Tổng hợp đề thi thử THPTQG Địa lí 2019 cực hay có đáp án (P6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở 

A. Rìa phía tây vùng núi Trường Sơn Nam 

B. Rìa đồng bằng ven biển miền Trung 

C. Rìa phía tây bắc đồng bằng sông Cửu Long 

D. Rìa phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng 

Câu 2:

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có 

A. Gió phơn Tây Nam hoạt động quanh năm 

C. Gió mùa Đông Bắc hoạt động quanh năm 

C. Gió mùa Đông Bắc hoạt động quanh năm

D. Tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm 

Câu 3:

Ở Việt Nam, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là 

A. Rừng gió mùa nửa rụng lá 

B. Rừng thưa khô rụng lá 

C. Rừng gió mùa thường xanh 

D. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh

Câu 4:

Đất vùng đồi núi thấp của đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta chủ yếu là nhóm 

A. Đất mùn thô 

B. Đất cát 

C. Đất feralit 

D. Đất xám trên phù sa cổ 

Câu 5:

Ở nước ta, trong năm bão tập trung nhiều nhất vào tháng 

A. XI 

B.

C. VIII 

D. IX 

Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào sau đây không thuộc miền khí hậu phía Bắc? 

A. Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ 

B. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ 

C. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ 

D. Vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ 

Câu 7:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, các đô thị Đà Nẵng, Cần Thơ, Biên Hòa có quy mô dân số 

A. Từ 500000 – 1000000 người 

B. Trên 1000000 người 

C. Từ 100000 – 200000 người 

D. Từ 200001 – 500000 ngườ 

Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết trâu được nuôi nhiều nhất ở vùng nào sau đây? 

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ 

C. Bắc Trung Bộ 

D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 9:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở vùng Đông Nam Bộ xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô lần lượt là 

A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Tây Ninh 

B. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Tây Ninh 

C. TP. Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Vũng Tàu 

D. TP. H Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Tây Ninh 

Câu 10:

Các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất xếp theo thứ tự từ trên xuống lần lượt là 

A. Tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng đá granit 

B. Tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan 

C. Tầng granit, tầng đá trầm tích, tầng badan 

D. Tầng đá trầm tích, tầng badan, tầng granit 

Câu 11:

Frông khí quyển là: 

A. Mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học 

B. Mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật

C. Mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển theo hướng ngược chiều nhau 

D. Mặt ngăn cách giữa một khối khí với mặt đất mà nơi khối khí đó được hình thành 

Câu 12:

Các dòng biển nóng 

A. Thường xuất phát từ vùng cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về phía Xích đạo

B. Thường phát sinh ở khu vực chí tuyến Bắc và Nam, chảy về hướng đông, gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía cực 

C. Thường xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30 - 40° thuộc khu vực gần bờ đông của đại dương rồi chảy về phía Xích đạo 

D. Thường phát sinh ở hai bên Xích đạo, chảy về hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía cực 

Câu 13:

Nguyên nhân dẫn đến quy luật địa đới là do 

A. Sự thay đổi lượng bức xạ mặt trời trong năm 

B. Lượng bức xạ mặt trời thay đổi theo vĩ độ 

C. Sự luân phiên ngày đêm diễn ra trên Trái Đất 

D. Sự chênh lệch về thời gian chiếu sáng trong năm theo vĩ độ 

Câu 14:

Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực bao gồm 

A. Vị trí địa lí, đất, nước, khí hậu, sinh vật, con người 

B. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội 

C. Vị trí địa lí, tài nguyên, vốn, công nghệ, thị trường 

D. Vị trí địa lí, tài nguyên, dân cư và nguồn lao động 

Câu 15:

Ngành công nghiệp đòi hỏi không gian sản xuất rộng lớn là

A. Công nghiệp dệt may

B. Công nghiệp cơ khí

C. Công nghiệp điện tử - tin học

D. Công nghiệp khai thác khoáng sản

Câu 16:

Chất lượng của sản phẩm dịch vụ giao thông vận tải được đo bằng

A. Tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hóa 

B. Cự li vận chuyển trung bình 

C. Khối lượng vận chuyển 

D. Khối lượng luân chuyển 

Câu 17:

Cho bảng số liệu

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ SO SÁNH NĂM 2010 PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2015

(Đơn vị: tỉ đồng)

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về giá trị tổng sản phẩm trong nước (theo giá so sánh năm 2010) phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2010 – 2015?

