Tổng hợp đề thi thử THPTQG Hóa học mức độ cơ bản nâng cao (đề số 25)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Bằng phương pháp nhiệt luyện có thể điều chế được kim loại nào dưới đây?

A. Na, Fe, Sn, Pb           

B. Ni, Zn, Fe, Cu 

C. Cu, Fe, Pb, Mg          

D. Al, Fe, Cu, Ni 

Câu 2:

Kim loại kiềm, kiềm thổ và các hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn đời sống. Trong số các phát biểu về ứng dụng dưới đây, phát biểu nào là không đúng?

A. Loại thạch cao dùng để trực tiếp đúc tượng là thạch cao sống.

B. Kim loại xesi (Cs) có ứng dụng quan trọng là làm tế bào quang điện.

C. Một trong những ứng dụng của CaCO3 là làm chất độn trong công nghiệp sản xuất cao su.

D. NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do nguyên nhân thừa axit trong dạ dày.

Câu 3:

Trước những hậu quả nặng nề mà biến đổi khí hậu gây ra, trong những năm qua, các quốc gia trên thế giới đã cùng nhau nỗ lực để ngăn chặn và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu thông qua các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường. Một trong những văn bản đầu tiên có tính ràng buộc pháp lý trên phạm vi toàn cầu trong lĩnh vực này là Nghị định thư Kyoto được ký kết vào năm 1997 với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính – nguyên nhân chính gây ra hiện tượng Trái Đất nóng lên và làm nước biển dâng.

Trong số các khí sau: CO2, N2, O2, N2O, CH4, CFC, có bao nhiêu khí nằm trong danh sách mục tiêu cắt giảm của Nghị định thư Kyoto?

A. 4   

B. 2   

C. 3   

D. 1

Câu 4:

Este X mạch hở có công thức phân tử là C5H8O2. Thủy phân X trong NaOH thu được muối Y và ancol Z. Đề hiđrat hóa Z thu được anken T. Vậy X là

A. etyl metacrylat          

B. etyl acrylat       

C. propyl acrylat 

D. etyl propionat 

Câu 5:

Hợp chất sắt nào dưới đây chỉ có tính oxi hóa (không có tính khử) trong các phản ứng hóa học?

A. FeO        

B. Fe(OH)2 

C. Fe(NO3)3          

D. Fe2O3

Câu 6:

Trong 7 loại tơ sau: tơ nilon-6,6; tơ tằm; tơ axetat; tơ capron; sợi bông; tơ enang (nilon-7); tơ visco. Số tơ thuộc loại tơ tổng hợp là

A. 3. 

B. 2. 

C. 4. 

D. 5. 

Câu 7:

Một kim loại M tác dụng được với dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 đặc nguội. Kim loại M là

A. Al           

B. Ag          

C. Zn          

D. Fe

Câu 8:

Nung một hỗn hợp chất rắn gồm a mol FeCO3 và b mol FeS2 trong bình kín chứa không khí (lấy dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được Fe2O3 (chất rắn duy nhất) và hỗn hợp khí. Khi đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì thấy áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng không thay đổi. Mối liên hệ giữa a và b là

A. a = 0,5b.          

B. a = b.      

C. a = 4b.    

D. a = 2b.

Câu 9:

Cho các dung dịch K2CO3, C6H5ONa, CH3NH3Cl, KHSO4, Na[Al(OH)4] hay NaAlO2, Al(NO3)3, NaHCO3, NH4NO3. Số dung dịch có pH > 7 là

A. 2. 

B. 3. 

C. 4. 

D. 5.

Câu 10:

Để phân biệt 2 chất khí CO2 và SO2 ta chỉ cần dùng một thuốc thử là

A. Nước vôi trong.         

B. Nước brom.     

C. Giấy quì ướt.   

D. BaCl2.

Câu 11:

Hai hiđrocacbon A và B có cùng công thức phân tử C5H12 tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1, trong đó A tạo ra 1dẫn xuất duy nhất còn B thì cho 3 dẫn xuất. Tên gọi của A và B lần lượt là

A. 2,2-đimetyl propan và pentan.           

B. 2,2-đimetyl propan và 2-metylbutan

C. 2-metyl butan và 2,2-đimetyl propan.   

D. 2-metylbutan và pentan

Câu 12:

Phản ứng nào dưới đây chứng tỏ rằng trong phân tử phenol có sự ảnh hưởng của gốc phenyl lên nhóm hiđroxyl?

