TỔNG HỢP KIẾN THỨC VỀ ESTE, CHẤT BÉO, CACBOHIĐRAT, AMIN, AMINO AXIT, PEPTIT (P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm –OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, không làm mất màu nước brom. Chất X là

A. Xenlulozơ.

B. Glucozơ.

C. Saccarozơ.

D. Tinh bột.

Câu 2:

Khi nói về glucozơ, điều nào sau đây không đúng ?

A. Glucozơ tồn tại chủ yếu ở 2 dạng mạch vòng (α, β) và không thể chuyển hoá lẫn nhau.

B. Glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử có cấu tạo của ancol đa chức và anđehit đơn chức.

C. Glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng cho dung dịch màu xanh lam.

D. Glucozơ phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa trắng.

Câu 3:

Phản ứng không dùng để chứng minh đặc điểm cấu tạo phân tử của glucozơ là

A. Phản ứng tráng gương để chứng tỏ trong phân tử glucozơ có nhóm chức –CHO.

B. Tác dụng với Na để chứng minh phân tử có 5 nhóm –OH.

C. Hòa tan Cu(OH)2 để chứng minh phân tử có nhiều nhóm chức –OH.

D. Phản ứng với 5 phân tử (CH3CO)2O để chứng minh có 5 nhóm –OH trong phân tử.

Câu 4:

Cho các phát biểu sau:

(1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc;

(2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác;

(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp;

(4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit.

Phát biểu đúng là

A. (1) và (2).

B. (3) và (4).

C. (2) và (4).

D. (1) và (3).

Câu 5:

Trong các phát biểu sau:

(1) Xenlulozơ tan được trong nước.

(2) Xenlulozơ tan trong benzen và ete.

(3) Xenlulozơ tan trong dung dịch axit sunfuric nóng.

(4) Xenlulozơ là nguyên liệu để điều chế thuốc nổ.

(5) Xenlulozơ là nguyên liệu để điều chế tơ axetat, tơ visco.

(6) Xenlulozơ trinitrat dùng để sản xuất tơ sợi.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 5.

D. 4.

Câu 6:

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng ?

(1) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột.

(2)  Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.

(3) Khi thủy phân hoàn toàn saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit.

(4) Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ đều thu được glucozơ.

(5) fuctozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fuctozơ có nhóm –CHO.

A. 2.

B. 4.

C. 1.

D. 3.

Câu 7:

Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(e) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

Số phát biểu đúng là:

A. 4.

B. 3.

C. 5.

D. 2.

Câu 8:

So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ.

(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.

(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.

(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.

(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.

Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là

A. 4.

B. 5.

C. 2.

D. 3.

Câu 9:

Cho các phát biểu sau đây:

(a) Dung dịch glucozơ không màu, có vị ngọt.

(b) Dung dịch glucozơ làm mất màu nước Br2 ở ngay nhiệt độ thường.

(c) Điều chế glucozơ người ta thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozơ với xúc tác axit hoặc enzim.

(d) Trong tự nhiên, glucozơ có nhiều trong quả chín, đặc biệt có nhiều trong nho chín.

(e) Độ ngọt của mật ong chủ yếu do glucozơ gây ra.

Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 2.

Câu 10:

Khảo sát tinh bột và xenlulozơ qua các tính chất sau:

(1) Công thức chung Cn(H2O)m.

(2) Là chất rắn không tan trong nước.

(3) Tan trong nước Svayde.

(4) Gồm nhiều mắt xích a-glucozơ liên kết với nhau.

(5) Sản xuất glucozơ.

(6) Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

(7) Phản ứng màu với iot.

(8) Thủy phân.

Trong các tính chất này

A. Tinh bột có 6 tính chất và xenlulozơ có 5 tính chất.

B. Tinh bột có 6 tính chất và xenlulozơ có 6 tính chất.

C. Tinh bột có 5 tính chất và xenlulozơ có 5 tính chất.

D. Tinh bột có 5 tính chất và xenlulozơ có 6 tính chất.

Câu 11:

Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(a) fructozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, khi đun với dung dịch H2SO4 loãng thì sản phẩm thu được đều có phản ứng tráng gương.

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam đậm.

(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm xelulozơ và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(e) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

Số phát biểu đúng là:

A. 3.

B. 5.

C. 4.

D. 1.

Câu 12:

Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau :

(1) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thủy phân.

(2) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

(3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.

(4) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ.

(5) Thủy phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ.

Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là :

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 5.

Câu 13:

Cho các phát biểu sau:

(1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

(2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác.

(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.

(4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit.

Phát biểu đúng là

A. (2) và (4).

B. (3) và (4).

C. (1) và (2).

D. (1) và (3).

Câu 14:

Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là:

A. (1), (2), (3) và (4).

B. (3), (4), (5) và (6).

C. (2), (3), (4) và (5).

D. (1), (3), (4) và (6).

Câu 15:

Cho các phát biểu sau:

(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

(b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro.

(c) Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.

(d) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.

