Tổng hợp đề thi thử THPTQG Địa lí 2019 cực hay có đáp án (P5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hướng tây bắc - đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt 

A. Ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ. 

B. Từ dãy Bạch Mã đến khối núi cực Nam Trung Bộ. 

C. Từ tả ngạn sông Hồng tới dãy núi Đông Triều. 

D. Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. 

Câu 2:

Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nht ở vùng biển nước ta là

A. Cát trắng. 

B. Vàng. 

C. Titan. 

D. Dầu khí. 

Câu 3:

Biểu hiện của hiện tượng xâm thực mạnh ở miền đồi núi nước ta không phải là 

A. Hình thành địa hình cacxtơ. 

B. Bề mặt địa hình bị cắt xẻ. 

C. Hiện tượng đất trượt, đá lở. 

D. Sự mở mang các đồng bằng. 

Câu 4:

Thiên nhiên Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ nước ta có đặc điểm là 

A. Các cồn cát, đầm phá khá phổ biến. 

B. Thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ. 

C. Hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ. 

D. Mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông. 

Câu 5:

Hai vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là tình trạng 

A. Suy giảm đa dạng sinh học và suy giảm tài nguyên nước. 

B. Suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học. 

C. Mất cân bằng sinh thái môi trường và ô nhiễm môi trường. 

D. Suy giảm tài nguyên đất và suy giảm tài nguyên rừng. 

Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây ở nước ta là đô thị loại 1? 

A. Đà Nẵng, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh. 

B. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Nguyên. 

C. Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang. 

D. Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng. 

Câu 7:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, phần lớn diện tích đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm của nước ta tập trung ở hai vùng là

A. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. 

B. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. 

C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. 

D. Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ. 

Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, bốn tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng (năm 2007) lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng là 

A. Hải Phòng, Thái Bình, Hà Tây, Nam Định. 

B. Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương. 

C. Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng. 

D. Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định. 

Câu 9:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, nhà máy thủy điện nào sau đây đưc xây dựng trên sông Gâm? 

A. Thác Bà. 

B. Nậm Mu. 

C. Tuyên Quang. 

D. Sơn La. 

Câu 10:

Bề mặt Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa là ngày, còn nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do 

A. Trái Đất có dạng hình khối cầu. 

B. Trái Đất tự quay quanh trục. 

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. 

D. trục Trái Đt nghiêng với m ặt phẳng quỹ đạo.

Câu 11:

Phong hóa hóa học là quá trình 

A. Phong hóa hóa học là quá trình biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật. 

B. Phá hủy đá và khoáng vật, nhưng chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật. 

C. Chủ yếu làm cho đá và khoáng vật bị nứt vỡ, đồng thời làm biến đổi thành phần và tính cht hóa học của chúng. 

D. Phá hủy đá và khoáng vật, đồng thời di chuyển chúng đến nơi khác. 

Câu 12:

Sông ngòi ở miền khí hậu nào sau đây có đặc điểm “nhiều nước quanh năm”? 

A. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. 

B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

C. Khí hậu ôn đới lục địa. 

D. Khí hậu xích đạo.

Câu 13:

Kiểu khí hậu ôn đới lục địa (nửa khô hạn) có kiểu thảm thực vật chính là 

A. Xa van. 

B. Thảo nguyên

C. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. 

D. Rừng lá kim. 

Câu 14:

Tháp dân số (hay tháp tuổi) là loại biểu đồ thể hiện 

A. Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học. 

B. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.

C. Tỉ suất sinh  và tỉ suất tử hằng năm.

D. Tỉ lệ các nhóm tuổi và giới tính.

Câu 15:

Đặc điểm quan trọng nhất của ngành chăn nuôi là 

A. Hình thức chăn nuôi có nhiều thay đổi nhờ những tiến hộ khoa học - kĩ thuật. 

B. Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi được phát triển theo hướng chuyên môn hóa (thịt, sữa, len, trứng,...). 

C. Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn. 

D. Tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm. 

Câu 16:

Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm của trung tâm công nghiệp? 

A. Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ. 

B. Có các xí nghiệp nòng cốt (hay hạt nhân) 

C. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. 

D. Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi. 

Câu 17:

Môi trường nhân tạo bao gồm

A. Các quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp. 

B. Các đối tượng lao động do con người sản xuất ra và chịu sự chi phối của con người. 

C. Các quan hệ trong sản xuất, phân phối, giao tiếp và các sản phẩm do con người tạo ra. 

D. Các thành phần tự nhiên, quan hệ xã hội và các đối tượng lao động do con người tạo ra. 

Câu 18:

Cho bảng số liệu:      

GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: triệu USD)

Năm

2005

2010

2015

Xuất khẩu

32447,1

72236,7

162016,7

Nhập khẩu

36761,1

84838,6

165775,9

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXD Thông kê, Hà Nội, 2017)

Nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2005 -2015?

A. Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu. 

B. Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu

C. Giá trị nhập khẩu tăng nhiều hơn giá trị xut khẩu. 

D. Giá trị xuất khẩu tăng, giá trị nhập khẩu giảm. 

Câu 19:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, tỉnh, thành ph nào sau đây của vùng Đông Nam Bộ có giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu (năm 2007)? 

A. TP. Hồ Chí Minh. 

B. Bình Dương

C. Đồng Nai. 

D. Bà Rịa - Vũng Tàu. 

Câu 20:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có mỏ mangan là 

A. Bắc Kạn. 

B. Cao Bằng. 

C. Thái Nguyên. 

D. Bắc Giang. 

Câu 21:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? 

A. Chân Mây - Lăng Cô. 

B. Chu Lai. 

C. Nhơn Hội. 

D. Vân Phong. 

Câu 22:

Cho biểu đồ:

(Nguồn: Niên giám thng kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Sn lượng rượu, bia, nước khoáng của nước ta. 

B. Cơ cấu sản lượng rượu, bia, nước khoáng của nước ta. 

C. Sự thay đổi cơ cấu sản lượng rượu, bia, nước khoáng của nước ta. 

D. Tốc độ tăng trưởng sn lượng rượu, bia, nước khoáng của nước ta. 

Câu 23:

Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở nông thôn nước ta là biện pháp nhằm 

A. Phát triển nền nông nghiệp cổ truyền. 

B. Giảm tỉ suất sinh ở vùng nông thôn. 

C. Phát triển hệ thông giao thông nông thôn. 

D. Gim tỉ lệ thiếu việc làm. 

Câu 24:

Cơ cấu ngành công nghiệp ở nưc ta hiện đang có sự chuyển dịch theo hướng 

A. Giảm t trọng công nghiệp chế biến; tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác. 

B. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến; giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác. 

C. Tăng tỉ trọng công nghiệp sn xuất, phân phối điện, khí đốt, nước; giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.

D. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác; giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phi điện, khí đốt, nưc. 

Câu 25:

Năng suất lúa cả năm của nước ta tăng mạnh, chủ yếu là do 

A. Mở rộng diện tích canh tác. 

B. Sử dụng nhiều phân bón hữu cơ. 

C. Đẩy mạnh việc xen canh, tăng vụ. 

D. Áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh. 

Câu 26:

Khó khăn về cơ s vật chất - kĩ thuật đối với sự phát triển ngành thủy sản nước ta là 

A. Nguồn lợi thủy sản ven bờ bị suy giảm nhanh. 

B. Ở một s vùng ven biển, môi trường bị suy thoái. 

C. Hệ thng các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu. 

D. Hằng năm, có tới 9-10 cơn bão xuất hiện Biển Đông. 

Câu 27:

Than nâu nước ta phân bố chủ yếu ở 

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

B. Đồng bằng sông Hồng. 

C. Duyên hải Nam Trung Bộ. 

D. Đồng bằng sông Cửu Long. 

Câu 28:

Cho bảng số liệu:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC VÀ TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN QUA CÁC NẢM

Quốc gia

Tổng sản phẩm trong nước (triệu USD)

Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (USD)

2010

2015

2010

2015

Trung Quốc

6100620

11007721

4561

8028

Nhật Bản

5700096

4383076

44508

34524

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)

Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm trong nước và tổng sản phẩm trong nước bình quân đu người của Trung Quốc và Nhật Bản năm 2010 và năm 2015?