A. C6H5OH + NaOH  C6H5ONa + H2O

B. C6H5OH + 3H2  C6H11OH

C. C6H5OH + 3Br2  C6H2Br3OH↓ + 3HBr

D. C6H5ONa + CO2 + H2O C6H5OH + NaHCO3

Câu 13:

Khi hòa tan kim loại M bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 14,6% thu được dung dịch muối có nồng độ 18,199%. Kim loại M là

A. Fe.          

B. Mg.        

C. Zn.         

D. Cu.

Câu 14:

Dung dịch A chứa H2SO4 0,2M và HCl 0,1M, dung dịch B chứa KOH 0,3M và Ba(OH)2 0,1M. Cho dung dịch A trung hòa với 0,5 lít dung dịch B, sau phản ứng thấy có m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 46,60     

B. 5,825      

C. 11,65      

D. 10,304

Câu 15:

Rót từ từ dung dịch HCl vào một dung dịch A, thấy số mol kết tủa thu được phụ thuộc số mol HCl như đồ thị sau:

Dung dịch A có thể chứa

A. NaOH và NaAl(OH)4                          

B. Na[Al(OH)4]

C. AgNO3              

D. NaOH và Na2[Zn(OH)4]

Câu 16:

Cho các nhận định sau:

(1) Axit béo là các axit monocacboxylic có mạch cacbon dài không phân nhánh và có chẵn nguyên tử cacbon (12C-24C).

(2) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.

(3) Lipit gồm nhiều loại: chất béo, sáp, steroit, photpholipit, ….

(4) Chất béo chứa các gốc axit béo không no thường là các chất rắn ở nhiệt độ thường.

(5) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.

(6) Khi đun chất béo lỏng với hiđro có xúc tác Ni trong nồi hấp thì chúng chuyển thành chất béo rắn.

Số nhận định đúng là

A. 4.                          

B. 3.                      

C. 5.                       

D. 2.

Câu 17:

Đốt cháy 30,6 gam hỗn hợp X gồm anđehit axetic, vinyl axetat, axit isobutyric thu được 31,36 lit CO2 (đktc). Số mol vinyl axetat trong hỗn hợp là

A. 0,1         

B. 0,2          

C. 0,3          

D. 0,15

Câu 18:

Hỗn hợp khí X gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở thuộc cùng dãy đồng đang và một anken. Đốtcháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X thu được 0,55 mol CO2, 0,925 mol H2O và V lít N2 (đktc). Giá trị của V là

A. 4,48      

B. 2,80        

C. 5,60        

D. 2,24

Câu 19:

Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Thành phần chính của supephotphat đơn là Ca(H2PO4)2.

B. Amophot là hỗn hợp gồm (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4.

C. Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

D. Nitrophotka là hỗn hợp gồm KNO3 và NH4H2PO4

Câu 20:

Chất nào dưới đây tan tốt trong nước?

A. xenlulozơ.        

B. anilin.     

C. fomanđehit.     

D. keratin.

Câu 21:

Hòa tan hết hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 có số mol bằng nhau vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được dung dịch X. Các chất tan có trong dung dịch X là

A. CuSO4, FeSO4, H2SO4                        

B. CuSO4, Fe2(SO4)3, FeSO4

C. CuSO4, Fe2(SO4)3, H2SO4    

D. CuSO4, FeSO4, Fe2(SO4)3, H2SO4 

Câu 22:

