Tổng hợp đề thi thử THPTQG môn Hóa Học hay nhất có lời giải (Đề số 3)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng nào sau đây?
A. SiO2 + 2Mg → 2MgO + Si
B. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
C. SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O
D. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2
Trong thành phần của gang, nguyên tố chiếm hàm lượng cao nhất là
A. Si
B. C.
C. S.
D. Fe
Nhôm không tan trong dung dịch
A. HCl
B. NaOH
C. NaHSO4
D. Na2SO4
Bộ dụng cụ như hình bên mô tả phương pháp tách chất nào?
A. Phương pháp chiết
B. Phương pháp chưng cất
C. Phương pháp kết tinh
D. Phương pháp sắc ký
Gốc glucozơ và gốc fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử
A. nitơ
B. hiđro
C. cacbon
D. oxi.
Oxi hóa NH3 bằng CrO3 sinh ra N2, H2O, Cr2O3. Số phân tử NH3 tác dụng với một phân tử CrO3 là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là
A. đỏ
B. da cam
C. vàng
D. tím
Polime được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng là
A. Poliacrylonitrin
B. Poli(etylen terephtalat).
C. Polietilen
D. Poli(vinyl clorua).
Trong phương pháp thủy luyện dùng để điều chế Ag từ quặng có chứa Ag2S. Hóa chất cần dùng là
A. Dung dịch HNO3 đặc và Zn
B. Dung dịch H2SO4 đặc nóng và Zn
C. Dung dịch NaCN và Zn
D. Dung dịch HCl và Zn
Phản ứng nào sau đây giải thích hiện tượng "nước chảy, đá mòn"?
A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
B. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.
C. CaO + CO2 → CaCO3
D. CaO + H2O → Ca(OH)2
Phản ứng giữa C2H5OH với CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) là phản ứng
A. trùng hợp
B. este hóa
C. xà phòng hóa
D. trùng ngưng
Dân gian xưa kia sử dụng phèn chua để bào chế thuốc chữa đau răng, đau mắt, cầm màu và đặc biệt dùng để làm trong nước. Nguyên nhân nào sau đây làm cho phèn chua có khả năng làm trong nước?
A. Phèn chua có tính axit nên hút hết các hạt bẩn lơ lửng, làm trong nước
B. Phèn chua điện li tạo ra các ion K+, Al3+, SO42- nên các ion này hút hết các hạt bẩn lơ lửng, làm trong nước
C. Khi hòa tan phèn chua vào H2O, do quá trình điện li và thủy phân Al3+ tạo ra Al(OH)3 dạng keo nên hút hết các hạt bẩn lơ lửng, làm trong nước
D. Phèn chua bị điện li tạo ra các ion K+, SO42- trung tính nên hút hết các hạt bẩn lơ lửng, làm trong nước
Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy
A. có bọt khí thoát ra
B. có kết tủa trắng và bọt khí.
C. có kết tủa trắng
D. không có hiện tượng gì.
Phương trình S2- + 2H+ → H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng
A. 2HCl + K2S → 2KCl + H2S
B. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
C. BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S
D. 2HCl + CuS → CuCl2 + H2S
Cho dãy kim loại Zn, Fe, Cr. Thứ tự giảm dần độ hoạt động hóa học của kim loại từ trái sang phải trong dãy là
A. Zn, Fe, Cr
B. Fe, Zn, Cr
C. Zn, Cr, Fe
D. Cr, Fe, Zn
Amilozơ được cấu tạo từ các gốc
A. α-glucozơ
B. β-glucozơ
C. α-fructozơ
D. β-fructozơ
Điều chế kim loại K bằng phương pháp nào sau đây?
A. Dùng khí CO khử K+ trong K2O ở nhiệt độ cao
B. Điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn
C. Điện phân dung dịch KCl có màng ngăn
D. Điện phân KCl nóng chảy
Cho glixerol tác dụng với axit axetic thì có thể sinh ra tối đa bao nhiêu chất có chức este?
