Tổng hợp đề thi thử THPTQG môn Vật Lí cực hay có lời giải (Đề số 9)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Pin quang điện là nguồn điện hoạt động dựa trên hiện tượng:

A. Quang điện trong.

B. Quang – phát quang.

C. Tán sắc ánh sáng.

D. Huỳnh quang.

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây sai? Lực từ là lực tương tác

A. Giữa nam châm.

B. giữa nam châm với dòng điện.

C. giữa hai điện tích đứng yên.

D. giữa hai dòng điện.

Câu 3:

Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình  u=Acosωt. Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng:

A. Một số nguyên lần bước sóng.

B. Một số lẻ lần bước sóng.

C. Một số nguyên lần nửa bước sóng.

D. Một số lẻ lần nửa bước sóng.

Câu 4:

Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ, dao động điều hòa dọc theo trục Ox quanh vị trí cân bằng O với tần số góc là ω. Biểu thức lực kéo về tác dụng lên vật theo li độ x là:

A. F=-mω2x

B. F=-mωx

C. F=mω2x

D. F=mωx

Câu 5:

Điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu đoạn mạch AB có dạng u=2202cos100πt(V). Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch là:

A. 440V

B. 1102 V

C. 220V

D. 2202 V

Câu 6:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Lực gây ra phóng xạ hạt nhân là lực tương tác điện (lực Culông).

B. Trong phóng xạ hạt nhân khối lượng được bảo toàn.

C. Phóng xạ hạt nhân là một dạng phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

D. Quá trình phóng xạ hạt nhân phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài như áp suất, nhiệt độ…

Câu 7:

Trong hiện tượng quang – phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một photon sẽ đưa đến:

A. Sự giải phóng electron liên kết.

B. Sự phát ra một photon khác.

C. Sự giải phóng một cặp electron và lỗ trống.

D. Sự giải phóng một electron tự do.

Câu 8:

Đặt điện áp u=U0cosωt vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm có độ lớn cực đại thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm bằng:

A. U0ωL

B. U02ωL

C. 0

D. U02ωL

Câu 9:

Đáp án nào đúng khi nói về quan hệ về hướng giữa vector cường độ điện trường và lực điện trường:

A. E cùng hướng với F tác dụng lên điện tích thử đặt trong điện trường đó.

B. E cùng phương ngược hướng với F tác dụng lên điện tích thử đặt trong điện trường đó.

C. E cùng hướng với F tác dụng lên điện tích thử dương đặt trong điện trường đó.

D. E cùng hướng với F tác dụng lên điện tích thử âm đặt trong điện trường đó.

Câu 10:

Hạt nhân con trong phóng xạ β+ có:

A. Số nơtron bằng hạt nhân mẹ.

B. Số khối bằng hạt nhân mẹ.

C. Số proton bằng hạt nhân mẹ.

D. Số nơtron nhỏ hơn hạt nhân mẹ 1 đơn vị.

Câu 11:

Tia tử ngoại được dùng

A. Trong y tế để chụp điện, chiếu điện.

B. Để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại.

C. Để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh.

D. Để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại.

Câu 12:

Nếu trong một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện trễ pha so với điện áp hai đầu đoạn mạch, thì đoạn mạch này gồm:

A. Tụ điện và biến trở.

B. Điện trở thuần và tụ điện.

C. Điện trở thuần và cuộn cảm.

D. Cuộn dây thuần cảm và tụ điện với cảm kháng nhỏ hơn dung kháng.

Câu 13:

Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 40 N/m đang dao động điều hòa với biên độ 3 cm. Cơ năng của con lắc lò xo có giá trị là:

A. 0,6 J.

B. 0,036 J.

C. 180 J.

D. 0,018 J.

Câu 14:

Gọi u, uR, uL, uC lần lượt là điện áp tức thời trên toàn mạch, trên điện trở R, trên cuộn cảm thuần L và trên tụ điện C trong đoạn mạch xoay chiều nối tiếp. Ban đầu trong mạch có tính cảm kháng, sau đó giảm dần tần số dòng điện qua mạch thì đại lượng giảm theo độ lệch pha giữa:

A. uL và u

B. uL và uR

C. uR và uC

D. u và uC

Câu 15:

Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường không có đặc điểm nào sau đây?