A. Tổng sản phẩm trong nước của Nhật Bản tăng nhanh hơn tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người. 

B. Tổng sản phẩm trong nước tăng, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tăng ở Trung Quốc. 

C. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Trung Quốc tăng chậm hơn tổng sản phẩm trong nước. 

D. Tổng sản phẩm trong nước giảm, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người giảm ở Nhật Bản. 

Câu 29:

Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là ở nửa sau của 

A. Thế kỉ XVIII. 

B. Thế kỉ XIX. 

C. Thế kỉ XX. 

D. Thế kỉ XXI. 

Câu 30:

Nơi tập trung nhiều nhất dầu mỏ, khí tự nhiên của khu vực Tây Nam Á là 

A. Ven biển Đỏ. 

B. Ven biển Địa Trung Hải. 

C. Ven vịnh Ô-man. 

D. Ven vịnh Péc-xích. 

Câu 31:

Tổ chức nào châu Âu được thành lập vào năm 1967? 

A. Cộng đồng Kinh tế châu Âu. 

B. Cộng đồng Nguyên tử châu Âu. 

C. Cộng đồng Than và thép châu Âu. 

D. Cộng đồng châu Âu (EC). 

Câu 32:

Thủ đô Mát-xcơ-va nổi tiếng thế giới về hệ thống giao thông 

A. Đường sắt cao tốc. 

B. Đường bộ (ô tô) siêu tốc. 

C. Đường hàng không. 

D. Đường xe điện ngầm. 

Câu 33:

Miền Đông Trung Quốc nổi tiếng về khoáng sản 

A. Kim loại đen. 

B. Nhiên liệu. 

C. Kim loại quý, hiếm. 

D. Kim loại màu. 

Câu 34:

Cao su ở Đông Nam Á được trồng nhiều ở 

A. Việt Nam, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan. 

B. Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a. 

C. In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Việt Nam. 

D. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.

Câu 35:

Cho biểu đồ:

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thông kê, Hà Nội, 2017)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kì, Trung Quốc và Nhật Bản. 

B. Giá trị tổng sn phẩm trong nước của Hoa Kì, Trung Quốc và Nhật Bản. 

C. Tc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kì, Trung Quốc và Nhật Bản. 

D. Sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kì, Trung Quốc và Nhật Bản. 

Câu 36:

Loại khoáng sản có trữ lượng ln nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là 

A. Bôxít. 

B. Dầu mỏ. 

C. Than. 

D. Đồng. 

Câu 37:

Cơ cấu công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ chưa thật định hình là do 

A. Thiếu nguồn lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề. 

B. Những hạn chế về điều kiện kĩ thuật, vốn. 

C. Hạn chế về nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản. 

D. Không có tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn. 

Câu 38:

Thuận lợi của mùa khô đối với việc sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là

A. Mực nước ngầm hạ thấp. 

B. Cây cối rụng lá, ra hoa, kết quả. 

C. Đất badan trở nên vụn bở. 

D. Phơi sấy, bảo quản sản phẩm. 

Câu 39:

Nghề làm muối là nghề truyền thống, phát triển mạnh ở nhiều địa phương của nước ta, nhất là ở 

A. Đồng bằng sông Hồng. 

B. Bắc Trung Bộ. 

C. Duyên hải Nam Trung Bộ. 

D. Đồng bằng sông Cửu Long. 

Câu 40:

Cho bảng số liệu:

LAO ĐỘNG TỪ 15 TUI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC HÀNG NĂM PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2015

(Đơn vị: nghìn người)

Năm

2005

2015

Thành thị

10689,1

16374,8

Nông thôn

32085,8

36465,2

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)

Để thể hiện cơ cấu lao động từ 15 tuổi tr lên đang làm việc hàng năm phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta năm 2005 và năm 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ tròn. 

B. Biểu đồ miền. 

C. Biểu đồ đường. 

D. Biểu đồ cột ghép.