A. Giá trị nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng nhanh hơn giá trị dịch vụ 

B. Giá trị dịch vụ tăng nhanh hơn giá trị công nghiệp và xây dựng 

C. Giá trị công nghiệp và xây dựng được tăng nhanh nhất 

D. Giá trị dịch vụ tăng chậm nhất 

Câu 18:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch quốc gia (năm 2007) của nước ta là 

A. TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội, Hải Phòng. 

B. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. 

C. TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội. 

D. TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội. 

Câu 19:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng có nước khoáng là 

A. Ninh Bình, Hưng Yên.

B. Hải Dương, Thái Bình. 

C. Thái Bình, Ninh Bình. 

D. Vĩnh Phúc, Ninh Bình. 

Câu 20:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết các sân bay Phú Bài, Chu Lai lần lượt thuộc các tỉnh, thành phố nào của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? 

A. Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam. 

B. Đà Nẵng, Quảng Nam. 

C. Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế. 

D. Thừa Thiên – Huế, Bình Định. 

Câu 21:

Cho biểu đồ:

GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2005 – 2015?

A. Giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu đều tăng. 

B. Giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn giá trị xuất khẩu. 

C. Giá trị nhập khẩu tăng nhiều hơn giá trị xuất khẩu. 

D. Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu. 

Câu 22:

Từ năm 1954 đến năm 1975, ở miền Bắc, đô thị hóa gắn liền với 

A. Phát triển nền kinh tế hàng hóa 

B. Đa dạng hóa các thành phần kinh tế. 

C. Quá trình công nghiệp hóa 

D. Việc hình thành mạng lưới đô thị mới. 

Câu 23:

Vụ đông trở thành vụ chính của vùng 

A. Tây Nguyên.

B. Đông Năm Bộ. 

C. Đồng bằng sông Hồng. 

D. Duyên hải Nam Trung Bộ. 

Câu 24:

Vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta hiện nay là 

A. Đồng bằng sông Cửu Long. 

B. Đồng bằng sông Hồng. 

C. Bắc Trung Bộ. 

D. Duyên hải Nam Trung Bộ. 

Câu 25:

Điểm giống nhau về điều kiện sinh thái nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng với vùng Đồng bằng sông Cửu Long là cả hai đều có 

A. Mùa đông lạnh. 

B. Diện tích tương đương nhau. 

C. Diện tích đất phèn rộng lớn. 

D. Đất phù sa ngọt. 

Câu 26:

Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta là 

A. Cơ sở hạ tầng, lao động có tay nghề. 

B. Nguồn vốn đầu tư, chính sách phát triển. 

C. Nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ. 

D. Lao động trình đ cao, nguồn nguyên liệu. 

Câu 27:

Cho bảng số liệu:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ HIỆN HÀNH PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA LIÊN BANG NGA NĂM 2010 VÀ NĂM 2015

(Đơn vị: triệu USD)

Khu vực kinh tế

Năm 2010

Năm 2015

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

59471,7

61235,6

Công nghiệp và xây dựng

529145,9

433973,8

Dịch vụ

936298,4

835998,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Liên bang Nga năm 2010 và năm 2015?

