tổng hợp lý thuyết và bài tập sóng cơ cực hay có lời giải- đề 1
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, 2 nguồn kết hợp A, B cách nhau 20 cm dao động điều hòa cùng pha, cùng tần số 40 Hz. Tốc độ truyền sóng là 1,2 m/s. Xét trên đường tròn tâm A, bán kính AB, điểm nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại, cách đường trung trực AB một khoảng ngắn nhất bằng bao nhiêu ?
A. 27,75 mm
B. 26,1 mm
C. 19,76 mm
D. 32,4 mm
Hai nguồn sóng AB cách nhau 1m dao động cùng pha với bước sóng 0,5m, I là trung điểm của AB. P là điểm nằm trên đường trung trực của AB cách I 100 m. Gọi d là đường thẳng qua P và song song với AB. Tìm M thuộc d và gần P nhất dao động với biên độ cực đại ( Tìm khoảng cách MP)
A. 65,7
B. 57,7
C. 75,7
D. 47,7
Trên mặt chất lỏng tại hai điểm A, B cách nhau 17 cm có hai nguồn kết hợp, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình: uA = uB = 2cos(50πt) cm (t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1,0 m/s. Trên đường thẳng Ax vuông góc với AB, phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực tiểu. Khoảng cách MA nhỏ nhất bằng
A. 2,25 cm
B. 1,5 cm
C. 3,32 cm
D. 1,08 cm
Hai nguồn kết hợp A, B dao động theo phương vuông góc với mặt nước với phương trình u = Acos(200πt) (mm). Xét về một phía đường trung trực của AB ta thấy vân bậc k đi qua điểm M có MA-MB = 12 mm và vân bậc k+3 (cùng loại với vân bậc k) đi qua điểm N có NA - NB = 36 mm. Tốc độ truyền sóng là
A. 4 m/s
B. 0,4 m/s.
C. 0,8 m/s
D. 8 m/s
Ở mặt nước có hai nguồn sóng A,B dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có phương trình u = acosωt, cách nhau 20 cm với bước sóng 5 cm. I là trung điểm AB. P là điểm nằm trên đường trung trực của AB cách I một đoạn 5 cm. Gọi (d) là đường thẳng qua P và song song với AB. Điểm M thuộc (d ) và gần P nhất, dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách MP là
A. 2,5 cm
B. 2,81 cm
C. 3 cm.
D. 3,81 cm
Trong thí nghiệm giao thoa với hai nguồn phát sóng giống nhau tại trên mặt nước. Khoảng cách hai nguồn là = 8 cm. Hai sóng truyền đi có bước sóng λ = 2 cm. Trên đường thẳng xx’ song song với , cách một khoảng 2 cm, khoảng cách ngắn nhất giữa giao điểm C của xx’ với đường trung trực đến giao điểm M của xx’ với đường cực tiểu là:
A. 1 cm
B. 0,64 cm
C. 0,56 cm
D. 0,5 cm
Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 20 cm dao động điều hòa cùng pha, cùng tần số f = 40 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,2 m/s. Xét trên đường tròn tâm A, bán kính AB, điểm nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách xa đường trung trực của AB nhất một khoảng bằng bao nhiêu ?
A. 26,1 cm
B. 9,1 cm
C. 9,9 cm
D. 19,4 cm
Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau một khoảng 16 cm có hai nguồn sóng kết hợp dao động điều hòa với cùng tần số, cùng pha nhau. Điểm M nằm trên mặt nước và nằm trên đường trung trực của AB cách trung điểm I của AB một khoảng nhỏ nhất bằng cm luôn dao động cùng pha với I. Điểm N nằm trên mặt nước và nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại A, cách A một khoảng nhỏ nhất bằng bao nhiêu để N dao động với biên độ cực tiểu:
A. 2,41 cm
B. 4,28 cm
C. 4,12 cm
D. 2,14 cm
Hai nguồn sóng kết hợp trên mặt chất lỏng cách nhau a = 2 m dao động điều hòa cùng pha, phát ra hai sóng có bước sóng 1 m. Điểm A trên mặt chất lỏng nằm cách một khoảng d và . Giá trị cực đại của d để tại A có được cực đại của giao thoa là.
A. 2,5 m
B. 1 m
C. 2 m
D. 1,5 m
Trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp cùng pha A và B, cách nhau khoảng AB = 20(cm) đang dao động vuông góc với mặt nước với tần số 50 Hz , tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,5 m/s .xét các điểm trên mặt nước thuộc đường tròn tâm A bán kính AB. Điểm nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách đường trung trực của AB một khoảng gần nhất là bao nhiêu ?