(e) Saccarazơ chỉ có cấu tạo mạch vòng.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 16:

Cho các phát biểu sau :

(a) Glucozơ và fructozơ phản ứng với H2 (to, Ni) đều cho sản phẩm là sobitol.

(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.

(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.

(e) Fructozơ là hợp chất đa chức.

(f) Có thể điều chế ancol etylic từ glucozơ bằng phương pháp sinh hóa.

Số phát biểu đúng là :

A. 4.

B. 5.

C. 2.

D. 3.

Câu 17:

Cho các phát biểu sau:

(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.

(b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.

(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.

(d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết a-1,4-glicozit.

(e) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.

(f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 18:

So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ.

(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.

(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.

(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.

(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.

Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là\

A. 4.

B. 2.

C. 5.

D. 3.

Câu 19:

Chọn những câu đúng trong các câu sau :

(1) Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2 nhưng tan được trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2.

(2) Glucozơ được gọi là đường mía.

(3) Dẫn khí H2 vào dung dịch glucozơ, đun nóng, xúc tác Ni thu được poliancol.

(4) Glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ xúc tác HCl hoặc enzim.

(5) Dung dịch saccarozơ không có phản ứng tráng Ag, chứng tỏ phân tử saccarozơ không có nhóm –CHO.

(6) Saccarozơ thuộc loại đisaccarit có tính oxi hóa và tính khử.

(7) Tinh bột là hỗn hợp của 2 polisaccarit là amilozơ và amilopectin.

A. (1), (2), (3), (6), (7).

B. (1), (2) , 5, 6, (7).

C. (1), (3), (5), (6), (7).

D. (1), (3), (4), (5), (6), (7).

Câu 20:

Saccarozơ có tính chất nào trong số các tính chất sau :

(1) polisaccarit.

(2)  khối tinh thể không màu.

(3) khi thuỷ phân tạo thành glucozơ và frutozơ.

(4)  tham gia phản ứng tráng gương.

(5) phản ứng với Cu(OH)2.

Những tính chất nào đúng ?

A. (1), (2), (3), (5).

B. (2), (3), (5).

C. (1), (2), (3), (4).

D. (3), (4), (5).

Câu 21:

Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(1) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

(2) Có thể phân biệt ba dung dịch: glucozơ, saccarozơ, fructozơ bằng nước brom.

(3) Thuỷ phân hoàn toàn xenlulozơ và tinh bột trong môi trường axit đều thu được glucozơ.

(4) Hiđro hoá saccarozơ (Ni, to) thu được sobitol.

Số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 5.

C. 2.

D. 3.

Câu 22:

Có các phát biểu sau đây:

(1) Amilozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh. 

(2) Glucozơ bị khử hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.

(3) Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

(4) Saccarozơ làm mất màu nước brom.

(5) Fructozơ có phản ứng tráng bạc.

(6) Glucozơ tác dụng được với dung dịch thuốc tím.

Số phát biểu đúng là:

A. 6.

B. 5.

C. 3.

D. 4.

Câu 23:

Cho các phát biểu sau:

(1) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau vì đều có công thức phân tử (C6H10O5)n.

(2) Dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.

(4) Tinh bột do các gốc fructozơ tạo ra.

(5) Tinh bột có cấu trúc xoắn, xenlulozơ có cấu trúc mạch thẳng.

Số phát biểu đúng là:

A. 3. 

B. 5.

C. 4.

D. 2.

Câu 24:

Cho các nhận định sau:

(1) Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là khoảng 0,1%.

(2) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương.

(3) Thủy phân hoàn toàn tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều cho cùng một loại mono saccarit.

(4) Glucozơ là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm.

(5) Xenlulozơ là nguyên liệu được dùng để sản xuất tơ nhân tạo, chế tạo thuốc súng không khói.

(6) Mặt cắt củ khoai tác dụng với I2 cho màu xanh tím.

Số nhận định đúng là

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 5.

Câu 25:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong phân tử tetrapeptit có 4 liên kết peptit.

B. Các peptit đều có phản ứng màu biure.

C. Các amino axit ở điều kiện thường đều là chất rắn dạng tinh thể.

D.  Liên kết giữa nhóm CO và nhóm NH giữa các đơn vị amino axit gọi là liên kết peptit.

Câu 26:

Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây sai :

A. Thành phân phân tử protein luôn có nguyên tố N.

B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

C. Protein là những polipeptit cao phân tử  có phân tử khối từ vài trục đến vài triệu.

D. Protein có phản ứng màu biure.

Câu 27:

Phát biểu nào sau đây không đúng :

A. Các peptit mà phân tử có chứa từ 11 đến 50 gốc α-amino axit được gọi là polipeptit.

B. Các peptit đều là chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.

C. Peptit mạch hở phân tử chứa 2 gốc α-amino axit được gọi là đipeptit.

D. Các peptit mạch hở phân tử chứa liên kết CO-NH được gọi là đipeptit.

Câu 28:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

B. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α-amino axit, số liên kết peptit bằng (n-1)

C. Phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit.

D. Trong phân tử peptit mạch hở, số liên kết peptit bao giờ cũng bằng số gốc α-amino axit.

Câu 29:

Phát biểu không đúng là:

A. Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.

B. Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit.

C. Thủy phân đến cùng các protein đều thu được các α-amino axit.

D. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

Câu 30:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.

B. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.

C. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.

D.  Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.

Câu 31:

Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Amino axit thiên nhiên (đều là những α-amino axit) là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống.

B. Muối mononatri của axit glutamic dùng làm gia vị thức ăn.

C. Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh.

D. Axit ε-aminocaproic là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon-6.

Câu 32:

Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng.

B. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β – amino axit.

C. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt.

D. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.

Câu 33:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.

B. Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.

C. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

D. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.

Câu 34:

Những nhận xét nào trong các nhận xét sau là đúng?

(1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.

(2) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của khối lượng phân tử.

(3) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm.

(4) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac.

A. (1), (2).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (2), (3).

D. (1), (2), (4).

Câu 35:

Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α -amino axit.

B. Tất cả các peptit và protein đều có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit.

D. Oligopeptit là các peptit có từ 2 đến 10 liên kết peptit.

Câu 36:

Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.

B. Trong môi trường kiềm, đipetit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

C. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.

D. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.

Câu 37:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng.

B. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β -amino axit.

C. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.

D. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt.

Câu 38:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)­2.

B. Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.

C. Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α- amino axit.

D. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.

Câu 39:

Nhận định nào sau đây đúng ?

A. Một phân tử tripeptit phải có 3 liên kết peptit.

B. Thủy phân đến cùng protein đơn giản luôn thu được α-amino axit.

C. Trùng ngưng n phân tử amino axit ta được hợp chất chứa (n-1) liên kết peptit.

D. Hợp chất glyxylalanin phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu tím.

Câu 40:

Phát biểu đúng là

A. Khi thuỷ phân đến cùng các protein đơn giản sẽ cho hỗn hợp các a-amino axit.

B. Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu xanh đậm.

C. Propan – 1,3 – điol hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức màu xanh thẫm.

D. Axit axetic không phản ứng được với Cu(OH)2.

Câu 41:

Phát biểu không đúng là :

A. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO-.

B. Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

C. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

D. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin.

Câu 42:

Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị a-amino axit được gọi là liên kết peptit.

B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

C. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các a-amino axit.

Câu 43:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.

B. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.

D. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai.

Câu 44:

Nhận định nào sau đây không đúng ?

A. Dung dịch axit aminoetanoic tác dụng được với dung dịch HCl.

B. Trùng ngưng các α-aminoaxit ta được các hợp chất chứa liên kết peptit.

C. Dung dịch amino axit phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH có pH = 7.

D. Hợp chất +NH3CxHyCOO  tác dụng được với NaHSO4.

Câu 45:

Phát biểu nào sau đây là đúng (biết các amino axit tạo peptit là no, phân tử có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2) ?

A. Phân tử peptit mạch hở có số liên kết peptit bao giờ cũng nhiều hơn số gốc α-amino axit.

B. Phân tử peptit mạch hở tạo bởi n gốc α-amino axit có chứa (n - 1) liên kết peptit.

C. Các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành phức chất có màu tím đặc trưng.

D. Phân tử tripeptit có ba liên kết peptit.

Câu 46:

Phát biểu sai

A. Lực bazơ của anilin lớn hơn lực bazơ của amoniac.

B. Anilin có khả năng làm mất màu nước brom.

C. Dung dịch anilin trong nước không làm đổi màu quỳ tím.

D. Anilin phản ứng với axit HCl tạo ra muối phenylamoni clorua.

Câu 47:

Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng?

A. Dung dịch các amino axit có thể làm đổi màu quỳ tím sang đỏ hoặc sang xanh hoặc không làm đổi màu.

B. Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím sang xanh.

C. Dung dịch các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.

D. Tất cả các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím.

Câu 48:

Chọn phát biểu sai ?

A. Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm cho ra hợp chất có màu tím đặc trưng.

B. Khi thủy phân đến cùng peptit trong môi trường axit hoặc kiềm thu được  các α -amino axit.

C. Phân tử peptit mạch hở chứa n gốc -amino axit có n -1 số liên kết peptit.

D. Tetrapeptit là hợp chất có liên kết peptit mà phân tử có chứa 4 gốc α -amino axit.

Câu 49:

Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Các amino axit có số nhóm NH2 lẻ thì khối lượng phân tử là số chẵn.

B. Các dung dịch : Glyxin, Alanin, Lysin đều không làm đổi màu quỳ.

C. Amino axit đều là chất rắn kết tinh ở điều kiện thường.

D. Amino axit độc.

Câu 50:

Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây sai?

A. Protein có phản ứng màu biure.

B. Tất cảcác protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

D. Thành phần phân tử của protein luôn có nguyên tố nitơ.

Câu 51:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.

B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.

C. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.

D. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu xanh tím.