A. 2
B. 6
C. 5
D. 4.
Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic, axit panmitic và các axit béo tự do đó). Sau phản ứng thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 15,66 gam H2O. Xà phòng hóa m gam X (H = 90%) thì thu được khối lượng glixerol là
A. 2,760
B. 1,242.
C. 1,380.
D. 2,484.
Khí cacbonic chiếm 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 gam tinh bột thì cần bao nhiêu lít không khí (đktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp?
A. 1482600
B. 1382600
C. 1402666
D. 1382716
Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ
A. màu vàng sang màu da cam
B. không màu sang màu da cam
C. không màu sang màu vàng
D. màu da cam sang màu vàng
Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức) và este Z được tạo ra từ X và Y (trong M, oxi chiếm 43,795% về khối lượng). Cho 10,96 gam M tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 10%, tạo ra 9,4 gam muối. Công thức của X và Y lần lượt là
A. CH2=CHCOOH và C2H5OH
B. CH2=CHCOOH và CH3OH
C. C2H5COOH và CH3OH
D. CH3COOH và C2H5OH
Nhóm vật liệu nào sau đây được chế tạo từ polime thiên nhiên?
A. Nhựa bakelit, tơ tằm, tơ axetat
B. Cao su isopren, nilon-6,6, keo dán gỗ
C. Tơ visco, cao su buna, keo dán gỗ
D. Tơ visco, tơ axetat, phim ảnh
Người ta có thể bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép bằng cách gắn những tấm Zn vào vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển vì
A. thép là cực dương, không bị ăn mòn, Zn là cực âm, bị ăn mòn
B. thép là cực âm, không bị ăn mòn, Zn là cực dương, bị ăn mòn
C. Zn ngăn thép tiếp xúc với nước biển nên thép không tác dụng với nước
D. Zn ngăn thép tiếp xúc với nước biển nên thép không tác dụng với nước và các chất có trong nước biển
Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl với M là kim loại kiềm, nung nóng 20,29 gam hỗn hợp X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn lại 18,74 gam chất rắn. Cũng đem 20,29 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với 500 ml dung dịch HCl 1M thì thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 74,62 gam kết tủa. Kim loại M là
A. Na
B. Li.
C. K
D. Cs.
Trong phân tử este đa chức mạch hở X có hai liên kết pi, số nguyên tử cacbon và oxi khác nhau là 2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm gồm một muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 5.
B. 4
C. 3
D. 6
Cho phát biểu sau:
(a) Tất cả các amino axit đều là chất rắn ở điều kiện thường.
(b) Tất cả các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.
(c) Glyxin phản ứng được với các dung dịch NaOH, H2SO4.
(d) Tất cả các amino axit đều có khả năng trùng hợp tạo peptit.
(e) Có thể dùng quỳ tím để phân biệt các dung dịch alanin, lysin và axit glutamic.
(g) Trong phân tử amino axit vừa chứa liên kết cộng hóa trị, vừa chứa liên kết ion.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 4
C. 6
D. 5
Cho hỗn hợp X gồm muối A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là
A. 4,24
B. 3,18
C. 5,36
D. 8,04
Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được 33,6 gam chất rắn. Dẫn hỗn hợp khí sau phản ứng vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 80 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 34,88
B. 36,16
C. 46,4
D. 59,2.
Chất A mạch thẳng có công thức C6H8O4. Cho sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
A + 2NaOH B + C + H2O
B D + H2O
C + 2HCl → E + 2NaCl
Phát biểu nào sau đây phù hợp với sơ đồ trên?
A. Chất E là HOOC-CH=CH-COOH
B. Chất B là CH3OH
C. Chất D là C3H6
D. Chất A là este 2 chức.
Hỗn hợp A chứa ba ankin với tổng số mol là 0,1 mol. Chia A làm hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1, thu được 2,34 gam H2O. Phần 2 tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M trong NH3 tạo ra 4,55 gam kết tủa. Hãy gọi tên và tính phần trăm khối lượng từng chất trong A, biết ankin nhỏ nhất chiếm 40% số mol.
A. Propin (33,1%), but-1-in (22,3%), but-2-in (44,6%).
B. Etin (22,3%), propin (33,1%), but-2-in (44,6%).
C. Etin (22,3%), propin (33,1%), but-1-in (44,6%).
D. Propin (33,1%), but-1-in (44,6%), but-2-in (22,3%).
Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Ca tan hết vào dung dịch Y chứa 0,08 mol NaHCO3 và 0,04 mol CaCl2, sau phản ứng thu được 7 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,896 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 1,2.