A. Vuông góc với mặt phẳng chứa vecto cảm ứng từ và dòng điện.

B. Vuông góc với vecto cảm ứng từ.

C. Song song với các đường sức từ.

D. Vuông góc với dây đẫn mang dòng điện.

Câu 16:

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về photon ánh sáng?

A. Mỗi photon có một năng lượng xác định.

B. Năng lượng của photon ánh sáng tím lớn hơn năng lượng photon ánh sáng đỏ.

C. Năng lượng các photon của các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau.

D. Photon chỉ tồn tại trạng thái chuyển động.

Câu 17:

Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của tia Rơnghen (tia X)?

A. Tác dụng mạnh lên kính ảnh.

B. Có thể đi qua lớp chì dày vài cen-ti-mét.

C. Khả năng đâm xuyên mạnh.

D. Gây ra hiện tượng quang điện.

Câu 18:

Trong dao động điều hòa, độ lớn gia tốc của vật:

A. Tăng hay giảm tùy thuộc vào vận tốc ban đầu của vật lớn hay nhỏ.

B. Không thay đổi.

C. Tăng khi vận tốc của vật tăng.

D. Giảm khi vận tốc của vật tăng.

Câu 19:

Trong một mạch dao động LC lí tưởng, độ tự cảm L của cuộn cảm có giá trị không đổi, điện dùng C của tụ thay đổi được. Khi C=C1 thì chu kì dao động của mạch là 4μs, khi C=2C1thì chu kì dao động của mạch là:

A. 22μs

B. 4

C. 4μs

D. 8μs

Câu 20:

Chiếu bức xạ đơn sắc có năng lượng bằng photon bằng ε vào kim loại có công thoát bằng A.

A. ε<A

B. εA

C. ε>A

D. ε=A

Câu 21:

Từ thông qua khung dây dẫn kín tăng đều từ 0 đến 0,05 Wb trong khoảng thời gian 2 ms. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây có cường độ là 2A. Điện trở của khung dây là:

A. 20Ω

B. 12,5Ω

C. 25Ω

D. 8,5Ω

Câu 22:

Một tụ điện có điện dung thay đổi được. Ban đầu điện dung của tụ điện bằng 2000pF, mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế 200V. Khi điện tích trên tụ đã ổn định thì ngắt khỏi nguồn sau đó tăng điện dung của tụ lên hai lần, lúc này hiệu điện trên tụ là:

A. 400 V.

B. 50 V.

C. 200 V.

D. 100 V.

Câu 23:

Đặt điện áp xoay chiều u=U0cos(ωt) vào hai đầu đoạn mạch chứa điện trở thuần R mắc nối tiếp cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảm L. Biết 4R=3ωL. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng:

A. 0,71

B. 0,8

C. 0,6

D. 0,75

Câu 24:

Điểm sáng S đặt trên trục chính của thấu kính hội tụ cách quang tâm 30 cm, tạo ảnh S'. Biết tiêu cự của thấu kính là 10 cm. Cố định S, di chuyển thấu kính lại gần S một đoạn 15 cm (trong quá trình di chuyển trục chính của thấu kính không đổi). Quãng đường di chuyển của ảnh S' trong quá trình trên là:

A. 20cm.

B. 10cm.

C. 15cm.

D. 0cm.

Câu 25:

Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ 2.1013 Hz đến  8.1013 Hz. Dải sóng trên thuộc vùng nào của thang sóng điện từ? Biết tốc độ ánh sáng trong chân không là  c=3.108m/s.