Este hai chức X tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra một muối và một ancol đều có số mol bằng số mol este, đều có cấu tạo mạch th ng. Mặt khác 2,58 gam X tác dụng vừa đủ với 0,03 mol KOH thu được 3,33 gam muối. Este đó là

A. (COO)2C2H4.   

B. C2H4(COO)2C3H6.     

C. C4H8(COO)2C2H4.     

D. (CH3COO)2C2H4.

Câu 23:

Nhiệt phân hoàn toàn 44,1 gam hỗn hợp X gồm AgNO3 và KNO3 thu được hỗn hợp khí Y. Trộn Y với a mol NO2 rồi cho toàn bộ vào nước chỉ thu được 6 lít dung dịch (chứa một chất tan duy nhất) có pH = 1. Giá trị của a là

A. 0,5.        

B. 0,4.         

C. 0,3.         

D. 0,2. 

Câu 24:

Cho các phát biểu sau:

a, Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ.

b, Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit.

c, Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.

d, Trong môi trường kiềm, đipetit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

e, Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.

Số phát biểu đúng là

A. 2   

B. 1   

C. 4   

D. 3

Câu 25:

Cho hỗn hợp A gồm Al, Zn, Cu, Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nguội, dư thì thu được dung dịch B và phần không tan D. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch B, lọc lấy kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi thì được chất rắn E. Nếu cho khí CO dư đi qua E nung nóng tới phản ứng hoàn toàn thì chất rắn thu được sau cùng có chứa

A. Cu và MgO.     

B. CuO và Mg.     

C. Cu và Mg.        

D. Cu, Zn và MgO.

Câu 26:

Tiến hành lên men giấm 460 ml ancol etylic 8º với hiệu suất bằng 30%. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml và của nước là 1 g/ml. Nồng độ phần trăm của axit axetic trong dung dịch thu được sau phản ứng là

A. 2,55%.   

B. 2,47%.   

C. 2,51%.   

D. 3,76%.

Câu 27:

Cho các hợp chất của sắt: FeCO3, Fe3O4, FeS, FeS2. Nếu hòa tan cùng số mol mỗi chất vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thì chất tạo ra số mol khí nhỏ nhất là

A. FeCO3.   

B. FeS.        

C. Fe3O4.     

D. FeS2.

Câu 28:

Cho sơ đồ chuyển hoá sau

 Caosu buna-N

Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. benzen; xiclohexan; amoniac.             

B. axetanđehit; ancol etylic; buta-1,3-đien.

C. vinylaxetilen; buta-1,3-đien; stiren.        

D. vinylaxetilen; buta-1,3-đien; acrilonitrin. 

Câu 29:

Cho các phát biểu sau:

(1) Chì là kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động nên tan được trong dung dịch HCl hoặc H2SO4 loãng.

(2) NaHCO3 có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày do dư thừa axit.

(3) Từ trên xuống dưới trong nhóm IIA các kim loại kiềm thổ có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

(4) Thép là hợp kim của sắt mà trong đó hàm lượng cacbon chỉ từ 0,01 – 2%.

(5) Có thể điều chế Ag từ quặng chứa Ag2S bằng cách đốt cháy quặng.

Số phát biểu đúng là

A. 4   

B. 2  

C.1    

D. 

Câu 30:

Đốt cháy hoàn toàn 4,872 gam một hiđrocacbon X, dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong. Sau phản ứng thu được 27,93 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch giảm 5,586 gam. Công thức phân tử của X là

A. CH4        

B. C4H8       

C. C4H10      

D. C3H6 

Câu 31:

Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol FeCl3 và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol):

Tỉ lệ x : y trong đồ thị trên là

A. 5 : 6.      

B. 4 : 5.       

C. 7 : 8.       

D. 9 : 10

Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.

(b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.

(c) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.

(d) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

(e) Dung dịch lòng trắng trứng tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch phức có màu tím.

