Tổng hợp đề thi thử THPTQG Hóa học mức độ cơ bản nâng cao (đề số 28)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dãy gồm những kim loại đều không phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường là;

A. Mg, Al, K                  

B. Ag, Mg, Al, Zn          

C. K, Na, Cu                  

D. Ag, Al, Li, Fe, Zn 

Câu 2:

Nhận xét nào sau đây không đúng về kim loại kiềm?

 

A. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là ns1

B. Kim loại kiềm oxi hoá H2O dễ dàng ở nhiệt thường giải phóng H2

C. Kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối

D. Kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy 

Câu 3:

Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là

 

A. (3), (4), (5) và (6)                                   

B. (1), (3), (4) và (6)

C. (2), (3), (4) và (5)                                   

D. (1), (2), (3) và (4)

Câu 4:

Dung dịch fomon (còn gọi là fomalin) có tác dụng diệt vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn gây thối rữa nên thường dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, ... Chất tan trong dung dịch fomon có tổng số nguyên tử trong phân tử là

A.                      

B.                      

C.                      

D. 6

Câu 5:

Crom và sắt tác dụng với chất nào sau đây đều tạo ra hợp chất có mức oxi hóa +2?

A. O2                             

B. HNO3               

C. HCl                  

D. Cl

Câu 6:

Nilon-6 là tên gọi của poliamit mà

A. trong phân tử có 6 nguyên tử cacbon.   

B. trong một mắt xích có 6 nguyên tử cacbon.

C. tổng số nguyên tử trong một mắt xích là 6.    

D. phân tử có 6 mắt xích liên kết với nhau. 

Câu 7:

Trong các kim loại: Fe, Zn, Pb, Mn, Mg, Sr, Cr. Số lượng kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt nhôm là

A.                      

B.                      

C.                      

D. 3

Câu 8:

Chất nào dưới đây không tác dụng với dung dịch FeCl3?

A. AgNO3             

B. Ag                             

C. NaOH              

D. Fe

Câu 9:

Dung dịch nào sau đây có pH > 7?

A. Dung dịch CH3COONa                          

B. Dung dịch Al2(SO4)3

C. Dung dịch NH4Cl                                   

D. Dung dịch NaCl

Câu 10:

Cacbon vô định hình được điều chế từ than gỗ hay gáo dừa thường gọi là than hoạt tính. Tính chất nào sau đây của than hoạt tính khiến nó được sử dụng để chế tạo các thiết bị phòng độc, lọc nước?

A. Hấp phụ các chất khí, chất tan trong nước.

B. Khử các chất khí độc, các chất tan trong nước.

C. Đốt cháy than sinh ra khí cacbonic.

D. Bám trên bề mặt các chất độc và chất tan ngăn cản độc tính.

Câu 11:

Phát biểu nào sau đây là sai? Trong hợp chất hữu cơ

A. Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và có trật tự nhất định.

B. Cacbon có 2 hóa trị là 2 và 4.

C. Các nguyên tử C liên kết với nhau tạo thành mạch C dạng không nhánh, có nhánh và vòng.

D. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học.

Câu 12:

A là một axit hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật, có nhiều trong các loại rau quả, đặc biệt là chanh, cam, bưởi. Trong công nghiệp thực phẩm, nó được sử dụng như một chất tạo hương, bổ sung vị chua cho thực phẩm và các loại đồ uống, đồng thời còn có tác dụng bảo quản. Về mặt sinh học, A là một tác nhân quan trọng trong chu trình Krebs và có mặt trong trao đổi chất của gần như mọi sinh vật. Biết A chỉ chứa các nguyên tố C, H, O và mạch hở, lấy cùng số mol của A cho phản ứng hết với Na2CO3 hay với Na thì thu được số mol CO2 bằng 3/4 số mol H2. Chất A là

A. axit malic: HOOCCH(OH)CH2COOH.

B. axit xitric: HOOCCH2C(OH)(COOH)CH2COOH.

C. axit lauric: CH3(CH2)10COOH.

D. axit tactaric: HOOCCH(OH)CH(OH)COOH.

Câu 13:

Trộn 500 ml dung dịch HNO3 0,2M với 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. pH của dung dịch thu được là

