Tổng hợp minh họa THPTQG 2019 Hóa Học có lời giải (Đề số 6)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Kim loại nào sau đây dùng làm đồ trang sức và bảo vệ sức khỏe?
A. Cu.
B. Ag.
C. Au.
D. Fe.
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Ag.
B. Ca.
C. Zn.
D. Na.
Chất X dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh, làm bột mài. Chất X là
A. kim cương.
B. lưu huỳnh.
C. than hoạt tính.
D. crom.
Etyl butirat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl butirat là
A. CH3(CH2)2COOC2H5.
B. (CH3)2CHCOOC2H5.
C. C2H5COOCH3.
D. CH3(CH2)2COOCH3.
Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo kết tủa màu trắng là
A. Na2CO3.
B. NaOH.
C. NaCl.
D. BaCl2.
Dung dịch Ala-Gly phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaOH.
B. NaNO3.
C. KCl.
D. Cu(OH)2.
Kim loại có số oxi hóa +3 duy nhất là
A. Al.
B. Fe.
C. Ca.
D. Na.
Hợp chất sắt(II) nitrat có công thức là
A. Fe(NO3)2.
B. FeSO4.
C. Fe2O3.
D. Fe2(SO4)3.
Tơ nilon-7 được điều chế từ phản ứng trùng ngưng chất nào sau đây?
A. H2N-[CH2]5-COOH.
B. H2N-[CH2]6-COOH.
C. CH2=CHCN.
D. H2NCH2COOH.
Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây?
A. Al2O3.
B. MgO.
C. CaO.
D. CuO.
Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?
A. Saccarozơ.
B. Xenlulozơ.
C. Tinh bột.
D. Glucozơ.
Thành phần chính của muối ăn là natri clorua. Công thức của natri clorua là
A. NaCl.
B. NaNO3.
C. Na2CO3.
D. NaHCO3.
Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
A. 3,84.
B. 2,32.
C. 1,68.
D. 0,64.
Cho 200 ml dung dịch gồm KOH 1M và NaOH 0,75M vào 100 ml dung dịch AlCl3 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,90.
B. 11,70.
C. 7,80.
D. 5,85.
Cho các chất: axit glutamic, alanin, lysin, etylamin. Số chất làm quỳ tím đổi màu là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Người ta dùng glucozơ để tráng ruột phích. Trung bình cần dùng 0,75 gam glucozơ cho một ruột phích. Tính khối lượng Ag có trong ruột phích biết hiệu suất phản ứng là 80%.
A. 0,36.
B. 0,72.
C. 0,9.
D. 0,45.
Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức thì sản phẩm thu được có tỉ lệ mol . Công thức phân tử của amin là
A. C4H11N.
B. C4H9N.
C. C3H9N.
D. C3H7N.
Chỉ ra thao tác sai khi sử dụng đèn cồn (được mô tả như hình vẽ) trong phòng thí nghiệm:
A. Châm lửa đèn cồn bằng băng giấy dài.
B. Tắt đèn cồn bằng cách dùng nắp đậy lại.
C. Rót cồn vào đèn đến gần ngấn cổ thì dừng lại, không rót quá đầy.
D. Tắt đèn cồn bằng cách dùng miệng thổi.
Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là
A. NaOH + Ba(HCO3)2.
B. Ca(OH)2 + Ba(HCO3)2.
C. NaHCO3 + NaOH.
D. Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2.
Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Oxi hóa X bằng dung dịch AgNO3/NH3, thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. glucozơ, sobitol.
B. glucozơ, amoni gluconat.
C. saccarozơ, glucozơ.
D. glucozơ, axit gluconic.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Đốt bột Al trong khí O2.
(2) Cho lá kim loại Al nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng, nguội.
(3) Đốt dây kim loại Mg nguyên chất trong khí Cl2.
(4) Cho lá hợp kim Fe-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.
Số thí nghiệm mà kim loại bị ăn mòn hoá học là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
X là este mạch hở có công thức phân tử C4H6O2, X có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Cho các chất sau: CrO3, Fe, Cr2O3, Cr. Số chất tan được trong dung dịch HCl loãng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Cho các polime sau: polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6, amilopectin, nilon-6, amilozơ. Số polime thiên nhiên là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Dung dịch X chứa 0,6 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Thêm rất từ từ dung dịch chứa 0,8 mol HCl vào dung dịch X, thu được dung dịch Y và V lít khí CO2 (đktc). Thêm vào dung dịch Y nước vôi trong dư thấy tạo thành m gam kết tủa. Thể tích khí CO2 và khối lượng kết tủa là
A. 11,2 lít CO2; 40 gam CaCO3.
B. 11,2 lít CO2; 90 gam CaCO3.
C. 16,8 lít CO2; 60 gam CaCO3.
D. 11,2 lít CO2; 60 gam CaCO3.
Đốt cháy hoàn toàn m gam một este X (có công thức ), thu được V lít CO2 (đkc) và x gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m với V, x là
A.
B.
C.
D.
Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất T không có đồng phân hình học.
B. Chất X phản ứng với H2 (Ni, to) theo tỉ lệ mol 1 : 3.
C. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2.
