Tổng hợp đề thi thử THPTQG Hóa học mức độ cơ bản nâng cao (đề số 29)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Một kim loại M tác dụng được với dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 đặc nguội. Kim loại M là
A. Al
B. Ag
C. Zn
D. Fe
Khi nói về quá trình điều chế Al trong công nghiệp, mệnh đề nào dưới đây là không đúng?
A. Trong quặng boxit, ngoài Al2O3 còn có tạp chất là SiO2 và Fe2O3.
B. Cả 2 điện cực của thùng điện phân Al2O3 đều làm bằng than chì.
C. Trong quá trình điện phân, cực âm sẽ bị mòn dần và được hạ thấp dần xuống.
D. Sử dụng khoáng chất criolit sẽ giúp tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất.
“Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng làm cho Trái Đất nóng dần lên, do các bức xạ bị giữ lại mà không thoát ra ngoài. Nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là do sự gia tăng nồng độ trong không khí của
A. O3.
B. O2.
C. CO2.
D. CF4.
Biết rằng A tác dụng với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn B và hỗn hợp hơi C. Chưng cất C thu được D, D tráng bạc tạo sản phẩm E. E tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được B. Công thức cấu tạo của A là
A. HCOOCH2CH=CH2
B. CH3COOCH=CH2
C. HCOOCH=CH-CH3
D. HCOOCH=CH2
Chất nào dưới đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. CrO.
B. Fe2O3.
C. Fe3O4.
D. CrO3.
Cho các polime: polietilen, tơ nitron, tơ capron, nilon-6,6, tinh bột, protein, cao su isopren và cao su buna-N. Số polime có chứa nitơ trong phân tử là
A. 5
B. 6
C. 7
D. 4
Dãy các kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua của nó?
A. Al, Mg, Na
B. Na, Ba, Mg
C. Al, Ba, Na
D. Al, Mg, Fe
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Trong dung dịch, ion Cr3+ có tính lưỡng tính.
B. Crom là kim loại có tính lưỡng tính.
C. Trong dung dịch, ion Cr3+ vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
D. Cr(OH)3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.
Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là
A. (3), (2), (4), (1)
B. (4), (1), (2), (3)
C. (1), (2), (3), (4)
D. (2), (3), (4), (1)
Oxit Y của một nguyên tố X ứng với hóa trị II có thành phần % theo khối lượng của X là 42,86%. Trong các mệnh đề sau:
(1) Y tan nhiều trong nước.
(2) Liên kết X với O trong Y là liên kết ba.
(3) Y có thể điều chế trực tiếp từ phản ứng giữa X và hơi nước nóng.
(4) Từ axit fomic có thể điều chế được Y.
(5) Từ Y, bằng một phản ứng trực tiếp có thể điều chế được axit etanoic.
(6) Y là khí không màu, không mùi, không vị, có tác dụng điều hòa không khí.
Số mệnh đề đúng khi nói về X và Y là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Cho 2 hiđrocacbon mạch hở X1, X2 có công thức phân tử lần lượt là CnHn, CmH2n. Khi cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 luôn luôn gấp đôi số mol hỗn hợp. Giá trị n và m là
A. 2 và 4
B. 2 và 3
C. 3 và 4
D. 4 và 6
Khi so sánh HCHO và HCOOH, phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. HCHO và HCOOH đều có phản ứng tráng bạc.
B. HCHO và HCOOH đều tan tốt trong nước.
C. HCHO có nhiệt độ sôi nhỏ hơn nhiệt độ sôi của HCOOH.
D. HCHO và HCOOH đều có phản ứng cộng với H2 (xúc tác Ni, t0).
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt trong dung dịch H2SO4 loãng dư thì khối lượng dung dịch sau phản ứng thay đổi như thế nào?
