Tổng hợp minh họa THPTQG 2019 Hóa Học có lời giải (Đề số 10)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Kim loại nào sau đây nóng chảy ở 3410oC?

A. Cu.

B. W.

C. Al.

D. Cr.

Câu 2:

Kim loại kiềm nào dưới đây được sử dụng làm tế bào quang điện?

A. Li.

B. Na.

C. K.

D. Cs.

Câu 3:

X là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, rất ít tan trong nước, rất bền với nhiệt và rất độc. Chất X là

A. CO.

B. N2.

C. CO2.

D. NH3.

Câu 4:

Isoamyl axetat là este có mùi thơm của chuối chín. Công thức của isoamyl axetat là

A. CH3COOCH(CH3)2.

B. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2.

C. HCOOCH2CH2CH(CH3)2.

D. CH3COOCH2CH(CH3)2.

Câu 5:

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu xanh. Chất X là

A. Fe2(SO4)3.

B. Mg(NO3)2.

C. CuCl2.

D. ZnCl2.

Câu 6:

Dung dịch glyxin (axit α-aminoaxetic) phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. HCl.

B. KNO3.

C. NaCl.

D. NaNO3.

Câu 7:

Ở điều kiện thích hợp, kim loại Al phản ứng với chất nào sau đây?

A. Na2O.

B. BaO.

C. MgO.

D. Fe2O3.

Câu 8:

Kim loại mà khi tác dụng với HCl hoặc Cl2 không cho ra cùng một muối là

A. Mg.

B. Fe.

C. Al.

D. Zn.

Câu 9:

Poli(metyl metacrylat) (PMM) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

A. CH2=CH2.

B. CH2=C(CH3)COOCH3.

C. CH2=CHCl.

D. CHCl=CHCl.

Câu 10:

Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng điện phân dung dịch muối?

A. K.

B. Al.

C. Ca.

D. Cu.

Câu 11:

Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của

A. ancol.

B. xeton.

C. amin.

D. anđehit.

Câu 12:

Manhetit là một loại quặng sắt quan trọng, nhưng hiếm có trong tự nhiên, dùng để luyện gang, thép. Thành phần chính của quặng manhetit là

A. FeCl3.

B. Fe2O3.

C. Fe3O4.

D. FeO.

Câu 13:

Cho m gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít H2 (đktc) và 2,0 gam kim loại không tan. Giá trị của m là

A. 8,5.

B. 18,0.

C. 15,0.

D. 16,0.

Câu 14:

Hòa tan hoàn toàn 11,5 gam Na vào 400 ml dung dịch HCl có nồng độ x (mol/l), thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan vừa đủ 8,1 gam bột Al, thu được dung dịch Z làm quỳ tím hóa xanh. Giá trị của x là

A. 0,5.

B. 2,0.

C. 1,0.

D. 3,5.

Câu 15:

Cho các chất sau: metylamin, alanin, metylamoni clorua, natri axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 1.

Câu 16:

Cho 5 lít dung dịch HNO3 68% (D=1,4 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư thu được m kg thuốc súng không khói (xenlulozơ trinitrat), biết hiệu suất phản ứng đạt 90%. Giá trị gần với m nhất

A. 7,5.

B. 6,5.

C. 9,5.

D. 8,5.

Câu 17:

Cho hỗn hợp hai amino axit đều chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl vào 440 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch X. Để tác dụng hết với dung dịch X cần 840 ml dung dịch NaOH 1M. Vậy khi tạo thành dung dịch X thì

A. amino axit và HCl cùng hết.

B. HCl còn dư.

C. dư amino axit.

D. cả amino axit và HCl đều dư.

Câu 18:

Cho các phát biểu về quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học:

(1) Phải tuyệt đối tuân thủ các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và hướng dẫn của thầy cô giáo.

(2) Cần trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực hiện thí nghiệm theo đúng trình tự quy định.

(3) Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người và quần áo.

(4) Sau khi làm thí nghiệm thực hành phải rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 1.

Câu 19:

Cho phản ứng sau:

X+YBaCO3+CaCO3+H2O.