D. Chất Z làm mất màu nước brom.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân AgNO3.
(b) Nung FeS2 trong không khí.
(c) Dẫn khí CO (dư) qua bột MgO nóng.
(e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
(g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư).
(h) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Cho các phát biểu sau:
(a) Hợp kim Na - K có nhiệt độ nóng chảy thấp, 70oC.
(b) NaOH là chất rắn, màu trắng, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa ra một lượng nhiệt lớn.
(c) Al(OH)3, NaHCO3, Al2O3 là các chất có tính chất lưỡng tính.
(d) Có thể điều chế kim loại nhôm bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua của nó.
(e) Kim loại xesi dùng làm tế bào quang điện;
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Đốt cháy hiđrocacbon A, thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 2 : 1. Lấy 1,95 gam A tác dụng với AgNO3/NH3 dư thấy xuất hiện 7,3 gam kết tủa. CTPT của A là
A. C2H2.
B. C8H8.
C. C6H6
D. C4H4.
Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch chứa x mol H2SO4, y mol Al2(SO4)3. Khối lượng kết tủa (m gam) phụ thuộc vào thể tích dung dịch Ba(OH)2 (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị của x, y lần lượt là:
A. 0,1 và 0,12.
B. 0,2 và 0,1.
C. 0,1 và 0,24.
D. 0,2 và 0,18.
Cho các phát biểu sau:
(a) Một số este có mùi thơm, không độc, được dùng làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm, mĩ phẩm,...
(b) Gạo nếp chứa nhiều amilopectin hơn gạo tẻ.
(c) Dung dịch các amino axit có thể làm đổi màu quỳ tím sang đỏ hoặc sang xanh hoặc không làm đổi màu.
(d) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do sự đông tụ của protein do nhiệt độ.
(e) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
(g) Một số polime như xenlulozơ, poli(haxametylen ađipamit), poliacrilonitrin được dùng làm tơ.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,2 mol Cu(NO3)2, cường độ dòng điện 2,68A, trong thời gian t (giờ), thu được dung dịch X. Cho 14,4 gam bột Fe vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 13,5 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của t là
A. 0,60.
B. 1,00.
C. 0,25.
D. 1,20.
Xà phòng hoá hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 28 gam dung dịch KOH 28%. Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 25,68 gam chất lỏng X và chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và K2CO3, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 18,34 gam. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 13,888 lít khí H2 (đktc). Giá trị m gần nhất với
A. 11.
B. 12.
C. 10.
D. 14.
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba và BaO (oxi chiếm 8,75% về khối lượng) vào nước, thu được 400 ml dung dịch Y và 1,568 lít H2 (đktc). Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,15M, thu được 400 ml dung dịch có pH = 13. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 12.
B. 14.
C. 15.
D. 13.
Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau đây: Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2 - 2,5 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi. Bước 3: Sau 8 - 10 phút, rót thêm vào hỗi hợp 4 - 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở bước 2, xảy ra phản ứng thủy phân chất béo, tạo thành glixerol và muối natri của axit béo.
B. Sau bước 3, glixrol sẽ tách lớp nổi lên trên.
C. Sau bước 3, thấy có một lớp dày đóng bánh màu trắng nổi lên trên, lớp này là muối của axit béo hay còn gọi là xà phòng.
D. Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là làm kết tinh muối của axit béo, đó là do muối của axit béo khó tan trong NaCl bão hòa.
Hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Hòa tan X, Y trong dung dịch HCl loãng, dư, thu được V1 lít khí.
Thí nghiệm 2: Hòa tan X, Y trong dung dịch NaNO3 loãng, dư, thu được V2 lít khí.
Thí nghiệm 3: Hòa tan X, Y trong dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được V3 lít khí.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất; V2 < V1 < V3. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. FeCO3, NaHSO4.
B. FeCO3, NaHCO3.
C. FeCl2, NaHCO3.
D. CaCO3, NaHSO4.
Hỗn hợp X chứa một axit đơn chức và một este hai chức (đều no, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 18,76 gam X bằng lượng O2 vừa đủ, sản phẩm cháy thu được có tổng số mol CO2 và H2O là 1,04 mol. Biết rằng phần trăm khối lượng của oxi có trong X là 58,00%. Phần trăm khối lượng của axit trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 25.
B. 28.
C. 45.
D. 50.
Hòa tan hết m gam hỗn hợp M chứa Mg, MgCO3 và FeCO3 trong dung dịch HCl loãng dư, thu được hỗn hợp khí X và dung dịch chứa các chất tan có cùng nồng độ mol. Mặt khác, m gam hỗn hợp trên phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 1,02 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có tỉ khối so với H2 bằng 22. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được (2m + 17,8) gam muối khan. Giá trị m là
A. 54,0.
B. 40,5.
C. 27,0.
D. 39,15.
Hỗn hợp X gồm hai chất: Y (C2H8N2O3) và Z (C2H8N2O4). Trong đó, Y là muối của amin, Z là muối của axit đa chức. Cho 29,4 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,4 mol khí và m gam muối. Giá trị của m là
A. 28,60.
B. 30,40.
C. 26,15.
D. 20,10.