A. tăng 18,6 gam.
B. giảm 0,6 gam.
C. tăng 18 gam.
D. giảm 18,6 gam.
Cho m gam 1 khối Al hình cầu có bán kính R vào 1,05 lít dung dịch H2SO4 0,1M. Biết rằng sau phản ứng (hoàn toàn) ta được một quả cầu có bán kính R/2. Giá trị của m là
A. 2,16
B. 3,78
C. 1,08
D. 3,24
Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là
A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2
B. Fe(NO3)2 và AgNO3
C. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2
D. AgNO3 và Mg(NO3)2
Có 3 chất hữu cơ thuần chức, mạch hở, thuộc các nhóm chức của chương trình phổ thông. Công thức phân tử lần lượt là C3H4O2, CH2O2 và C2H4O2. Nhóm chức của mỗi chất đều khác nhóm chức của 2 chất còn lại. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Cả 3 chất đều tham gia phản ứng tráng gương.
B. Cả 3 chất đều có thể phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng.
C. Có 2 chất có thể phản ứng với H2, đun nóng trong Ni.
D. Có 1 chất là hợp chất chưa no.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các este no, đơn chức, mạch hở. Sản phẩm cháy được dẫn vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư, sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng 6,2 gam. Số mol CO2 và H2O sinh ra từ phản ứng đốt cháy lần lượt là
A. 0,05 và 0,05.
B. 0,1 và 0,1.
C. 0,05 và 0,1.
D. 0,1 và 0,15
Ứng dụng nào sau đây của aminoaxit là không đúng?
A. Axit glutamic là thuốc bổ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.
B. Aminoaxit thiên nhiên là cơ sở kiến tạo protein trong cơ thể sống.
C. Muối đinatriglutamat là gia vị cho thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính)
D. Các aminoaxit (có nhóm -NH2 ở vị trí số 6, 7, ...) là nguyên liệu sản xuất tơ nilon.
Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng nhưng việc sử dụng phân bón hóa học lâu dài cũng làm thay đổi các đặc điểm cơ lý, hóa của đất. Trong các loại phân đạm sau loại nào khi bón ít làm thay đổi môi trường pH của đất nhất?
A. NH4NO3
B. NH4Cl
C. (NH4)2SO4
D. Ure
Chất hữu cơ nào dưới đây không bị thủy phân trong dung dịch kiềm?
A. Tristearin.
B. Nilon-6.
C. Saccarozơ.
D. Anbumin.
Cho các phát biểu về vị trí và cấu tạo của kim loại như sau:
(1) Hầu hết các kim loại chỉ có từ 1e đến 3e lớp ngoài cùng
(2) Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại
(3) Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể
(4) Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion dương kim loại và lớp electron tự do
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Cho chất hữu cơ A đơn chức (chứa các nguyên tố C, H, O) không có khả năng tráng bạc. A tác dụng vừa đủ với 96 gam dung dịch KOH 11,66%, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 23 gam chất rắn Y và 86,6 gam nước. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được sản phẩm gồm 15,68 lít CO2 (đktc); 7,2 gam nước và một lượng K2CO3. Công thức cấu tạo của A là
A. CH3COOC6H5
B. HCOOC6H4CH3
C. CH3C6H4COOH
D. C2H3COOC6H5
Đinitơ oxit là một chất khí không màu, có cảm giác say khi hít phải, có tác dụng giảm đau nên được dùng làm chất gây mê trong y tế (hỗn hợp gồm 20% O2 và 80% N2O) trong những ca phẫu thuật nhỏ (tiểu phẫu). Nung nóng 26 gam hỗn hợp gồm NaNO3 và (NH4)2SO4 có tỷ lệ 1 : 1 về khối lượng tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được V lít khí N2O (đktc). Giả sử chỉ có phản ứng tạo khí N2O. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,84.