Vậy X, Y lần lượt là:

A. Ba(HCO3)2 và Ca(HCO3)2.

B. Ba(OH)2 và Ca(HCO3)2.

C. Ba(OH)2 và CaCO3.

D. BaCO3 và Ca(HCO3)2.

Câu 20:

Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Hiđro hóa X, thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. glucozơ, sobitol.

B. fructozơ, sobitol.

C. saccarozơ, glucozơ.

D. glucozơ, axit gluconic.

Câu 21:

Tiến hành 3 thí nghiệm sau:

(a) Nhúng thanh kẽm (Zn) nguyên chất trong dung dịch HCl 1M.

(b) Nhúng thanh kẽm (Zn) nguyên chất trong dung dịch HCl 1M có nhỏ vài giọt CuSO4.

(c) Nhúng thanh kẽm (Zn) lẫn tạp chất bạc (Ag) trong dung dịch HCl 1M.

Tốc độ thoát khí hiđro ở các thí nghiệm (a), (b), (c) lần lượt là v1, v2, v3. Kết luận đúng về tốc độ giải phóng khí ở các thí nghiệm là:

A. v1 < v2 < v3.

B. v1 < v3 < v2.

C. v2< v1 < v3.

D. v3 < v2 < v1.

Câu 22:

X là este có vòng benzen, có công thức phân tử C8H8O2. Thủy phân X trong dung dịch NaOH, thu được muối Y và ancol Z. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 23:

Cho dãy các chất: CrO3, FeO, Fe, Cr(OH)3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 4.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 24:

Trong số các loại tơ sau: tơ lapsan, tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ enang. Có bao nhiêu polime thuộc loại tơ nhân tạo?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4 .

Câu 25:

Hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Ca và CaO. Hòa tan 10,72 gam X vào dung dịch HCl vừa đủ, thu được 3,248 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Trong Y có 12,35 gam MgCl2 và m gam CaCl2. Giá trị m là

A. 33,3.

B. 15,54.

C. 13,32.

D. 19,98.

Câu 26:

Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp X gồm ba triglixerit cần vừa đủ 4,77 mol O2, thu được 3,14 mol H2O. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 78,9 gam X (xúc tác Ni, to), thu được hỗn hợp Y. Đun nóng Y với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là

A. 86,10.

B. 57,40.

C. 83,82.

D. 57,16.

Câu 27:

Cho sơ đồ phản ứng:

C6H12O6XYT+CH2COOHC6H10O4 

Nhận xét nào về các chất X,Y và T trong sơ đồ trên là đúng ?

A. Chất X không tan trong H2O.

B. Nhiệt độ sôi của T nhỏ hơn nhiệt độ sôi của X.

C. Chất Y phản ứng được với KHCO3 tạo khí CO2.

D. Chất T phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.

Câu 28:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho PbS vào dung dịch HCl (loãng).

(b) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc).

(c) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3.

(d)  Nhỏ dung dịch HCl đặc vào dung dịch KMnO4.

(e) Nung Na2CO3 (rắn) ở nhiệt độ cao.

(g) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.

Số thí nghiệm sinh ra chất khí là

A. 5.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 29:

Cho các phát biểu sau:

(a) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2, thu được dung dịch chứa NaOH.

(b) Nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

(c) Để điều chế Mg, Al người ta dùng khí H2 hoặc CO để khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao.

(d) Công thức hóa học của thạch cao nung là CaSO4.2H2O.

(e) Dùng bình cứu hỏa để dập tắt đám cháy có mặt Mg.

Số phát biểu đúng là

A. 3.

B. 2.

C. 5.

D. 4.

Câu 30:

Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam một hiđrocacbon X mạch hở (là chất khí ở điều kiện thường), rồi đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2. Sau các phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa và phần dung dịch giảm 7,6 gam. Biết 1 mol X tác dụng tối đa với 3 mol Br2 trong dung dịch. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là?

A. 2.

B. 4.

C. 8.

D. 6.

Câu 31:

Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch có chứa a mol Na2CO3 và b mol NaHCO3. Số mol khí CO2 thu được phụ thuộc vào số mol HCl được biểu diễn trên đồ thị sau (coi khí CO2 không tan trong nước):

Giá trị của x là

A. 0,350.

B. 0,250.

C. 0,375.

D. 0,325.

Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

(a) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.