A. 2,125 cm
B. 2,225 cm
C. 2,775 cm
D. 1,5 cm
Một sóng ngang truyền trên một sợi dây rất dài nằm ngang. Hai điểm P, Q nằm trên dây cách nhau 5λ/4, sóng truyền theo chiều từ P đến Q. Có thể kết luận
A. khi P ở li độ cực đại thì Q có vận tốc cực đại
B. li độ của P và Q luôn trái dấu
C. khi P có vận tốc cực đại thì Q có li độ cực đại
D. khi P có thế năng cực đại thì Q có động năng cực tiểu
Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau 1 đoạn a = 30 cm dao động điều hòa theo phương thẳng đứng cùng pha, cùng tần số f = 40 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,2 m/s. Xét các điểm thuộc đường tròn tâm bán kính Điểm nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách đường trung trực một khoảng ngắn nhất là :
A. 2,85 cm
B. 3.246 cm
C. 3,15 cm
D. 3.225 cm
Một sợi dây đàn hồi dài 0,7 m có một đầu tự do , đầu kia nối với một nhánh âm thoa rung với tần số 80 Hz. Vận tốc truyền sóng trên dây là 32 m/s. trên dây có sóng dừng.Tính số bó sóng nguyên hình thành trên dây:
A. 6
B. 3
C. 5
D. 4
Một dây AB dài 90 cm có đầu B thả tự do. Tạo ở đầu A một dao động điều hòa ngang có tần số 100 Hz ta có sóng dừng, trên dây có 4 múi nguyên. Vận tốc truyền sóng trên dây có giá trị bao nhiêu?
A. 40 m/s
B. 20 m/s
C. 30 m/s
D. 60 m/s
Đầu một lò xo gắn vào một âm thoa dao động với tần số 240 (Hz). Trên lò xo xuất hiện một hệ thống sóng dừng, khoảng cách từ nút thứ 1 đến nút thứ 4 là 30 (cm). Tính vận tốc truyền sóng:
A. 12 (m/s)
B. 24 (m/s)
C. 36 (m/s)
D. 48 (m/s)
Một sợi dây đàn hồi dài 1 m được treo lơ lửng lên một cần rung. Cần có thể rung theo phương ngang với tần số thay đổi được từ 100 Hz đến 120 Hz. Vận tốc truyền sóng trên dây là 8 m/s. Trong quá trình thay đổi tần số rung của cần, có thể tạo ra được bao nhiêu lần sóng dừng trên dây với số bụng khác nhau?
A. 7
B. 4
C. 5
D. 6.
tại 2 điểm A và B gần nhau trên mặt chất lỏng có nguồn phát sóng theo phương thẳng đứng với các phương trình lần lượt là = a cos(ωt) và = a cos(ωt + ). Điểm M trên mặt chất lỏng cách A và B những đoạn tương ứng là sẽ dao động với biên đọ cực đại nếu:
A.
B.
C.
D.
Phát biểu nào sau đây về hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng với hai nguồn không cùng pha là không đúng?
A. Đường trung trực của đoạn thẳng nối hai nguồn sóng là một vân cực đại
B. Số vân cực đại trên mặt chất lỏng có giao thoa chưa chắc là một số lẻ.
C. Trên mặt chất lỏng tồn tại các điểm hầu như không dao động.
D. Trên mặt chất lỏng tồn tại các điểm dao động với biên độ cực đại.
Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự giao thoa sóng?
A. Giao thoa là sự tổng hợp của hai hay nhiều sóng trong không gian.
B. Điều kiện để có giao thoa là các sóng phải là các sóng kết hợp nghĩa là chúng phải có cùng phương truyền sóng, cùng tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian
C. Quỹ tích những điểm có biên độ cực đại là một hyperbole
D. Tại những điểm mặt nước không dao động, hiệu đường đi của hai sóng bằng một số nguyên lần của bước sóng
Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động:
A. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian
B. cùng tần số, cùng biên độ
C. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ
D. cùng tần số, cùng phương
Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước của hai nguồn sóng A và B cùng tần số nhưng ngược pha, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu?