A. 13.                             

B. 12.                            

 C. 7.                    

D. 1.

Câu 14:

Điện phân nóng chảy Al2O3 khi đó tại anot thoát ra một hỗn hợp khí gồm 10% O2; 20% CO và 70% CO2. Tổng thể tích khí là 6,72 m3 (tại nhiệt độ 8190C và áp suất 2,0 atm). Khối lượng Al thu được tại catot là:

A. 2,16 kg            

B. 5,40 kg            

C. 4,86 kg            

D. 4,32 kg

Câu 15:

Nung nóng hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe(OH)2, Cu, Ag trong không khí rồi hòa tan các chất rắn thu được vào dung dịch HCl dư thì thu được dung dịch Y và chất rắn không tan Z. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Các chất tan trong dung dịch Y là

 

A. FeCl3, FeCl2, CuCl2                   

B. FeCl2 và CuCl2.

C. FeCl3 và CuCl2.                                      

D. FeCl3, FeCl2, CuCl2, AgCl.

Câu 16:

Cho axit X có công thức là HOOC-CH2-CH(CH3)-COOH tác dụng với ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc) thì số hợp chất có chứa nhóm chức este thu được tối đa là

A.                      

B.                      

C.                      

D. 4

Câu 17:

Thủy phân triglixerit X trong NaOH thu được hỗn hợp natri linoleat và natri panmitat theo tỷ lệ 2 : 1 về số mol. Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Mối quan hệ giữa a, b, c là

A. b – c = 3a.                 

B. b – c = 4a.                  

C. b – c = 5a.                  

D. b – c = 6a.

Câu 18:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các loại quần áo dệt từ tơ tằm, len lông cừu, ... không nên giặt trong xà phòng có tính kiềm.

B. Từ hỗn hợp glyxin và alanin có thể trùng ngưng thành tối đa 3 đipeptit khác nhau.

C. Thủy phân hoàn toàn hemoglobin chỉ thu được các α-amino axit.

D. Lysin là chất chỉ có tính bazơ. 

Câu 19:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phương pháp điều chế nước gia-ven là điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn.

B. Phân bón phức hợp là sản phẩm trộn lẫn các loại phân đơn theo tỉ lệ khác nhau.

C. Axit HCl là chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

D. Không thể dập tắt các đám cháy Mg bằng cát khô.

Câu 20:

Cho các chất: phenylamoni clorua, phenol, đồng (II) axetat, glyxin, tơ nilon-6,6. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là

A.                      

B.                      

C.                      

D. 3

Câu 21:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Nối một thanh Zn với một thanh Fe rồi để trong không khí ẩm.

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch CuSO4.

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời ZnSO4 và H2SO4 loãng.

(4) Thả một viên Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.

(5) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.

Số thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn điện hóa học là

A. 1.                   

B. 3.                    

C. 2.                    

D. 4.

Câu 22:

Cho hỗn hợp A gồm axit fomic và axit axetic tham gia phản ứng este hóa với hỗn hợp B gồm 2 ancol đơn chức đồng đẳng kế tiếp. Phản ứng xong thu được sản phẩm là 4 este trong đó có chất X (phân tử khối lớn nhất) và chất Y (oxi chiếm 53,33% về khối lượng). Số nguyên tử cacbon có trong phân tử X là

A. 6.                    

B. 5.                    

C. 3.                      

D. 4

Câu 23:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất X của photpho cần m17 mol oxi, sau phản ứng chỉ thu được P2O513,5m17 gam H2O. Cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 125 gam dung dịch NaOH 16% thu được dung dịch B chỉ chứa hai muối NaH2PO4 và Na2HPO4 có nồng độ phần trăm bằng nhau. Giá trị của m là

A. 24,35.              

B. 11,66.               

C. 13,6.                 

D. 11,9.

Câu 24:

Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là

A. CH5N.              

B. C2H7N.             

C. C3H7N.             

D. C3H5N.

Câu 25:

Có các thí nghiệm:

(1) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch hỗn hợp (KHCO3 và CaCl2).

(2) Đun nóng nước cứng toàn phần.

(3) Đun nóng nước cứng vĩnh cửu.

(4) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch KAl(SO4)2.12H2O.