(b) Trong tự nhiên, glucozơ có nhiều trong quả chín, đặc biệt có nhiều trong nho chín.

(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.

(d) Polime có nhiều ứng dụng như làm các vật liệu polime phục vụ cho sản xuất và đời sống: Chất dẻo, tơ sợi, cao su, keo dán.

(e) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.

(g) Các amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-aminaxit) là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 33:

Điện phân 225 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 4,02A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 18,9 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 21,75 gam rắn T và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Phát biểu nào sau đây sai?

A. Chất rắn T thu được chứa 2 kim loại.

B. Do Y có chứa HNO3 nên dung dịch sau điện phân có pH<7.

C. Trước khi cho sắt vào, nước ở catot chưa bị điện phân.

D. Quá trình điện phân được tiến hành trong 5600 giây.

Câu 34:

Hỗn hợp T gồm ba este X, Y, Z mạch hở (MX < MY < MZ). Cho 48,28 gam T tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,47 mol NaOH, thu được một muối duy nhất của axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp Q gồm các ancol no, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn Q, thu được 13,44 lít khí CO2 và 14,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng của nguyên tố H trong Y là

A. 9,38%.

B. 8,93%.

C. 6,52%.

D. 7,55%.

Câu 35:

Hòa tan 21,5 gam hỗn hợp X gồm Ba, Mg, BaO, MgO, BaCO3 và MgCO3 bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y và 2,24 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 11,5. Cho toàn bộ dung dịch Y tác dụng với một lượng dung dịch Na2SO4 vừa đủ, thu được m gam kết tủa và dung dịch T.  Cô cạn dung dịch T rồi tiến hành điện phân nóng chảy, thu được 4,928 lít khí (đktc) ở anot. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 27,96.

B. 23,30.

C. 20,97.

D. 25,63.

Câu 36:

Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.

Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC.

Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.

B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để lớp este tạo thành nổi lên trên.

C. Ở bước 2, thấy có hơi mùi thơm bay ra.

D. Sau bước 2, trong ống nghiệm không còn C2H5OH và CH3COOH.

Câu 37:

Hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Hòa tan X, Y trong dung dịch HCl loãng, dư, thu được V1 lít khí.

Thí nghiệm 2: Hòa tan X, Y trong dung dịch NaNO3 loãng, dư, thu được V2 lít khí.

Thí nghiệm 3: Hòa tan X, Y trong dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được V3 lít khí.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; V2 < V1 = V3; các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. FeCO3, NaHSO4.

B. FeCO3, NaHCO3.

C. FeCl2, NaHCO3.

D. CaCO3, NaHSO4.

Câu 38:

Cho c cht hữu cơ mạch hở: X là axit không no có hai liên kết π trong phân tử, Y là axit no đơn chc, Z là ancol no hai chc, T là este ca X, Y với Z. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm X và T, thu được 0,1 mol CO2 và 0,07 mol H2O. Cho 6,9 gam M phn ứng va đủ với dung dịch NaOH, cô cn dung dch sau phn ứng thu được hỗn hợp muối khan E. Đốt cháy hoàn toàn E, thu được Na2CO3; 0,195 mol CO2 và 0,135 mol H2O. Phn trăm khối lượng ca T trong M có giá trị gn nhất với giá trị nào sau đây?

A. 68,7.

B. 68,1.

C. 52,3.

D. 51,3.

Câu 39:

Hòa tan hết 14,8 gam hỗn hợp Fe và Cu vào 126 gam dung dịch HNO3 48%, thu được dung dịch X (không chứa muối amoni). Cho X phản ứng với 400 ml dung NaOH 1M và KOH 0,5M, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp 20 gam Fe2O3 và CuO. Cô cạn Z, thu được hỗn hợp chất rắn khan T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 42,86 gam hỗn hợp chất rắn W. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3  trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 7,6.

B. 7,9.

C. 8,2.

D. 6,9.

Câu 40:

Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 2 khí (đều làm xanh quỳ tím tẩm nước cất). Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m có thể là

A. 11,8.

B. 12,5.

C. 14,7.

D. 10,6.