Tổng hợp đề thi thử THPTQG Lịch Sử cực hay có lời giải (P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50 - 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX?

A. Đứng thứ nhất trên thế giới

B. Đứng thứ hai trên thế giới

C. Đứng thứ ba trên thế giới

D. Đứng thứ tư trên thế giới

Câu 2:

Thời gian thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á:

A. Ngày 8-8-1967

B. Ngày 8-8-1977

C. Ngày 8-8-1987

D. Ngày 8-8-1997

Câu 3:

Quốc gia giành độc lập sớm nhất ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Angiêri

B. Ai Cập

C. Ghinê

D. Tuynidi

Câu 4:

Giai đoạn đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ latinh

A. Từ năm 1945 đến năm 1959

B. Từ năm 1959 đến những năm 80 của thế kỷ XX

C. Từ những năm 80 đến những năm 90 của thế kỷ XX

D. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay

Câu 5:

Thời gian Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc:

A. Tháng 9 - 1967

B. Tháng 9 - 1977

C. Tháng 9 - 1987

D. Tháng 9 - 1997

Câu 6:

Ngày thành lập Liên Hiệp Quốc là:

A. 24/10/1945

B. 4/10/1946

C. 20/11/1945

D. 27/7/1945

Câu 7:

Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 là gì?

A. Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới

B. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt

C. Kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng nhưng không ổn định.

D. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn

Câu 8:

Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai

A. Dựa vào thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật, điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động

B. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao

C. Quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh

D. Điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi

Câu 9:

Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thứ hai

A. Biết xâm nhập thị trường thế giới

B. Tác dụng của những cải cách dân chủ

C. Truyền thống “Tự lực tự cường" của người Nhật

D. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật

Câu 10:

Mĩ phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và nhà nước XHCN vào thời gian nào?

A. Tháng 02/1945

B. Tháng 3/1947

C. Tháng 6/1947

D. Tháng 4/1949

Câu 11:

Từ sự bùng nổ cuộc CTTG thứ nhất bài học nào là quan trọng nhất được rút ra để ngăn chặn một cuộc chiến tranh?

A. Kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế

B. Có đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn

C. Đoàn kết nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới

D. Biết kìm chế giải quyết các vấn đề bằng phương pháp hòa bình

Câu 12:

Yếu tố kìm hãm sự phát triển của CNTB ở nước Nga đầu thế kỉ XX là

A. Làn sóng phản đối của nhân dân lao động

B. Chính sách thỏa hiệp với bên ngoài của chính phủ

C. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng vô sản

D. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích của chế độ phong kiến

Câu 13:

Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp được triển khai ở Đông Dương trong khoảng thời gian nào?

A. 1918-1939

B. 1918-1933

C. 1919-1933

D. 1919-1929

Câu 14:

Mục đích chủ yếu của thực dân Pháp khi tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương là gì?

A. Bù đắp thiệt hại trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

B. Thúc đẩy sự chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Việt Nam

C. Tăng cường sức mạnh kinh tế, chạy đua vũ trang, nâng cao vị thế của nước Pháp trong trường quốc tế

D. Bù đắp những thiệt hại nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.

Câu 15:

Lĩnh vực không được Pháp chú trọng đầu tư trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?

A. Công nghiệp nặng

B. Công nghiệp nhẹ

C. Ngoại thương

D. Giao thông vận tải

Câu 16:

Sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất, giai cấp nào có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam triệt để nhất?

A. Nông dân

B. Tiểu tư sản

C. Công nhân

D. Tư sản dân tộc

Câu 17:

Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là

A. Tư sản yêu nước

B. Tiểu tư sản yêu nước

C. Công nhân

D. Nông dân

Câu 18:

Đâu là mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai?

A. Vô sản - tư sản

B. Nông dân - địa chủ phong kiến

C. Tư sản dân tộc - thực dân Pháp

D. Dân tộc Việt Nam - thực dân Pháp

Câu 19:

Sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến của phong trào công nhân Việt Nam chuyển từ tự phát sang tư giác?

A. Bãi công của công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1920

B. Bãi công của công nhân viên chức các sở công thương của Pháp ở Bắc Kì năm 1922

C. Bãi công của công nhân nhà máy dệt Nam Định năm 1924

D. Bãi công của công nhân xưởng máy Ba Son – Sài Gòn tháng 8/1925

Câu 20:

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt

A. Vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến Việt Nam

B. Thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo

C. Vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản Việt Nam

D. Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

Câu 21:

Hai khẩu hiệu chính mà Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng trong phong trào cách mạng 1930-1931 là:

A. “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc” và “Đả đảo phong kiến”

B. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hòa bình”

C. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt Nam” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”

D. “Chống đế quốc” và “Chống phát xít”

Câu 22:

Điểm giống nhau cơ bản giữa “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên (đầu năm 1930) với “Luận cương chính trị” (10/1930).