(5) Cho dung dịch Na3PO4 vào nước cứng vĩnh cửu.

(6) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch CrCl2.

(7) Cho CO2 dư vào dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 và NaOH.

(8) Cho AlCl3 đến dư vào dung dịch K[Al(OH)4]

Số thí nghiệm thu được kết tủa là

A.                      

B.                      

C.                      

D. 7.

Câu 26:

Từ 81 gam tinh bột, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam etanol (hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam etanol bằng phương pháp lên men giấm với hiệu suất H% thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần vừa đủ 60 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của H là

A. 80                             

B. 75                              

C. 45                              

D. 60

Câu 27:

Cho sơ đồ chuyển hóa các hợp chất của crom như sau:

Công thức của chất Y và chất N trong sơ đồ trên là

A. Cr(OH)2 và K2Cr2O7                   

B. Cr(OH)2 và K2CrO4

C. Cr(OH)3 và K2Cr2O7                    

D. NaCrO2 và K2CrO4

Câu 28:

Cho sơ đồ sau:

X+H2xtancol X1                         X+O2xt axit hữu cơ X2.

X1+X2XTC6H10O2+H2O

Công thức cấu tạo của X là

A. CH3CH2CHO. 

B. CH2=CH-CHO.         

C. CH3-CHO.                 

D. CH2=C(CH3)-CHO.

Câu 29:

Cho các phát biểu sau:

(1) Lưu huỳnh, photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

(2) Thuỷ ngân tác dụng với lưu huỳnh ở điều kiện thường.

(3) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.

(4) Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Các phát biểu đúng là

A. (1), (2), (3).      

B. (1), (3), (4).      

C. (2), (3), (4).      

D. (1), (2), (4).

Câu 30:

Hỗn hợp X gồm 0,15 mol propin, 0,1 mol axetilen, 0,2 mol etan và 0,6 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỷ khối so với H2 bằng a. Cho Y tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 thu được kết tủa và 15,68 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Sục khí Z qua dung dịch brom dư thấy có 8,0 gam brom phản ứng. Giá trị của a là

A. 9,875               

B. 10,53                

C. 11,29                

D. 19,75

Câu 31:

Nhúng một thanh Mg có khối lượng m gam vào dung dịch X chứa a mol Cu(NO3)2 và b mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, nhấc thanh Mg ra. Sự biến đổi khối lượng của thanh kim loại theo thời gian được biểu diễn qua đồ thị sau:

Biết sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong trường hợp này là NO. Tỷ lệ a:b là

A. 1 : 8                 

B. 1 : 6                  

C. 1 : 10                

D. 1 : 12

Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

(1) Xà phòng hóa hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được muối và ancol

(2) Anhiđrit axetic tham gia phản ứng este hóa dễ hơn axit axetic.

(3) Saccarozơ không tác dụng với H2 (Ni, t0)

(4) Để phân biệt glucozơ và mantozơ có thể dùng nước brom

(5) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau

(6) Để phân biệt anilin và phenol có thể dùng dung dịch brom

(7) Các peptit đều dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm

(8) Tơ nilon-6,6 có thể điều chế bằng phương pháp trùng hợp hoặc trùng ngưng

(9) Chất giặt rửa tổng hợp có thể giặt rửa trong nước cứng

Số phát biểu đúng là

A. 5.                     

B. 4.                    

C. 6.                    

D. 7

Câu 33:

Hoà tan 2,88 gam muối XSO4 vào nước được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y (với điện cực trơ) trong thời gian t giây thì được m gam kim loại ở catot và 0,007 mol khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí ở cả 2 điện cực là 0,024 mol. Giá trị của m là

A. 0,784 gam.                

B. 0,91 gam.                   

C. 0,896 gam.                 

D. 0,336 gam.

Câu 34:

Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử tổng quát dạng CxHyO4 và thỏa mãn các dữ kiện sau:

(1) A + NaOH → X + Y + Z                       (2) X + H2SO4 → E + Na2SO4

(3) Y + H2SO4 → F + Na2SO4

Đun nóng F với H2SO4 đặc ở 170oC thì thu được axit C3H4O2, các chất E và Z đều có phản ứng tráng gương. Các hệ số của các chất trong sơ đồ trên không nhất thiết là hệ số tối giản khi phản ứng. Giá trị nhỏ nhất của MA (g/mol) là