A. bằng hai lần bước sóng
B. bằng một bước sóng
C. bằng một nửa bước sóng
D. bằng một phần tư bước sóng
Hiện tượng giao thoa là hiện tượng:
A. tổng hợp của hai dao động
B. tạo thành các gợn lồi, lõm
C. hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm chúng luôn tăng cường nhau, có những điểm chúng luôn luôn triệt tiêu nhau
D. giao nhau của hai sóng tại một điểm của môi trường
Hai nguồn sóng cơ học kết hợp, có phương trình sóng lần lượt là = 5cos(40πt) (mm) và u= 4cos(40πt – π) (mm), khi sóng của hai nguồn gặp nhau tạo ra hiện tượng giao thoa sóng. Coi rằng khi truyền đi biên độ sóng không thay đổi. Tại những điểm cách đều hai nguồn sóng, có biên độ sóng:
A. bằng không
B. bằng 1mm
C. bằng 9mm
D. bằng 2mm
Tại hai điểm A và B khá gần nhau trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng theo phương thẳng đứng với các phương trinh lần lượt là = a cos(ωt) cm và = a cos(ωt + π) cm. Điểm M trên mặt chất lỏng cách A và B những đoạn tương ứng là sẽ dao động với biên độ cực tiểu, nếu:
A.
B.
C.
D.
Trên mặt một chất lỏng có hai nguồn kết hợp cùng pha có biên độ A và 2A dao động vuông góc với mặt thoáng chất lỏng. Nếu cho rằng sóng truyền đi với biên độ không thay đổi thì tại một điểm cách hai nguồn những khoảng = 12,75 λ và = 7,25 λ sẽ có biên độ là bao nhiêu ?
A.
B.
C.
D.
Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp A, B cùng tần số, ngược pha nhau thì các điểm trên đường trung trực của AB sẽ có biên độ dao động tổng hợp :
A. cực tiểu vì hai sóng tới cùng pha nhau.
B. cực đại vì hai sóng tới cùng pha nhau.
C. cực đại vì hai sóng tới ngược pha nhau.
D. cực tiểu vì hai sóng tới ngược pha nhau.
Hai nguồn sóng âm cùng tần số, cùng biên độ và cùng pha đặt tại . Cho rằng biên độ sóng phát ra là không giảm theo khoảng cách. Tại một điểm M trên đường mà M=2 m, M=2,75 m không nghe thấy âm phát ra từ hai nguồn. Biết vận tốc truyền sóng trong không khí là 340,5 m/s, tần số bé nhất mà các nguồn phát ra là bao nhiêu:
A. 190 Hz
B. 315 Hz
C. 254 Hz
D. 227 Hz
Một ống trụ có chiều dài 1 m. Ở một đầu ống có một pit-tông để có thể điều chỉnh chiều dài cột khí trong ống. Đặt một âm thoa dao động với tần số 660 Hz ở gần đầu hở của ống. Tốc độ âm trong không khí là 330 m/s. Để có cộng hưởng âm trong ống ta phải điều chỉnh ống đến độ dài
A. 50 cm
B. 12,5 cm
C. 25 cm
D. 75 cm
Một ống rỗng dựng đứng, đầu dưới kín, đầu trên hở dài 50 cm. Tốc độ truyền sóng trong không khí là 340 m/s. Âm thoa đặt ngang miệng ống dao động với tần số không quá 400 Hz. Lúc có hiện tượng cộng hưởng âm xảy ra trong ống thì tần số dao động của âm thoa là:
A. 340 Hz
B. 170 Hz
C. 85 Hz
D. 510 Hz
Một dây đàn hồi tạo sóng dừng với ba tần số liên tiếp là 75 Hz; 125 Hz và 175 Hz. Biết dây thuộc loại hai đầu cố định hoặc có một đầu cố định, đầu kia tự do và vận tốc truyền sóng trên đây là 400 m/s. Tần số cơ bản của dây và chiều dài dây nhận giá trị nào sau đây?
A. 25 Hz; 8 m
B. 12,5 Hz; 4 m
C. 25 Hz; 4 m
D. 12,5 Hz; 8 m
Một âm thoa có tần số dao động riêng 850 Hz được đặt sát miệng một ống nghiệm hình trụ đáy kín đặt thẳng đứng cao 80 cm. Đổ dần nước vào ống nghiệm đến độ cao 30 cm thì thấy âm được khuếch đại lên rất mạnh. Biết tốc độ truyền âm trong không khí có giá trị nằm trong khoảng 300 m/s ≤ v ≤350 m/s. Hỏi khi tiếp tục đổ nước thêm vào ống thì có thêm mấy vị trí của mực nước cho âm được khuếch đại mạnh?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Cho hai loa là nguồn phát sóng âm phát âm cùng phương trình = = acosωt . Vận tốc sóng âm trong không khí là 330 (m/s). Một người đứng ở vị trí M cách 3 (m), cách 3,375 (m). Vậy tần số âm bé nhất, để ở M người đó không nghe được âm từ hai loa là bao nhiêu?