A. Vùng tia Rơnghen.

B. Vùng tia tử ngoại.

C. Vùng tia hồng ngoại.

D. Vùng ánh sáng nhìn thấy.

Câu 26:

Cường độ điện trường E và cảm ứng từ B tại M, nơi có sóng điện từ truyền qua biến thiên điều hòa theo thời gian t với giá trị cực đại lần lượt là E0 và B0. Vào thời điểm t, cảm ứng từ tại điểm M có phương trình B=B0cos(2π108t). Vào thời điểm t =0, cường độ điện trường tại M có độ lớn bằng:

A. E0

B. 0,75E0

C. 0,5E0

D. 0,25E0

Câu 27:

Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều u=U0cos(2πft) (V)  (trong đó U0 không đổi, tần số f có thể thay đổi). Ban đầu f=f0 thì trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng, sau đó tăng dần tần số dòng điện và giữ nguyên tất cả các thông số khác. Chọn phát biểu sai?

A. Cường độ hiệu dụng của dòng giảm.

B. Điện áp hiệu dụng trên tụ điện tăng.

C. Điện áp hiệu dụng trên điện áp giảm.

D. Hệ số công suất của mạch giảm.

Câu 28:

Mạch điện AB gồm các điện trở mắc như hình vẽ. Biết R1=10Ω, R2=R3=15Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu mạch AB là UAB=28V. Coi như điện trở của vôn kế rất lớn, số chỉ vôn kế là:

A. 16 V.

B. 12 V.

C. 24 V.

D. 14 V.

Câu 29:

Theo các tiên đề Bo, trong nguyên tử hiđrô, giả sử chuyển động của electron quanh hạt nhân chuyển động tròn đều. Tỉ số giữa tốc độ của electron trên quỹ đạo K với tốc độ của electron trên quỹ đạo N bằng:

A. 3.

B. 9.

C. 4.

D. 6.

Câu 30:

Chiếu một chùm bức xạ hỗn hợp gồm 4 bức xạ điện từ có bước sóng lần lượt là λ1=0,48μm, λ2=450nm, λ3=0,72μm, λ4=350nm vào khe F của một máy quang phổ lăng kính thì trên tiêu diện của thấu kính buồng tối sẽ thu được:

A. 1 vạch màu hỗn hợp 4 bức xạ.

B. 4 vạch màu đơn sắc riêng biệt.

C. 2 vạch màu đơn sắc riêng biệt.

D. 3 vạch màu đơn sắc riêng biệt.

Câu 31:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, tại vị trí cân bằng lò xo dãn 10cm. Nâng vật thẳng đứng lên trên vị trí cân bằng một đoạn x0=23cm rồi truyền cho nó một vận tốc ban đầu v0=20cm/s theo phương thẳng đứng xuống dưới. Sau khi được truyền vận tốc vật dao động điều hòa, lấy g=10m/s2. Tỉ số giữa độ lớn lực đàn hồi cực đại và cực tiểu của lò xo là

A. 73

B. 53

C. 83

D. 43

Câu 32:

Hình vẽ bên là đồ thị phụ thuộc thời gian của cường độ dòng điện trong hai mạch dao động LC lí tưởng (mạch 1 là đường 1 và mạch 2 là đường 2). Tỉ số điện tích cực đại trên 1 bản tụ của mạch 1 so với mạch 2 là:

A. 3/5.

B. 5/3.

C. 3/2.

D. 2/3.

Câu 33:

Đặt điện áp xoay chiều có điện áp hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch nối tiếp: Đoạn mạch AM gồm điện trở R1=503Ω và cuộn dây thuần cảm có cảm kháng ZL=50Ω nối tiếp, đoạn mạch MB gồm điện trở R2=1003Ω và tụ điện có dung kháng ZC=100Ω nối tiếp. Khi uAM=303 V thì uMB=80 V. Giá trị cực đại của dòng điện trong mạch là:

A. 3 (A)

B. 3 (A)

C. 32 (A)

D. 5 (A)

Câu 34:

Một mắt cận có điểm Cv cách mắt 50 cm. Để có thể nhìn rõ không điều tiết một vật ở vô cực thì phải đeo kính sát mắt có độ tụ D1. Để có thể nhìn rõ không điều tiết một vật ở cách mắt 10 cm thì phải đeo kính sát mắt có độ tụ D2. Tổng (D1 + D2) gần giá trị nào nhất sau đây?

