Tổng hợp đề thi thử THPTQG 2019 Hóa học cực hay có lời giải (P12)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là :
A. Giấy quỳ mất màu
B. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh
C. Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ
D. Giấy quỳ không chuyển màu
Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol ?
A. Metyl axetat
B. Tristearin
C. Metyl fomat
D. Benzyl axetat
Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z và T. Kết quả được ghi ở bảng sau
X, Y, Z, T lần lượt là :
A. Glucozơ, lysin, etyl fomat, anilin
B. Etyl fomat, lysin, glucozơ, phenol
C. Etyl fomat, Iysin, glucozơ, axit acrylic
D. Lysin, etyl fomat, glucozơ, anilin
Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3
B. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.
C. Phân lân cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion nitrat () và ion amoni ().
D. Phân urê có công thức là (NH4)2CO3
Tổng số đồng phân cấu tạo của hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là :
A. 4
B. 9
C. 8
D. 5
Hỗn hợp khí E gồm một amin bậc III no, đơn chức, mạch hở và hai ankin X, Y (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp E cần dùng 11,2 lít O2 (đktc), thu được hỗn hợp F gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng dung dịch KOH đặc, dư đến phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng bình bazơ nặng thêm 20,8 gam. Số cặp công thức cấu tạo ankin X, Y thỏa mãn là :
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Este Z đơn chức, mạch hở được tạo ra thành từ axit X và ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn 2,15 gam Z, thu được 0,1 mol CO2 và 0,075 mol H2O. Mặt khác, cho 2,15 gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 2,75 gam muối. Công thức của X và Y lần lượt là:
A. C2H3COOH và CH3OH
B. CH3COOH và C3H5OH
C. HCOOH và C3H7OH
D. HCOOH và C3H5O
Thực hiện các thí nghiệm sau :
(1) Cho hỗn hợp gồm 2a mol Na và a mol Al vào lượng nước dư.
(2) Cho a mol bột Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3
(3) Cho dung dịch chứa a mol KHSO3 vào dung dịch chứa a mol KHCO3
(4) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol CuSO4
(5) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3
(6) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol CuSO4
(7) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2:1) vào dung dịch HCl dư.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là :
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, NaOH và Na2CO3 trong dung dịch axit H2SO4 40% (vừa đủ) thu được 8,96 lít hỗn hợp khí (ở đktc) có tỷ khối đối với H2 bằng 16,75 và dung dịch Y có nồng độ 51,449%. Cô cạn Y thu được 170,4 gam muối. Giá trị của m là
A. 50,4
B. 50,8
C. 50,2
D. 50,6
Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 16,8
B. 20,8
C. 18
D. 22,6
Cho 6,72 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 phản ứng hết với 500 ml dung dịch HNO3 a (M) loãng dư thu được 0,448 lít khí NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa 8,4 gam Fe (NO là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của a là
A. 1,50
B. 0,88
C. 1,14
D. 0,58
Etanol là chất có tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng cao sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể dẫn đến tử vong. Tên gọi khác của etanol là
A. ancol etylic
B. axit fomic
C. etanal
D. phenol
Chất X (có M = 60 và chứa C, H, O). Chất X phản ứng được với Na, NaOH và NaHCO3. Tên gọi của X là
A. ancol propylic
B. metyl fomat
C. axit fomic
D. axit axetic
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe3O4, MgO và Mg trong dung dịch chứa 9,22 mol HCl loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 463,15 gam muối clorua và 29,12 lít (đktc) khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm NaOH dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy xuất hiện kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 204,4 gam chất rắn M. Biết trong X, oxi chiếm 29,68% theo khối lượng. Phần trăm khối lượng MgO trong X gần nhất với giá trị nào dưới đây ?
A. 13,33%
B. 33,33%
C. 20,00%
D. 6,80%
X là axit no, đơn chức, Y là axit không no, có một liên kết đôi C=C, có đồng phân hình học và Z là este hai chức tạo X, Y và một ancol no (tất cả các chất đều thuần chức, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 9,52 gam E chứa X, Y và Z thu được 5,76 gam H2O. Mặt khác, 9,52 gam E có thể phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,12 mol NaOH sản phẩm sau phản ứng có chứa 12,52 hỗn hợp các chất hữu cơ. Cho các phát biểu liên quan tới bài toán gồm :
(1) Phần trăm khối lượng của X trong E là 72,76% (2) Số mol của Y trong E là 0,08 mol
(3) Khối lượng của Z trong E là 1,72 gam (4) Tổng số nguyên tử (C, H, O) trong Y là 12
(5) X không tham gia phản ứng tráng bạc
Số phát biểu đúng là ?
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M; K2CO3 0,2M vào 100 ml dung dịch HCl 0,2M; NaHSO4 0,6M và khuấy đều thu được V lít CO2 thoát ra (đktc) và dung dịch X. Thêm vào dung dịch X 100 ml dung dịch KOH 0,6M; BaCl2 1,5M thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V và m là :
A. 1,0752 và 22,254
B. 1,0752 và 23,436
C. 0,448 và 25,8
D. 0,448 và 11,82
Thể tích Na thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 16 gam NH4NO3 là
A. 1,12 lít
B. 11,2 lít
C. 0,56 lít
D. 5,6 lít
Cho dung dịch X chứa 0,05 mol Al3+ 0,1 mol Mg2+; 0,1 mol ; x : mol Cl– ; y mol Cu2+.
– Nếu cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 43,05 gam kết tủa.
– Nếu cho 450 ml dung dịch NaOH 1,0 M vào dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là (Biết các phản ứng dều xảy ra hoàn toàn).