B. 3,43.
C. 3,48.
D. 3,58.
Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 10 : 5, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Tổng số đồng phân của 3 amin trên là
A. 7
B. 14
C. 28
D. 16
Cho các cặp dung dịch sau:
(1) Na2CO3 và AlCl3 (2) NaNO3 và FeCl2
(3) HCl và Fe(NO3)2 (4) NaHCO3 và BaCl2
(5) NaHCO3 và NaHSO4
Khi trộn các chất trong các cặp đó với nhau thì số trường hợp có xảy ra phản ứng là
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Thủy phân một lượng saccarozơ, trung hòa dung dịch sau phản ứng bằng phương pháp thích hợp, tách thu được m gam hỗn hợp X gồm các gluxit rồi chia thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với lượng dư H2 (Ni, t0) thu được 14,56 gam sorbitol.
- Phần 2 hòa tan hoàn toàn vừa đúng 6,86 gam Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Hiệu suất phản ứng thủy phân saccarozơ là
A. 40%.
B. 80%.
C. 50%.
D. 60%.
Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Trong các hóa chất sau: KMnO4, Cl2, NaOH, CuSO4, Cu, KNO3, KI. Số chất tác dụng với dung dịch X là
A. 6
B. 5
C. 4
D. 7
Tào phớ (còn gọi là phớ, tàu hũ, ...) là một món ăn vặt làm từ đậu tương được ưa thích ở châu Á.
Tương tự như đậu phụ, để làm tào phớ, trong cách làm truyền thống, người ta thêm "nước chua" vào dung dịch nước đậu tương đã được nấu chín (đậu tương được xay cùng với nước rồi lọc và đun sôi), khi đó "óc đậu" sẽ bị kết tủa, sau khi trải qua quá trình lọc, ép, ... chế biến, sẽ thu được thành phẩm tương ứng. Gần đây, vì lợi nhuận, nhiều người sản xuất đậu phụ, tào phớ thay vì dùng "nước chua" để làm "óc đậu" lại thay thế bằng thạch cao gây ra nhiều lo ngại về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Kết luận nào dưới đây là đúng?
A. Đậu tương có hàm lượng đạm cao nhờ có vi khuẩn cố định đạm ký sinh trong nốt sần của rễ cây.
B. "Nước chua" được sử dụng trong quá trình làm đậu bản chất là dung dịch axit có pH cao.
C. Sự hình thành "óc đậu" có bản chất là sự biến tính và đông tụ của protein dưới tác dụng của axit.
D. Để tào phớ thu được rắn chắc và đẹp mắt hơn nên thêm vào quá trình chế biến thật nhiều thạch cao.
Cho các nhận xét sau về kim loại:
(1) Các kim loại kiềm đều có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối.
(2) Tính chất vật lí chung của các kim loại đều do các electron tự do gây ra.
(3) Al là kim loại lưỡng tính vì vừa phản ứng với dung dịch NaOH, vừa phản ứng với dung dịch HCl.
(4) Các kim loại Na, K và Al đều có thể tan tốt trong dung dịch KOH ở điều kiện thường.
(5) Trong thực tế người ta sản xuất Al trong lò cao.
(6) Trong vỏ Trái Đất, sắt là kim loại phổ biến nhất trong tất cả các kim loại.
Số nhận xét đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 2.
Hỗn hợp X gồm vinylaxetilen và hiđro có tỷ khối hơi so với H2 là 16. Đun nóng hỗn hợp X một thời gian thu được 1,792 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc). Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 25,6 gam Br2. Thể tích không khí (chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích, ở đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là
A. 35,840.
B. 38,080.
C. 7,616.
D. 7,168
Nhỏ từ từ tới dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 và AlCl3. Mối quan hệ giữa số mol Ba(OH)2 thêm vào và khối lượng kết tủa sinh ra được biểu diễn trên đồ thị sau:
Tổng giá trị (x + y) bằng
A. 163,2.
B. 162,3.
C. 132,6.
D. 136,2.
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong công nghiệp, glixerol được dùng để sản xuất chất béo.
(2) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.
(3) Để khử mùi tanh của cá (do các amin có mùi gây ra) người ta thường dùng dung dịch giấm ăn.