A. -4,2dp. 

B. -2,5dp.

C. 9,5 dp.

D. 8,2 dp.

Câu 35:

Đặt một điện áp xoay chiều u=U2cos(2πft (V) (U không đổi còn f thay đổi được) vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm L ghép nối tiếp. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của công suất tiêu thụ trên mạch khi tần số f thay đổi. Giá trị của công suất P gần với giá trị nào sau đây nhất?

A. 60 W.

B. 61 W.

C. 63 W.

D. 62 W.

Câu 36:

Một sóng cơ truyền theo tia Ox trên sợi dây đàn hồi rất dài với chu kì 6 s. Hình vẽ bên là hình ảnh sợi dây ở các thời điểm t0 và t1. Nếu d1d2=57 thì tốc độ của điểm M ở thời điểm t2=t1+4,25s là:

A. 4π3 cm/s

B. 2π3 cm/s

C. 4π3 cm/s

D. 4π23 cm/s

Câu 37:

Hai quả cầu nhỏ giống nhau, cùng khối lượng m = 0,2kg, được treo tại cùng một điểm bằng hai sợi dây mảnh cách điện cùng chiều dài l=0,5m. Tích điện cho mỗi quả cầu điện tích q như nhau, chúng đẩy nhau. Khi cân bằng khoảng cách giữa hai quả cầu là a = 5cm. Độ lớn điện tích hai quả cầu xấp xỉ bằng:

A. q=2.10-9C

B. q=3,4.10-9C

C. q=5,3.10-9C

D. q=1,7.10-9C

Câu 38:

Giao thoa sóng nước với hai nguồn A, B giống hệt nhau có tần số 2,5Hz và cách nhau 30cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 0,1 m/s. Gọi O là trung điểm của AB. M là trung điểm OB. Xét tia My nằm trên mặt nước và vuông góc với AB. Hai điểm P, Q trên My dao động với biên độ cực đại gần M nhất và xa M nhất cách nhau một khoảng:

A. 34,03cm.

B. 53,73cm.

C. 43,42cm.

D. 10,31cm.

Câu 39:

Hạt nơtron có động năng 2MeV bắn vào hạt nhân L36i đứng yên, gây ra phản ứng hạt nhân tạo thành một hạt α và một hạt T. Các hạt α và T bay theo các trường hợp với hướng tới của hạt nơtron những góc tương ứng bằng 150 và 300. Biết tỷ số giữa các khối lượng hạt nhân bằng tỷ số giữa các số khối của chúng phản ứng hạt nhân này:

 

 

A. Thu năng lượng bằng 1,66MeV.

B. Thu năng lượng bằng 1,30MeV.

C. Tỏa năng lượng bằng 17,40MeV.

D. Tỏa năng lượng bằng 1,66MeV.

Câu 40:

Hình vẽ là đồ thị phụ thuộc thời gian của vận tốc của hai con lắc lò xo dao động điều hòa: con lắc 1 đường 1 và con lắc 2 đường 2. Biết biên độ dao động của con lắc thứ 2 là 9 cm. Xét con lắc 1, tốc độ trung bình của vật trên quãng đường từ lúc t = 0 đến thời điểm lần thứ 3 động năng bằng 3 lần thế năng là:

A. 15 cm/s.

B. 13,33 cm/s.

C. 17,56 cm/s.

D. 20 cm/s.