Số phát biểu đúng là

A. 3   

B. 2   

C. 4   

D. 1

Câu 33:

Điện phân hoàn toàn dung dịch chứa 3,71 gam hỗn hợp BaCl2 và AlCl3 với điện cực trơ. Sau phản ứng hoàn toàn lấy kết tủa thu được đem nung nóng ở nhiệt độ cao tới khi khối lượng ngừng thay đổi được 0,51 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng BaCl2 trong hỗn hợp 2 muối ban đầu là

A. 28%       

B. 56,1%    

C. 22,43% 

D. 47,65%

Câu 34:

Hỗn hợp X gồm các chất hữu cơ mạch hở, đơn chức có cùng công thức phân tử là C3H4O2. Đun nóng nh 14,4 gam X với dung dịch KOH dư đến hoàn toàn thu được dung dịch Y (giả sử không có sản phẩm nào thoát ra khỏi dung dịch sau phản ứng). Trung hòa bazơ còn dư trong dung dịch Y bằng HNO3, thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được 43,2 gam kết tủa. Nếu cho 14,4 gam X tác dụng Na dư thì thu được tối đa bao nhiêu lit H2 ở đktc?

A. 2,24 lit   

B. 1,12 lit   

C. 3,36 lit   

D. 4,48 lit

Câu 35:

Đem 28,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 thực hiện phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1 cho phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 7,84 lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất ở đktc).

- Phần 2 cho phản ứng vừa đủ với m gam dung dịch gồm HCl 7,3% và H2SO4 9,8%, sau phản ứng thu được 2,688 lít khí H2 (đktc).

Giá trị của m là

A. 160        

B. 80           

C. 320         

D. 200

Câu 36:

Hỗn hợp X gồm 2 amino axit (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN = 128 : 49. Để tác dụng vừa đủ với 7,33 gam hỗn hợp X cần 70 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 7,33 gam hỗn hợp X cần 0,3275 mol O2. Sản phẩm cháy thu được gồm CO2, N2 và m gam H2O. Giá trị của m là

A. 9,9         

B. 4,95        

C. 10,782    

D. 21,564

Câu 37:

Trộn 58,75 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và kim loại M với 46,4 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y vào lượng vừa đủ dung dịch KHSO4 thu được dung dịch Z chỉ chứa 4 ion (không kể H+ và OH- của nước) và 16,8 lít hỗn hợp T gồm 3 khí trong đó có 2 khí có cùng KLPT và 1 khí hóa nâu trong không khí. Tỷ khói hơi của T so với H2 là 19,2. Cô cạn dung dịch Z thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với

A. 394.       

B. 380.        

C. 398.        

D. 397.

Câu 38:

Hỗn hợp X gồm tripeptit, pentapeptit và hexapeptit được tạo thành từ glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 1,5 lít dung dịch Ba(OH)2 1M thì thấy có 8,288 lít một khí trơ duy nhất thoát ra (đktc) đồng thời khối lượng dung dịch tăng 49,948 gam. Giá trị của m gần nhất với

A. 45.         

B. 48.          

C. 59.          .

D. 62

Câu 39:

Hòa tan hết 17,92 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, FeO, Fe, CuO, Cu, Al và Al2O3 (trong đó Oxi chiếm 25,446% về khối lượng) vào dung dịch HNO3 loãng dư, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 1,736 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2 và N2O có tỷ khối hơi so với H2 là 15,29. Cho dung dịch NaOH tới dư vào Y rồi đun nóng, không có khí thoát ra. Số mol HNO3 đã phản ứng với X có giá trị gần nhất với

A. 1,2.        

B. 1,3.         

C. 1,4.          

D. 1,5.

Câu 40:

Thủy phân hoàn toàn 4,84 gam este A bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn, chỉ thu được hơi nước và hỗn hợp X gồm 2 muối Y và Z (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn lượng muối trên cần đúng 6,496 lít O2 (đktc) thu được 4,24 gam Na2CO3; 5,376 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng của Y trong hỗn hợp X gần nhất với

A. 27,5%    

B. 37,2%    

C. 36,6%    

D. 63,4%