(4) Chất béo lỏng là các triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử.
(5) Cả xenlulozơ và amilozơ đều được dùng để sản xuất tơ sợi dệt vải.
(6) Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím.
(7) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím hoặc đỏ tím.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 5
C. 6
D. 4
Một bình kín chứa 45,63 gam kim loại M (chỉ có một hóa trị duy nhất) và 56,784 lít O2 (đktc). Nung nóng bình một thời gian, sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình chỉ còn bằng 75% so với trước phản ứng. Lấy chất rắn thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 28,392 lít H2 (đktc). Kết luận nào dưới đây là đúng?
A. Bột của kim loại M cháy trong khí Cl2 ngay trong điều kiện thường.
B. M tan trong cả dung dịch NaOH đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
C. Oxit của M lưỡng tính nhưng không tan trong dung dịch NaOH loãng.
D. M là kim loại dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất.
Cho 4 chất hữu cơ X, Y, Z, T đều có công thức phân tử dạng C2H2On (n ≥ 0). Biết rằng:
- X, Y, Z đều tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3.
- Z, T đều tác dụng được với NaOH
- X tác dụng được với nước.
Giá trị n của X, Y, Z, T lần lượt là
A. 3, 4, 0, 2.
B. 0, 2, 3, 4.
C. 0, 4, 2, 3.
D. 3, 2, 0, 4.
Cho từ từ 300 ml dung dịch gồm NaHCO3 0,1M và K2CO3 0,2M vào 100 ml dung dịch gồm HCl 0,2M và NaHSO4 0,6M thu được V lít CO2 thoát ra ở đktc và dung dịch X. Thêm vào dung dịch X 100 ml dung dịch gồm KOH 0,6M và BaCl2 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m là
A. 1,0752 lít và 8,274 gam.
B. 0,448 lít và 25,8 gam.
C. 1,0752 lít và 22,254 gam.
D. 1,0752 lít và 19,496 gam
Hỗn hợp X gồm 4 chất hữu cơ đều có cùng công thức phân tử là C2H8O3N2. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 0,5M và đun nóng, thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Z chỉ gồm 3 amin. Cô cạn toàn bộ dung dịch Y thu được 29,28 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của V là
A. 480
B. 420
C. 960
D. 840
Cho 35,48 gam hỗn hợp X gồm Cu và FeCO3 vào dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được NO; 0,03 mol khí CO2; dung dịch Y và 21,44 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 38,82 gam
B. 36,42 gam
C. 36,24 gam
D. 38,28 gam
Cho hỗn hợp X gồm glucozơ và một tripeptit mạch hở cấu tạo từ một α-amino axit no, mạch hở chứa 1 nhóm –NH2, 1 nhóm –COOH trong đó nguyên tố oxi chiếm 32,57% khối lượng hỗn hợp X. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X cần 79,632 lít oxi (đktc) còn nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y gồm m gam amino axit và 2m gam đipeptit mạch hở tương ứng với tripeptit trên thì cần 20,16 lít oxi (đktc). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 7,8
B. 6,7
C. 5,8
D. 9,3
Cho 30,24 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Mg, MgCO3 và Mg(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 28,57% về khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa 0,12 mol HNO3 và 1,64 mol NaHSO4, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa các muối trung hòa có khối lượng 215,08 gam và hỗn hợp khí Z gồm N2O, N2, CO2 và H2 (trong đó số mol của N2O bằng số mol của CO2). Tỷ khối hơi của Z so với He bằng a. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,5.
B. 7,0.
C. 7,5.
D. 8,0.
Cho hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no và có một nối đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E thì thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol hơi nước. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 46,6 gam E bằng lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 55,2 gam muối khan và phần hơi có chứa chất hữu cơ Z. Biết tỷ khối hơi của Z so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X gần nhất với gía trị nào sau đây?
A. 46,5%.
B. 48,0%.
C. 43,5%.
D. 41,5%.