A. 12,65 gam
B. 10,25 gam
C. 12,15 gam
D. 8,25 gam
PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây ?
A. Acrilonitrin
B. Propilen
C. Vinyl axetat
D. Vinyl clorua
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là
A. 3,15
B. 6,20
C. 3,60
D. 5,25
Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc ba ?
A. (CH3)3N
B. CH3-NH-CH3
C. C2H5-NH2
D. CH3-NH2
Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90%, thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucozơ. Giá trị của m là
A. 18,5
B. 20,5
C. 17,1
D. 22,8
Trước nhũng năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là axetilen. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ khai thác và chế biến dầu mỏ, etilen trở thành nguyên liệu rẻ tiền, tiện lợi hơn nhiều so với axetilen. Công thức phân tử của etilen là
A. C2H2
B. C2H4
C. CH4
D. C2H6
Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ hai α-amino axit có công thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 4,34 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 6,53
B. 8,25
C. 7,25
D. 7,52
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất đang ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính ?
A. SO2
B. N2
C. CO2
D. O2
Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X (CH8N2O3) và đipeptit Y (C4H8N2O3), Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định nào sau đây sai ?
A. Chất X là (NH4)2CO3
B. Chất Z là NH3 và chất T là CO2
C. Chất Q là H2NCH2COOH
D. Chất Y là H2NCH2CONHCH2COOH
Nung nóng hỗn hợp chứa các chất có cùng số mol gồm Al(NO3)3, NaHCO3, Fe(NO3)3, CaCO3 đến khi khối lượng không đổi, thu được chất rắn X. Hòa tan X vào nước dư, thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Thổi luồng khí CO (dùng dư) qua chất rắn Z, nung nóng thu được chất rắn T. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nhận định nào sau đây là đúng ?
A. Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch Y, thấy khí không màu thoát ra.
B. Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch Y, thấy xuất hiện ngay kết tủa.
C. Chất rắn T chứa một đơn chất và một hợp chất.
D. Chất rắn T chứa một đơn chất và hai hợp chất.
Hấp thụ hoàn toàn 0,56 lít CO2 (đktc) vào 50 ml dung dịch gồm K2CO3 1,0M và KOH xM, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 9,85 gam kết tủa. Giá trị của x là :
A. 1,0
B. 0,5
C. 1,2
D. 1,5
Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp hai este đơn chức, mạch hở E, F (ME < MF) trong 700 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch X và hỗn hợp Y gồm 2 ancol CH3OH và C2H5OH. Thực hiện tách nước Y trong H2SO4 đặc ở 140°C thu được hỗn hợp Z. Trong Z tổng khối lượng của các ete là 8,04 gam (hiệu suất ete hóa của các ancol đều là 60%). Cô cạn dung dịch X được 53,0 gam chất rắn. Nung chất rắn này với CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 6,72 lít hỗn hợp khí T (đktc). Tổng số nguyên tử có trong phân tử của F là ?
A. 11
B. 13
C. 14
D. 12
Cho 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 1M, thu được m gam kết tủa, Giá trị của m là :
A. 39,4
B. 7,88
C. 3,94
D. 19,70
Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 9,36 gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 4,8
B. 4,64
C. 5,28
D. 4,32
Cho 2,81 gam hỗn họp A gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M thì khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo ra là
A. 5,21 gam
B. 4,81 gam
C. 4,8 gam
D. 3,81gam
Cho các phát biểu sau :
(a) Đipeptit Gly-Ala có phản ứng màu biure.
(b) Dung dịch axit glutamic đổi màu quỳ tím thành xanh.
(c) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất.
(d) Metylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.
(e) Saccarozơ có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
(g) Metyl metacrylat làm mất màu dung dịch brom.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 6
C. 5
D. 3
Hai chất nào sau đây đều là lưỡng tính ?
A. Ca(OH)2 và Cr(OH)3
B. Zn(OH)2 và Al(OH)3
C. Ba(OH)2 và Fe(OH)3
D. NaOH và Al(OH)3
Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp CuO, Al2O3, CaO, MgO có số mol bằng nhau (nung nóng ở nhiệt độ cao) thu được chất rắn A. Hòa tan A vào nước dư còn lại chất rắn X, X gồm
A. Cu, Mg
B. Cu, Mg, Al2O3
C. Cu, Al2O3, MgO
D. Cu, MgO
Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm peptit X và peptit Y (đều mạch hở) bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 151,2 gam hỗn hợp A gồm các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y ở trên cần 107,52 lít khí O2 (đktc) và thu được 64,8 gam H2O. Tổng số mol của 3 muối trong hỗn hợp A gần nhất ?
A. 1,5
B. 1,2
C. 0,5
D. 2,1
Cho các cặp chất sau :
(1). Khí Br2 và khí O2. (2). Khí H2S và dung dịch FeCl3
(3). Khí H2S và dung dịch Pb(NO3)2. (4). CuS và dung dịch HCl.
(5). Si và dung dịch NaOH loãng (6). Dung dịch KMnO4 và khí SO2.
(7). Hg và S. (8). Khí Cl2 và đung dịch NaOH
Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường là
A. 6
B. 8
C. 5
D. 7
Chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là :
A. metyl propionat
B. metyl axetal
C. propyl axetat
D. etyl axetat
Cho hỗn hợp gồm 1,68 gam Fe và 2,88 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,75M và NaNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V (ml) dung dịch NaOH 1,0M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là
A. 540
B. 240
C. 420
D. 360
Cho 10,41 gam hỗn hợp gồm Cu, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và 2,912 lít khí NO (đklc) là sản phẩm khử duy nhất. Khối lượng muối trong Y là :
A. 11,52
B. 10,67
C. 34,59
D. 37,59