A. 420 (Hz)
B. 440 (Hz)
C. 460 (Hz)
D. 480 (Hz)
Hai loa âm thanh nhỏ giống nhau tạo ra hai nguồn âm kết hợp đặt tại cách nhau 5,25 m với là 2 điểm dao động cực đại. Chúng phát ra âm có tần số 440 Hz và vận tốc 330 m/s. Tại M người quan sát nghe được âm to nhất đầu tiên khi đi từ . Khoảng cách từ M đến là:
A. 0,25 m.
B. 0,375 m
C. 0,75 m.
D. 0,5 m.
Người ta tạo sóng dừng trong ống hình trụ AB có đầu A bịt kín đầu B hở. ống đặt trong không khí, sóng âm trong không khí có tần số f = 1 kHz, sóng dừng hình thành trong ống sao cho đầu B ta nghe thấy âm to nhất và giữa A và B có hai nút sóng. Biết vận tốc sóng âm trong không khí là 340 m/s. Chiều dài ống AB là:
A. 4,25 cm.
B. 42,5 cm
C. 85 cm.
D. 8,5 cm
Một ống thuỷ tinh bên trong có một pít tông có thể dịch chuyển được trong ống. Ở một miệng ống người ta đặt một âm thoa tạo ra một sóng âm lan truyền vào trong ống với tốc độ 340 m/s, trong ống xuất hiện sóng dừng và nghe được âm ở miệng ống là rõ nhất. Người ta dịch chuyển pít tông đi một đoạn 40 cm thì ta lại nghe được âm rõ nhất lần thứ hai. Tần số của âm thoa có giá trị là:
A. 212,5 Hz
B. 850 Hz
C. 272 Hz
D. 425 Hz
Một âm loa phát ra từ miệng ống hình trụ nhỏ đặt thẳng đứng có hai đầu hở, nhúng ống vào bình nước sau đó cho mực nước trong bình dâng cao dần. Người ta nhận thấy khi mức nước dâng lên độ cao nhất có thể thì nghe được âm trong ống là to nhất, khi đó mức nước cách miệng ống 10 cm. Biết vận tốc truyền sóng trong không khí là 340 m/s. Tần số âm cơ bản mà âm loa phát ra là:
A. 850 Hz
B. 840 Hz
C. 900 Hz
D. 1000 Hz
Một nguồn âm được đặt ở miệng một ống hình trụ thẳng đứng chứa đầy nước, mốc tính chiều sâu nước bằng 0 ở miệng ống. Hạ dần mực nước thì thấy khi chiều sâu của nước trong ống nhận các giá trị thì nghe được âm to nhất. Ta có tỉ số
A.
B.
C.
D.
Để đo tốc độ truyền âm trong không khí, người ta sử dụng một ống thủy tinh hình trụ đặt thẳng đứng, đầu trên hở. Rót nước vào trong ống để mực nước ổn định sao cho khi đưa một âm thoa lại gần miệng ống và kích thích âm thoa dao động với tần số bằng 1140 Hz thì ống phát ra âm thanh to nhất. Giữ cho âm thoa tiếp tục dao động cùng tần số và dâng mực nước lên cao dần thì thấy âm thanh ống phát ra nhỏ dần đến cực tiểu, rồi lại to dần lên đến mức cực đại, khi đó mực nước dâng cao thêm 15 cm so với lúc trước. Tốc độ truyền âm trong không khí là
A. 340 m/s.
B. 345 m/s.
C. 342 m/s.
D. 336 m/s.
Hai mũi nhọn ban đầu cách nhau 8 cm gắn ở đầu một cần rung có tần số f = 100 Hz, được đặt chạm nhẹ vào mặt nước. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là v = 0,8 m/s. Gõ nhẹ cần rung cho hai điểm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình dạng u = A.cos2πft. Tìm trên đường trung trực của điểm gần nhất và dao động cùng pha với .( là điểm cách đều 2 nguồn một đoạn = 8 cm)
A. 0,94 cm
B. 0,91 cm
C. 0,3 cm
D. 0,4 cm
Hai nguồn S1, S2 kết hợp dao động cùng pha,cùng phương pha ban đầu bằng 0 cách nhau 30 cm. Biết tốc độ truyền sóng v = 6 m/s tần số f = 50 Hz. Những điểm nằm trên đường trung trực của S1S2 luôn dao động ngược pha với sóng tổng hợp tại O( O là trung điêm của S1,S2) cách O một khoảng nhỏ nhất là
A.
B.
C.
D.