A. Giá trị nông, lâm nghiệp và thủy sản lớn nhất. 

B. Giá trị nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm. 

C. Giá trị công nghiệp và xây dựng tăng. 

D. Giá trị khu vực dịch vụ giảm. 

Câu 28:

Giải pháp cấp bách đối với đa số quốc gia châu Phi là 

A. Sử dụng nguồn nước ngọt từ các sông để tiến hành cải tạo hoang mạc. 

B. Cấm khai thác các loại tài nguyên có ảnh hưởng đến môi trường. 

C. Khai thác tiềm năng to lớn của nguồn nước ngầm phục vụ sản xuất và sinh hoạt. 

D. Khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế sự khô hạn. 

Câu 29:

Vùng phía Đông của phần lãnh thổ Hoa Kì ở trung tâm Bắc Mĩ gồm 

A. Dãy núi Rốc-ki và các đồng bằng ven Đại Tây Dương, sông Mi-xi-xi-pi.

B. Dãy núi ven biển, A-pa-lat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương. 

C. Dãy núi già A-pa-lat, Nê-va-đa và các đồng bằng ven Đại Tây Dương. 

D. Dãy núi già A-pa-lat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương. 

Câu 30:

Các nước EU phát triển liên kết vùng không nhằm mục đích 

A. Hợp tác, liên kết sâu rộng về kinh tế. 

B. Hợp tác, liên kết sâu rộng về chính trị. 

C. Hợp tác, liên kết sâu rộng về xã hội. 

D. Hợp tác, liên kết sâu rộng về văn hóa.

Câu 31:

Phần lớn dân cư Nhật Bản tập trung ở 

A. Các thành phố ven biển. 

B. Các vùng nông thôn. 

C. Vùng đất trung tâm các đảo lớn. 

D. Đảo Hô-cai-đô, trung tâm đảo Hôn-su. 

Câu 32:

Lợi ích của việc phát triển công nghiệp địa phương ở Trung Quốc không phải là 

A. Sử dụng nguồn vật liệu có sẵn ở nông thôn. 

B. Sử dụng lao động dư thừa ở nông thôn. 

C. Khai thác được tối đa các tài nguyên thiên nhiên. 

D. Sản xuất các mặt hàng tiêu dùng phục vụ nông thôn. 

Câu 33:

Ý nào sau đây không phải thách thức của ASEAN? 

A. Đô thị hóa nhanh làm nảy sinh các vấn đề phức tạp của xã hội. 

B. Vấn đề tôn giáo, sự hòa hợp dân tộc trong mỗi quốc gia 

C. Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực 

D. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí. 

Câu 34:

Cho biểu đồ:

 

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Nhật Bản 

B. Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản 

C. Sự thay đổi giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Nhật Bản 

D. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Nhật Bản 

Câu 35:

Ngành viễn thông nước ta trước thời kì đổi mới có đặc điểm là 

A. Tăng trưởng với tốc độ cao 

B. Dịch vụ viễn thông đa dạng, phong phú 

C. Mạng lưới và thiết bị viễn thông cũ kĩ lạc hậu 

D. Bước đầu có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại 

Câu 36:

Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta hiện nay? 

A. Có đàn trâu lớn nhất cả nước 

B. Bò được nuôi nhiều hơn trâu 

C. Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi 

D. Bò sữa được nuôi tập trung ở Mộc Châu 

Câu 37:

Hoạt động khai thác thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển mạnh là do

A. Biển có nhiều tôm, bãi cá 

B. Hệ thống sông ngòi dày đặc 

C. Ít thiên tai xảy ra 

D. Lao động có trình độ cao 

Câu 38:

Vấn đề cơ sở năng lượng để phục vụ cho việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở vùng Đông Nam Bộ không được giải quyết bằng cách

A. Xây dựng một số nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Đồng Nai 

B. Sử dụng điện lưới quốc gia qua đường dây siêu cao áp 500 kV 

C. Xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí đồng hành và dầu 

D. Mua điện từ nguồn điện s ản xuất ở Campuchia

Câu 39:

Ý nào sau đây không đúng với các thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? 

A. Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng 

B. Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta 

C. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ 

D. Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước 

Câu 40:

Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2015

(Đơn vị: nghìn người)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)

Để thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta trong giai đoạn 2005 – 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ tròn 

B. Biểu đồ miền 

C. Biểu đồ dương 

D. Biểu đồ cột