A. 160.                 

B. 188.                  

C. 112                            

D. 144.

Câu 35:

Hấp thụ hết 3,584 lít CO2 (đktc) vào dung dịch X chứa a mol NaOH và b mol Na2CO3 thu được 40 ml dung dịch Z. Lấy 20 ml Z cho từ từ vào 400 ml dung dịch KHSO4 0,15M thu được 0,896 lít khí (đktc). Mặt khác, 20 ml Z tác dụng với dung dịch nước vôi trong dư thu được 18,0 gam kết tủa. Dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2 dư tạo tối đa bao nhiêu gam kết tủa?

A. 66,98 gam                 

B. 78,80 gam                  

C. 39,40 gam                  

D. 59,10 gam

Câu 36:

Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có công thức phân tử là CH6O3N2 và C3H12O3N2. Cho 6,84 gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được V lít hỗn hợp khí Y (gồm 3 khí) và dung dịch Z chỉ chứa các chất vô cơ. Nếu cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Z thì có 0,896 lít khí thoát ra (đktc). Nếu hấp thụ hoàn toàn V lít hỗn hợp khí Y vào dung dịch HCl dư rồi cô cạn cẩn thận thì khối lượng muối khan thu được là

A. 7,87 gam.                  

B. 7,59 gam.                   

C. 6,75 gam.                   

D. 7,03 gam. 

Câu 37:

Hòa tan hết 20 gam hỗn hợp X gồm Cu và các oxit sắt (trong hỗn hợp X oxi chiếm 16,8% về khối lượng) cần vừa đúng dung dịch hỗn hợp A chứa b mol HCl và 0,2 mol HNO3 thu được 1,344 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng dung dịch AgNO3 vừa đủ thu được m gam kết tủa và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 22,4 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 70,33.              

B. 76,81.               

C. 83,29.               

D. 78,97

Câu 38:

Cho X là peptit được tạo thành từ các α-amino axit no, mạch hở, có chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 trong phân tử; Y và Z là 2 axit thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic; T là este tạo bởi Y, Z và etilen glycol. Đốt cháy hoàn toàn 11,76 gam hỗn hợp A gồm X, Y, Z, T (trong đó số mol của X bằng số mol của T) cần dùng 0,535 mol O2 thu được 6,48 gam nước. Mặt khác, đun nóng 11,76 gam hỗn hợp A trong 160 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần chất rắn đem nung với vôi tôi – xút thì thu được hỗn hợp khí B có tỷ khối hơi so với He là 8,375. Số liên kết peptit có trong X là

A. 3.                    

B. 4.                    

C. 5.                      

D. 6.

Câu 39:

Nung 40,8 gam chất rắn gồm C, Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 (trong đó, số mol của Fe và các oxit sắt đều bằng nhau) tới phản ứng hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí (đktc) và hỗn hợp chất rắn gồm sắt và các oxit của nó. Để hòa tan hết chất rắn này, cần tối đa a mol HNO3 (sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong phản ứng là NO). Giá trị của a là

A. 1,3.                           

B. 2,6.                           

C. 1,8.                            

D. 1,9.

Câu 40:

Thủy phân 25,28 gam hỗn hợp X gồm 2 este A và B chỉ chứa một loại nhóm chức (MA < MB) trong 200 ml dung dịch NaOH 2M (vừa đủ) rồi cô cạn thu được muối của một axit cacboxylic Y và hỗn hợp Z gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp. Cho toàn bộ lượng ancol này tác dụng với 13,8 gam Na thu được 27,88 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào dưới đây là đúng?

A. Phần trăm khối lượng C trong Y xấp xỉ 17,91%.

B. Đốt cháy hoàn toàn muối của Y thu được Na2CO3, CO2 và H2O.

C. Tỷ lệ mol giữa A và B trong hỗn hợp X là 7 : 3 hoặc 2 : 3.

D. Tách nước 2 ancol trong Z chỉ thu được tối đa 3 sản phẩm hữu cơ (không kể ancol dư).