A. Xác định đúng đắn mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương

B. Xác định đúng đắn giai cấp lãnh đạo

C. Xác định đúng đắn khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp

D. Xác định đúng đắn nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam

Câu 23:

So với “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên thì “Luận cương chính trị” (10/1930) có điểm hạn chế là

A. Mang tính chất “hữu khuynh”, giáo điều

B. Nặng về đấu tranh giai cấp, coi công – nông mới là động lực cách mạng

C. Chưa vạch ra đường lối cụ thể cho cách mạng Việt Nam

D. Chưa thấy được vị trí và vai trò của giai cấp công nhân đối với cách mạng Việt Nam

Câu 24:

Kẻ thù cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936-1939 là

A. Thực dân Pháp nói chung

B. Địa chủ phong kiến

C. Phản động thuộc địa và tay sai không chấp nhận thi hành chính sách của Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp

D. Các quan lại của triều đình Huế

Câu 25:

Lực lượng tham gia đấu tranh trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 chủ yếu là

A. Công nhân, nông dân

B. Tư sản, tiểu tư sản, nông dân

C. Các lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, không phân biệt thành phần giai cấp

D. Liên minh tư sản và địa chủ

Câu 26:

Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1939-1945 là chống

A. Phản động thuộc địa và tay sai

B. Đế quốc và phát xít

C. Thực dân phong kiến

D. Phát xít Nhật

Câu 27:

Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941), Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào?

A. Mặt trận Liên Việt

B. Mặt trận Đồng Minh

C. Mặt trận Việt Minh

D. Thống nhất Mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương

Câu 28:

Tại Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc đã xác định nhiệm vụ cấp thiết của cách mạng Việt Nam là gì?

A. Giải phóng dân tộc

B. Cách mạng ruộng đất

C. Thành lập mặt trận Việt Minh

D. Phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền

Câu 29:

Khó khăn lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám (1945) là gì?

A. Nạn đói

B. Nạn dốt

C. Tài chính

D. Giặc ngoại xâm

Câu 30:

Việc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí Hiệp định Sơ bộ (06/3/1946) chứng tỏ

A. Sự mềm dẻo trong chính sách đối ngoại nhằm phân hóa kẻ thù của Chính phủ

B. Đường lối, chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng

C. Sự thỏa hiệp của Đảng và Chính phủ

D. Sự non yếu trong lãnh đạo của Đảng

Câu 31:

Hiệp định Sơ bộ (06/3/1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia

A. Tự do

B. Tự trị

C. Tự chủ

D. Độc lập

Câu 32:

Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (06/3/1946) và Tạm ước 14/09/1946 Pháp đã

A. Ngang nhiên “xé bỏ” Hiệp định và Tạm ước

B. Thi thành nghiêm chỉnh Hiệp định và Tạm ước

C. Chỉ thi hành Hiệp định, không thi hành Tạm ước

D. Chỉ thi hành Tạm ước, không thi hành Hiệp định

Câu 33:

Cuộc chiến đấu ở các đô thị diễn ra từ

A. 19/12/1946 - 02/1947

B. 19/12/1946 -10/1947

C. 19/12/1946-12/1947

D. 19/12/1946-10/1950

Câu 34:

Ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị

A. toàn dân kháng chiến

B. Kháng chiến kiến quốc

C. Kháng chiến toàn diện

D. Trường kì kháng chiến

Câu 35:

Trong thời kì 1954-1975, phong trào đánh dấu bước phát triển của cách mạng Việt Nam ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A. Phong trào “Đồng khởi”

B. Nổi dậy phá Ấp chiến lược

C. Thi đua Ấp Bắc giệt giặc lập công

D. Tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt

Câu 36:

Ý nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc (1954-1965)?

A. Hàn gắn vết thương chiến tranh

B. Khôi phục kinh tế

C. Đưa miền Bắc tiến lên CNXH

D. Đấu tranh chống Mĩ – Diệm

Câu 37:

Với chiến thắng của phong trào “Đồng khởi”, quân và dân miền Nam đã làm phá sản chiến lược chiến tranh nào của Mĩ?

A. “Chiến tranh cục bộ”

B. “Việt Nam hóa chiến tranh”

C. “Chiến tranh đặc biệt”

D. “Chiến tranh đơn phương”

Câu 38:

Hậu qủa nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là

A. Nền kinh tế thới giới giảm sút

B. Đời sống nhân dân cùng quẫn

C. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện

D. Giai cấp tư sản tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh

Câu 39:

Kết quả lớn nhất của phong trào cách mạng thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới là:

A. Sự ra đời của Đảng Cộng sản ở các nước

B. Sự xuất hiện của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết

C. Sự ra đời của các nước Cộng hoà Xô Viết ở Hunggari, ở Bavie (Đức)

D. Gây nhiều khó khăn cho giới cầm quyền ở các nước Tư bản

Câu 40:

Sau chiến thắng ngày 02/01/1963, ở Miền Nam dấy lên phong trào nào?

A. “Tìm Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt”.

B. “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

C. Đánh bại các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.

D. “Dũng sĩ diệt Mĩ”.