15,2 gam Y tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc)

C. Z có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện của bài toán

D. Tỷ lệ khối lượng của C trong X là 7 : 12

Câu 39:

Cho X là một hợp chất hữu cơ đơn chức (chỉ chứa các nguyên tố C, H, O) tác dụng hoàn toàn với 1 lít dung dịch KOH 1,2M rồi cô cạn thì thu được 105 gam chất rắn khan Y m gam ancol Z. Oxi hóa hoàn toàn m gam ancol Z bằng oxi có xúc tác thì thu được hỗn hợp T. Chia T thành 3 phần bằng nhau:

- Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 21,6 gam Ag.

- Phần 2 tác dụng với NaHCO3 dư thu được 2,24 lít khí (ở đktc).

- Phần 3 tác dụng với Na (vừa đủ) thu được 4,48 lít khí (ở đktc) và 25,8 gam chất rắn khan.

Tên gọi của X là

A. etyl fomat

B. metyl axetat 

C. n-propyl axetat

D. etyl axetat

Câu 40:

Đun nóng 0,045 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X và Y cần vừa đủ 120 ml dung dịch KOH 1M thu được hỗn hợp Z chứa 3 muối của Gly, Ala và Val (trong đó muối của Gly chiếm 33,832% về khối lượng). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 13,68 gam A cần dùng 14,364 lít O2 (đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 31,68 gam. Biết X hơn Y một liên kết peptit, thành phần phần trăm về khối lượng của muối Ala trong Z gần giá trị nào dưới đây nhất?

A. 45%

B. 54%

C. 50%

D. 60%