B. 1,56
C. 1,72
D. 1,66.
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Al và Mg trong V ml dung dịch HNO3 2,5M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X (không chứa muối amoni) và 0,084 mol hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ khối so với oxi là 31 : 24. Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X thì lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị hình vẽ dưới đây:
Giá trị của m va V lần lượt là
A. 6,36 va 378,2
B. 7,5 và 250,0
C. 6,36 và 250
D. 7,5 và 387,2
Cho các chất mạch hở: X là axit không no, mạch phân nhánh, có hai liên kết π; Y và Z là hai axit no, đơn chức; T là ancol no ba chức; E là este của X, Y, Z với T. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm X và E, thu được a gam CO2 và (a – 4,62) gam H2O. Mặt khác, m gam M phản ứng vừa đủ với 0,04 mol NaOH trong dung dịch. Cho 13,2 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối khan G. Đốt cháy hoàn toàn G, thu được 0,4 mol CO2 và 14,24 gam gồm (Na2CO3 và H2O). Phần trăm khối lượng của E trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 92,4
B. 34,8.
C. 73,9.
D. 69,7.
Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoan toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 25.
B. 15.
C. 40.
D. 32.
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
TN1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z thu được n1 mol kết tủa.
TN2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z thu được n2 mol kết tủa.
TN3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 = n2 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là
A. ZnCl2, FeCl2
B. Al(NO3)3, Fe(NO3)2
C. FeCl2, FeCl3
D. FeCl2, Al(NO3)3
Hòa tan hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và Cu (trong đó FeO chiếm 1/3 tổng số mol hỗn hợp X) trong dung dịch chứa NaNO3 và HCl, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối clorua và 0,896 lít NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp X trên trong dung dịch HCl thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối có tổng khối lượng 29,6 gam. Trộn dung dịch Y với dung dịch Z thu được dung dịch T. Cho dung dịch AgNO3 tới dư vào T thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 196,35
B. 111,27
C. 160,71
D. 180,15
Tiến hành thí nghiệm của một vài vật liệu polime với dung dịch kiềm theo các bước sau đây:
Bước 1: Lấy 4 ống nghiệm đựng lần lượt các chất PE, PVC, sợi len, xenlulozơ theo thứ tự 1, 2, 3, 4.
Bước 2: Cho vào mỗi ống nghiệm 2 ml dung dịch NaOH 10%, đun sôi rồi để nguội.
Bước 3: Gạt lấy lớp nước ở mỗi ống nghiệm ta được tương ứng các ống nghiệm 1', 2', 3', 4'.
Bước 4: Thêm HNO3 và vài giọt AgNO3 vào ống 1', 2'. Thêm vài giọt CuSO4 vào ống 3', 4'.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ống 1' không có hiện tượng
B. Ống 2' xuất hiện kết tủa trắng
C. Ống 3' xuất hiện màu tím đặc trưng
D. Ống 4' xuất hiện màu xanh lam.
Đốt cháy X cũng như Y với lượng oxi vừa đủ, luôn thu được CO2 có số mol bằng số mol O2 đã phản ứng. Biết rằng X, Y (MX < MY) là hai este đều mạch hở, không phân nhánh và không chứa nhóm chức khác. Đun nóng 30,24 gam hỗn hợp E chứa X, Y (số mol của X gấp 1,5 lần số mol Y) cần dùng 400 ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol và hỗn hợp chứa 2 muối. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 15,2 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối cần dùng 0,42 mol O2. Tổng số nguyên tử có trong Y là
A. 21
B. 20.
C. 22.
D. 19
Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) V lít dung dịch X chứa R(NO3)2 0,45M (R là kim loại có hóa trị không đổi) và NaCl 0,4M trong thời gian t giây thu được 6,72 lít hỗn hợp khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch KOH 0,75M và NaOH 0,5M không sinh ra kết tủa. Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của V là
A. 0,75
B. 1,00
C. 0,50
D. 2,00.